K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tú Uyên: Thư sinh mồ côi cha mẹ, chuyên tâm đọc sách. Chàng vốn không tin vào thần tiên nhưng kể từ khi gặp Giáng Kiều chàng ngày đêm ôm mộng, mong nhớ.

- Giáng Kiều: Tiên nữ xinh đẹp, có tấm lòng bao dung.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người ngồi đợi trước hiên nhà, người đọc đã cảm nhận được bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách. Hoàn cảnh xa cách gây ra cho con người nhiều khó khăn thử thách, làm con người phải chịu nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên qua đó, ta thấy được vẻ đẹp chung thủy, son sắt của con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.

- Khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lí tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lí tưởng của bản thân.

- Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Bích Câu kì ngộ (Cuộc gặp gỡ kì lạ ở Bích Câu) là truyện thơ Nôm, viết theo thể thơ lục bát, gồm 678 câu. Đây là câu chuyện tình yêu giữa Tú Uyên và Giáng Kiều. Tú Uyên là một thư sinh nghèo, cha mẹ mất sớm. Nhờ chăm lo việc học hành, chàng trở thành một văn nhân nổi tiếng ở đất Thăng Long. Nhân ngày xuân, đi chơi hội chùa Ngọc Hồ, Tú Uyên gặp một tiểu thư xinh đẹp, nhưng chưa kịp làm quen thì nàng đã đi mất. Về nhà, chàng tương tư người đẹp rồi sinh bệnh. Theo lời dặn của một vị thần nhân trong mộng, Tú Uyên ra Cầu Đông, đợi từ sáng đến tối thì thấy một người bán bức tranh tố nữ có hình dạng giống hệt người thiếu nữ đã gặp trong hội chùa. Chàng mua bức tranh, treo ở thư phòng, sớm khuya cùng người trong tranh tâm sự. Một hôm, Tú Uyên bận việc học nên về muộn. Về đến nhà, thấy có một mâm cơm thịnh soạn bày sẵn, chàng lấy làm lạ nhưng vẫn ngồi vào ăn. Hôm sau, chàng giả vờ đến nơi học nhưng quay về nhà, nấp vào một chỗ quan sát. Điều kì lạ xảy đến: một thiếu nữ trong tranh bước ra, lo việc nhà cửa, cơm nước. Càng lạ lùng hơn, thiếu nữ đó lại chính là người con gái chàng đã gặp hôm đi chơi hội. Tú Uyên mừng rỡ, bước ra chào hỏi. Người thiếu nữ cho biết tên là Giáng Kiều, vốn người cõi tiên, vì có tiền duyên với chàng nên xuống hạ giới để kết duyên. Giáng Kiều còn hóa phép ra lâu đài nguy nga với kẻ hầu người hạ. Hôn lễ Tú Uyên – Giáng Kiều được tổ chức rất linh đình, có cả các bạn tiên xuống dự. Cuộc sống đang hạnh phúc thì Tú Uyên rơi vào cảnh rượu chè. Giáng Kiều khuyên can nhưng không được, nàng bèn bỏ đi. Tỉnh rượu, Tú Uyên hết sức đau khổ và hối hận. Tuyệt vọng, chàng định tìm đến cái chết. Giáng Kiều quay về tha lỗi cho chồng. Tình nghĩa hai người mặn nồng hơn xưa và họ sinh được một con trai đặt tên là Trần Nhi. Nghe lời Giáng Kiều khuyên, Tú Uyên học phép tu tiên và hai vợ chồng cùng bay về cõi tiên. Ít lâu sau, Trần Nhi cũng cưỡi cá kình theo cha mẹ về tiên giới.

0
26 tháng 8 2023

tham khảo

+ "Lần trăng ngơ ngẩn ra về": Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái.

+ "Nỗi nàng canh cánh nào quên": Trong đầu chàng trai toàn làn hình bóng lần gặp đầu tiên với cô gái. 

+ "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": Vừa đánh đàn tranh vừa nhớ đến cô gái.

+ "Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Đan-kô là một người đẹp trai, mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh cố gắng tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tăm tối. Mặc kệ sự phản bội của đám người anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Dù rằng, sâu trong anh vẫn có sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ.

=> Dù bị những người mình dẫn dắt trách móc, mắng nhiếc tệ bạc nhưng người anh hùng Đan-kô vẫn giàu lòng vị tha: Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người

 

Hành động của Đan-kô thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của anh: 

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ Đan-kô “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”

Sự đánh đổi của anh cuối cùng dẫn dắt đoàn người vượt qua khu rừng tăm tối:

+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết 

=> Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Thái độ: Hy vọng tình cảm này sẽ duy trì và phát triển.

- Tình cảm: Sự thương mến, ái mộ thủy chung son sắt.

25 tháng 12 2017

Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc kết hợp từ ngữ

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối

b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

- Lựa chọn từ ngữ

- Sắp xếp từ ngữ

3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả...
Đọc tiếp

3. Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết hoặc ngôn ngữ nói thể hiện ở lời của người kể và của các nhân vật trong đoạn văn sau.

Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hẳn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết... (Nam Cao)

1
31 tháng 8 2023

Giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa ngôn ngữ viết với các lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Nam Cao ở trong câu chuyện đó với vai trò là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo như trong đoạn trích trên. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hẳn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại để ra thân hắn cho hẳn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hẳn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Có mà trời biết! Hẳn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ...
Đọc tiếp

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện qua xung đột chính của hồi kịch. Thú nhất, đó là xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, truy lạc với nhân dân khốn khổ, lầm than. Mâu thuẫn này đã được giải quyết khi vua Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát. Thứ hai, đó là xung đột giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không được giải quyết rạch ròi, dứt khoát.

(Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Ngữ văn 11, tập một)

b. Việc Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực theo lời khuyên của Đan Thiềm là nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh xung đột bi kịch. Tuy nhiên, đây không phải là xung đột thông thường mà là xung đột vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính nhân loại.

(Phạm Vĩnh Cư, Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Các phương tiện/ yêu tố

Đoạn trích a

Đoạn trích b

Phương tiện thể hiện

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Chữ viết, hệ thống dấu câu, các kí hiệu văn tự.

Từ ngữ

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (mâu thuẫn cơ bản, xung đột chính, Lê Tương Dực,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Sử dụng từ ngữ chọn lọc, liên quan đến thể loại bi kịch và nội dung vở kịch Vũ Như Tô (xung đột bi kịch, tính lịch sử, tính nhân loại, Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô,…); không sử dụng từ ngữ và từ ngữ địa phương.

Câu

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Thứ nhất, đó là….lầm than.

Sử dụng câu dài nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ. Ví dụ: Tuy nhiên, đây không phải là….nhân loại.