K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2023

giúp lẹ với mọi người ơi

31 tháng 10 2023

 

Bài tham khảo:

Một ngày đẹp trời, tôi cùng gia đình quyết định thực hiện một chuyến thăm quan đến Đền Tiên La ở Thái Bình. Đây là một điểm đến lịch sử với những giá trị văn hóa đặc biệt, nơi mà chúng ta có thể khám phá và tìm hiểu về quá khứ huy hoàng của đất nước.

Đến Đền Tiên La, tôi không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp tráng lệ và tinh tế của kiến trúc cổ kính. Đền được xây dựng từ thời kỳ Tiên Lãng, một thời kỳ lịch sử quan trọng của đất nước. Các công trình kiến trúc ở đây được xây dựng với sự tinh tế và sự chăm chỉ của những người thợ xây dựng thời đó. Từ cổng chào đón đến các ngôi đền và đình, mọi thứ đều mang đậm dấu ấn của nền văn hóa truyền thống. Điểm đặc biệt của Đền Tiên La chính là sự kết hợp giữa kiến trúc và thiên nhiên. Đền được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ, tạo nên một khung cảnh hài hòa và thanh bình. Từ đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn toàn cảnh của vùng đất Thái Bình, với những cánh đồng lúa bát ngát và những con sông êm đềm chảy qua. Cảm giác yên bình và thư thái tràn đầy trong lòng tôi khi đứng trên đỉnh đồi, ngắm nhìn cảnh quan tuyệt đẹp này. Ngoài việc khám phá kiến trúc và thiên nhiên, chúng tôi cũng được tìm hiểu về lịch sử và truyền thống của Đền Tiên La. Hướng dẫn viên tận tâm đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những câu chuyện và truyền thống lâu đời của đền. Chúng tôi được nghe về những vị thần và anh hùng trong lịch sử, những câu chuyện hào hùng và những giá trị văn hóa truyền thống mà Đền Tiên La mang lại.

Chuyến thăm quan Đền Tiên La ở Thái Bình đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. Tôi không chỉ được tận hưởng vẻ đẹp của kiến trúc cổ kính và thiên nhiên tuyệt vời, mà còn hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của đất nước. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời và tôi mong rằng mọi người cũng có cơ hội khám phá và tìm hiểu về Đền Tiên La ở Thái Bình.

13 tháng 3 2022

Refer

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của dân tộc Việt Nam. Ông sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm chủ đất nớc đang trong thời kỳ quá độ suy tàn, nhân dân đói kém,đất nớc loạn lạc. Khi còn nhỏ ông đợc dạy bảo đến nơi,đến chốn, lớn lên Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh,xuất sắc,thông kim bác cổ,văn võ song toàn,ông gạt bỏ mối thù riêng để vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ chiến thắng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc trớc quân Nguyên – Mông xâm lợc. Ông là ngời giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi ngời vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì Vua, vì nớc chính là tấm lòng cao thợng và lớn lao của Hưng Đạo Vương.
Ở thế kỷ 13, trong 3 lần quân Nguyên – Mông sang xâm lợc nớc ta, địa danh Tam Giang – Thổ Khối đã 2 lần chứng kiến Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn cùng Vua tôi nhà Trần lui về đây để lập hành dinh chống giặc. Đó là vào năm 1285, quân Nguyên chia làm 3 mũi tràn sang tấn công nớc ta lần thứ 2, do thế giặc quá mạnh, để đảm bảo an toàn về lực lợng, Trần Hng Đạo đã đa vua Trần Nhân Tông và Thái Thợng Hoàng Trần Thánh Tông cùng binh lính theo đờng thuỷ rút lui chiến lợc vào Thanh Hoá và chọn Thổ Khối làm hành dinh chống giặc. Sau 2 lần xâm lợc nớc ta không thành, năm 1287 Hốt Tất Liệt sai con là Thái tử Thoát Hoan đem đại quân sang xâm lợc nớc ta lần thứ 3, một lần nữa Trần Hng Đạo đã đa Vua tôi nhà Trần cùng binh lính rút lui vào Thanh Hoá và tiếp tục chọn Thổ Khối làm căn cứ phòng ngự. Ngày 10/01/1288 đợc tin Toa Đô rời Thuận Hoá vợt biển ra Bắc, Hng Đạo Vơng đã lệnh cho binh sỹ thần tốc đến Thiên Trờng chặn đánh đội quân của Toa Đô, tại đây quân ta đã thu đợc toàn thắng, tớng giặc là Toa Đô tử trận, thừa thắng quân ta tiến đến cửa Bạch Đằng và cuối cùng đã đại thắng quét sạch quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nớc ta, giành độc lập cho dân tộc.
Mùa thu ngày 20 tháng 8 âm lịch niên hiệu Hng Long năm thứ 8 (năm 1300) Hng Đạo Vơng về cõi vĩnh hằng. Để tởng nhớ ngời anh hùng của dân tộc và tỏ lòng thành kính,biết ơn đối với ông,nhân dân địa phơng đã lập đền thờ để hơng khói phụng thờ và khắc bia đá để lu truyền hậu thế.
Tơng truyền, ban đầu đền đợc làm bằng tranh, tre, nứa lá; đến năm Thành Thái thứ 2, khi thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, triều đình nhà Nguyễn đã phái Tôn Thất Thuyết ra Bắc dẹp giặc. Trên đờng đi, qua vùng đất Thổ Khối thấy có ngôi đền, TônThất Thuyết hỏi ra mới biết là đền thờ Đức Hng đạo Đại Vơng, ông vào khấn và hứa nếu đợc Đức Đại Vơng phù hộ thắng trận này sẽ về tâu với triều đình cho xây dựng, tôn tạo lại đền và quả nhiên Tôn Thất Thuyết đã thắng trận, ông trở về tâu với triều đình, Vua bèn ban sắc cho nhân dân Thanh Hoá và phủ Hà Trung xây dựng lại đền bằng gạch, mái lợp ngói, kết cấu, kiến trúc làm theo kiểu đời Trần.Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lich sử, ngôi đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy từ năm 1988 nhân dân địa phơng và khách thập phơng đã đóng góp công sức và tiền bạc để trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền. Đồng thời, năm 1996 đền thờ Trần Hng Đạo đã đợc Bộ văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá gắn với du lịch, đáp ứng nguyện vọng viếng lễ của khách thập phơng, ngày 28 tháng 10 năm 2011 UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 3573/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đầu t xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đền thờ Trần Hng Đạo xã Hà Dơng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Đây là cơ sở pháp lý để mọi nguời, mọi tổ chức đóng góp, công đức xây dựng lại đền ngày càng khang trang, bề thế,xứng đáng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; Xứng tầm hơn với con ngời và sự nghiệp của Hng Đạo Đại Vơng Trần Quốc Tuấn.
Một trong những tấm bia ở đền đã ghi lại, năm 1887 vị đại thần triều Nguyễn là Tôn Thất Tớng Công (Tức là Tôn Thất Thuyết) đã tìm đợc con dấu cổ và bức hoạ cổ đã đa về dâng tiến tại đền Trần Thổ Khối. Trớc kia đền đã tổ chức lễ khai ấn vào ngày rằm tháng giêng, nhng với nhiều lý do khác nhau lễ khai ấn bị gián đoạn không đợc duy trì thờng xuyên, cho đến những năm gần đây, lễ hội truyền thống tại đền Trần đã đợc khôi phục lại, trong đó có lễ khai ấn vào đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng giêng, tổ chức lễ hội vao ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm .
Lễ khai ấn đền Trần là một tục lệ cổ với ý nghĩa lớn lao là cầu mong thiên hạ thái bình,thịnh trị, mọi ngời đợc hởng lộc ấn của triều Trần ban phát, mong muốn bớc vào một năm mới mạnh khoẻ, lao động sản xuất hăng say, công tác và học tập tốt. Việc khai ấn không chỉ mang yếu tố tâm linh, giá trị văn hoá truyền thống mà còn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử, nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nớc nhớ nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phơng bầy tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân và ghi nhớ công lao to lớn của Vơng Trần Triều.

13 tháng 3 2022

refer

Gió mùa Đông Bắc hay còn gọi là gió bắc hay gió Đông Bắc hoặc gió mùa mùa đông là một thuật ngữ để chỉ một khối khí lạnh có nguồn gốc từ trung tâm áp cao từ Trung Á và Xibia thổi về xích đạo rồi di chuyển ngang qua khu vực Việt Nam, gây ra gió mạnh, trời trở rét và thời tiết xấu từ Tháng 11 đến Tháng 4 năm sau. Chúng được xem như loại gió chướng (tật phong) hay gió xấu, không tốt cho sức khoẻ, đây là hiện tượng thời tiết theo quan niệm của người Việt Nam tương tự như hiện tượng bạch phong mao (Zud) ở Mông Cổ.

21 tháng 2 2018
Nằm bên cạnh dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, di tích lịch sử miếu Vua Bà và cây quếch là địa danh được nhiều du khách quan tâm và tìm hiểu trong quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Bởi lẽ, di tích miếu Vua Bà gắn liền với một phụ nữ đã giúp vị tướng tài Trần Hưng Đạo đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông, mang lại nền độc lập cho đất nước. Không những thế, di tích miếu Vua Bà còn có cây quếch hơn 700 tuổi vẫn là một dấu hỏi lớn để nhiều nhà nghiên cứu lịch sử khám phá, tìm hiểu.

Di tích miếu Vua Bà và cây quếch cổ - Ảnh 1

Miếu Vua Bà nằm ngay bên đền thờ Trần Hưng Đạo, là một di tích được nhiều khách tham quan tới chiêm bái và trải nghiệm. Sau khi chiêm bái xong, du khách sẽ tham quan bến đò cổ trước cửa miếu. Thiên nhiên, cảnh vật nơi đây còn ấm áp và mang màu sắc lịch sử. Theo như tấm bia ghi ở trước cửa miếu Vua Bà, thì nơi đây xưa kia là một bến đò rừng, bên cạnh cây quếch trên bến đò có một bà bán hàng nước phục vụ khách qua sông.

Vào khoảng đầu năm Mậu Tý năm 1288, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đến bến đò này nghiên cứu địa hình, chuẩn bị thế trận tiêu diệt đạo thủy binh quân xâm lược Nguyên – Mông. Tại đây, Hưng Đạo vương đã được bà bán hàng nước thưa tỉ mỉ, chính xác lịch con nước và địa thế dòng sông, giúp bố trí trận địa cọc và chọn thời điểm quyết chiến. Chiến trận Bạch Đằng đại thắng, Hưng Đạo vương trở lại bến đò tìm bà để tạ ơn, nhưng không thấy, chỉ thấy đống mối đùn lên rất to nơi bà ngồi. Cảm kích trước tấm lòng yêu nước của bà, Hưng Đạo vương đã tâu với vua Trần phong bà làm “Vua Bà” và cho lập miếu thờ tại nơi bà bán hàng bên gốc cây quếch này. Ngày trước, miếu Vua Bà có quy mô rất nhỏ. Sau này, được xây dựng lại khang trang to đẹp hơn.

Ông Ngô Đình Dũng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin thị xã Quảng Yên, cho biết: “Miếu Vua Bà được trùng tu xây dựng lại năm 2001. Miếu quay mặt về hướng Tây, gồm bái đường và hậu cung. Phía ngoài, trước nhà bái đường có một bàn thờ bằng đá chạm rồng miệng ngậm chữ “thọ”. Trên mặt bàn thờ là một lư hương lớn bằng đá chạm khắc lưỡng long chầu nguyệt, hai bên khắc hoa văn hình sóng nước, bên cạnh có ống cắm hương lớn bằng đồng. Bái đường có diện tích khoảng 80m2, trang trí đơn giản đầu đao góc mái và đầu kìm ngậm bờ nóc, nhà gồm ba gian hai chái. Hai chái trổ cửa sổ tròn lỗ hoa, ba gian giữa có cửa thượng song hạ bản. Gian giữa bái đường có tượng Tam tòa Thánh Mẫu, đặt một bát hương cộng đồng lớn. Gian phải thờ Chầu Cô gồm ba bức tượng. Hậu cung của miếu có diện tích khoảng 30m2, trong hậu cung có một bệ thờ bằng đá cao 119cm, dài 231cm, rộng 110cm. Trên bệ thờ đặt khám thờ Vua Bà”.

Bà Nguyễn Thị Nét, người trông nom miếu Vua Bà cho biết: “Miếu Vua Bà là nơi được nhân dân đến tham quan nhiều. Đặc biệt là những ngày tháng 3 âm lịch, gắn liền với tục thờ mẫu ở Việt Nam. Cho đến nay, chưa thấy tư liệu nào ghi rõ, cụ thể bà cụ bán hàng nước năm xưa ở bến đò cổ, giúp Hưng Đạo vương dẹp giặc Nguyên - Mông tên, tuổi và nhà ở đâu? Nhưng trong tâm thức của mỗi du khách đều coi bà bán hàng nước đó là một vị thần, đã hóa thân thành một bà lão hiền từ, bán hàng nước bên bến đò, giúp quân dân đánh giặc. Sau khi mất, bà được vua Trần phong làm “Vua Bà”, chuẩn y phụng thờ”.

Năm 1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tham quan di tích lịch sử Bạch Đằng, sau đó đến miếu Vua Bà, Đại tướng có nói: “Sáng kiến của một người dân bình thường cũng có thể làm nên sự nghiệp lớn. Hưng Đạo đại vương đã chắt chiu sáng kiến của nhân dân để làm nên sự nghiệp lớn cho dân tộc”. Câu nói của Đại tướng đã khắc sâu thêm ý chí, tình đoàn kết của muôn người dân Việt trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.

Đến thăm miếu Vua Bà, du khách còn ngỡ ngàng trước khung cảnh cây quếch cổ, có tuổi đời hơn 700 năm. Trải qua bao thăng trầm của thời cuộc, cây quếch vẫn tồn tại. Cũng theo bà Nết, cây quếch cao khoảng 25m, hoa màu trắng, có quả nhưng quả không ăn được. Có thời gian cây bị mục ở giữa, một số nhà khoa học đã đến nghiên cứu và bảo vệ cây quếch này. Có thể nói, cây quếch nơi bà bán hàng nước năm xưa giúp Hưng Đạo vương đánh giặc giành thắng lợi không chỉ có ý nghĩa về lịch sử truyền thống dân tộc, mà còn có ý nghĩa cả về mặt sinh học, du lịch.

Chị Nguyễn Thị Trà My, du khách ở phường Quảng Yên chia sẻ: “Tôi đến miếu Vua Bà rất nhiều lần. Mỗi lần đến chiêm bái, vãn cảnh miếu và thăm bến đò cổ, tôi lại có một cảm giác khác nhau. Du khách nhiều nơi cũng rất thích đến đây chiêm bái”. Vua Bà là hình tượng tiêu biểu của nhân dân vùng sông nước Bạch Đằng cùng tham gia với vua và quân nhà Trần làm nên chiến thắng Bạch Đằng ngày mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), đồng thời là biểu tượng của tình đoàn kết quân dân gắn bó trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược Nguyên - Mông. Vua Bà là một minh chứng cho tư tưởng quân sự của Trần Hưng Đạo về việc lấy dân làm gốc và thế trận quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Hiện tại, miếu Vua Bà nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt. Một số năm gần đây, đã có nhiều đoàn khách nước ngoài tới tham quan. Nếu muốn du khách sẽ được thưởng thức các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật “Ba giá đồng” trong miếu. Hy vọng, trong tương lai, miếu Vua Bà sẽ là một trong những di tích lịch sử tạo điểm nhấn cho du lịch Quảng Yên, Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.

21 tháng 2 2018
ĐỀN THỜ TRẦN HƯNG ĐẠO



1. Tên di tích: Đền thờ Trần Hưng Đạo.
2. Loại công trình: Đền
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc Gia theo quyết định số 51/VH-QĐ ngày 12 tháng 01 năm 1996.

5. Địa chỉ di tích: Xã Hà Dương - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hoá.
6. Tóm lược thông tin về di tích:

Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của dân tộc Việt Nam. Ông sinh năm 1228, khi họ Trần vừa thay thế họ Lý làm chủ đất nớc đang trong thời kỳ quá độ suy tàn, nhân dân đói kém,đất nớc loạn lạc. Khi còn nhỏ ông đợc dạy bảo đến nơi,đến chốn, lớn lên Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh,xuất sắc,thông kim bác cổ,văn võ song toàn,ông gạt bỏ mối thù riêng để vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ chiến thắng trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc trớc quân Nguyên – Mông xâm lợc. Ông là ngời giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan để yên lòng dân, đoàn kết mọi ngời vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt vì Vua, vì nớc chính là tấm lòng cao thợng và lớn lao của Hưng Đạo Vương.
Ở thế kỷ 13, trong 3 lần quân Nguyên – Mông sang xâm lợc nớc ta, địa danh Tam Giang – Thổ Khối đã 2 lần chứng kiến Hng Đạo Vơng Trần Quốc Tuấn cùng Vua tôi nhà Trần lui về đây để lập hành dinh chống giặc. Đó là vào năm 1285, quân Nguyên chia làm 3 mũi tràn sang tấn công nớc ta lần thứ 2, do thế giặc quá mạnh, để đảm bảo an toàn về lực lợng, Trần Hng Đạo đã đa vua Trần Nhân Tông và Thái Thợng Hoàng Trần Thánh Tông cùng binh lính theo đờng thuỷ rút lui chiến lợc vào Thanh Hoá và chọn Thổ Khối làm hành dinh chống giặc. Sau 2 lần xâm lợc nớc ta không thành, năm 1287 Hốt Tất Liệt sai con là Thái tử Thoát Hoan đem đại quân sang xâm lợc nớc ta lần thứ 3, một lần nữa Trần Hng Đạo đã đa Vua tôi nhà Trần cùng binh lính rút lui vào Thanh Hoá và tiếp tục chọn Thổ Khối làm căn cứ phòng ngự. Ngày 10/01/1288 đợc tin Toa Đô rời Thuận Hoá vợt biển ra Bắc, Hng Đạo Vơng đã lệnh cho binh sỹ thần tốc đến Thiên Trờng chặn đánh đội quân của Toa Đô, tại đây quân ta đã thu đợc toàn thắng, tớng giặc là Toa Đô tử trận, thừa thắng quân ta tiến đến cửa Bạch Đằng và cuối cùng đã đại thắng quét sạch quân Nguyên – Mông ra khỏi bờ cõi nớc ta, giành độc lập cho dân tộc.
Mùa thu ngày 20 tháng 8 âm lịch niên hiệu Hng Long năm thứ 8 (năm 1300) Hng Đạo Vơng về cõi vĩnh hằng. Để tởng nhớ ngời anh hùng của dân tộc và tỏ lòng thành kính,biết ơn đối với ông,nhân dân địa phơng đã lập đền thờ để hơng khói phụng thờ và khắc bia đá để lu truyền hậu thế.
Tơng truyền, ban đầu đền đợc làm bằng tranh, tre, nứa lá; đến năm Thành Thái thứ 2, khi thực dân Pháp xâm lợc nớc ta, triều đình nhà Nguyễn đã phái Tôn Thất Thuyết ra Bắc dẹp giặc. Trên đờng đi, qua vùng đất Thổ Khối thấy có ngôi đền, TônThất Thuyết hỏi ra mới biết là đền thờ Đức Hng đạo Đại Vơng, ông vào khấn và hứa nếu đợc Đức Đại Vơng phù hộ thắng trận này sẽ về tâu với triều đình cho xây dựng, tôn tạo lại đền và quả nhiên Tôn Thất Thuyết đã thắng trận, ông trở về tâu với triều đình, Vua bèn ban sắc cho nhân dân Thanh Hoá và phủ Hà Trung xây dựng lại đền bằng gạch, mái lợp ngói, kết cấu, kiến trúc làm theo kiểu đời Trần.Trải qua thời gian và những biến cố thăng trầm của lich sử, ngôi đền đã bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy từ năm 1988 nhân dân địa phơng và khách thập phơng đã đóng góp công sức và tiền bạc để trùng tu, tôn tạo lại ngôi đền. Đồng thời, năm 1996 đền thờ Trần Hng Đạo đã đợc Bộ văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến nay do kinh tế xã hội ngày càng phát triển, để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá gắn với du lịch, đáp ứng nguyện vọng viếng lễ của khách thập phơng, ngày 28 tháng 10 năm 2011 UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Quyết định số 3573/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đầu t xây dựng công trình: Bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đền thờ Trần Hng Đạo xã Hà Dơng, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Đây là cơ sở pháp lý để mọi nguời, mọi tổ chức đóng góp, công đức xây dựng lại đền ngày càng khang trang, bề thế,xứng đáng là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia; Xứng tầm hơn với con ngời và sự nghiệp của Hng Đạo Đại Vơng Trần Quốc Tuấn.
Một trong những tấm bia ở đền đã ghi lại, năm 1887 vị đại thần triều Nguyễn là Tôn Thất Tớng Công (Tức là Tôn Thất Thuyết) đã tìm đợc con dấu cổ và bức hoạ cổ đã đa về dâng tiến tại đền Trần Thổ Khối. Trớc kia đền đã tổ chức lễ khai ấn vào ngày rằm tháng giêng, nhng với nhiều lý do khác nhau lễ khai ấn bị gián đoạn không đợc duy trì thờng xuyên, cho đến những năm gần đây, lễ hội truyền thống tại đền Trần đã đợc khôi phục lại, trong đó có lễ khai ấn vào đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng giêng, tổ chức lễ hội vao ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm .
Lễ khai ấn đền Trần là một tục lệ cổ với ý nghĩa lớn lao là cầu mong thiên hạ thái bình,thịnh trị, mọi ngời đợc hởng lộc ấn của triều Trần ban phát, mong muốn bớc vào một năm mới mạnh khoẻ, lao động sản xuất hăng say, công tác và học tập tốt. Việc khai ấn không chỉ mang yếu tố tâm linh, giá trị văn hoá truyền thống mà còn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử, nhân văn sâu sắc, thể hiện đạo lý uống nớc nhớ nguồn của dân tộc. Đây cũng là dịp để nhân dân và du khách thập phơng bầy tỏ lòng thành kính, tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân và ghi nhớ công lao to lớn của Vơng Trần Triều.

#Hỏi anh Google

Đền Tiên La thờ Bát Nạn Tướng Quân (tướng quân phá nạn cho dân - một nữ tướng của Hai Bà Trưng) nằm tại thôn Tiên La - xã Đoan Hùng - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình. Đến thăm đền Tiên La, du khách xuôi theo tuyến đường từ Thị xã đi Thị trấn huyện Hưng Hà khoảng 35 km là tới. Toạ lạc trên một diện tích khoảng 4000 m² trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, toà tiền tế, toà trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền. Toà điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu với các nội dung có tích kinh điển như "long - lân - quy - phượng" đan xen với "thông - trúc - cúc - mai". Toà điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối "chồng diêm cổ các". Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở toà bái đường đều làm bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo... Tất cả đều được chạm trổ công phu tạo nên cho nơi này toát lên vẻ đẹp hoàn mỹ hiếm nơi nào có được. Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí quý giá có giá trị thẩm mỹ cao có niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá. Đền Tiên La, thật xứng đáng với một ngôi đền cổ với những nét đẹp riêng có vùng quê Thái Bình. Với những giá trị lịch sử và vị trí cũng như với lối kiến trúc độc đáo, đền Tiên la chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.

Sưu tầm Google nha!!!!!!!!!!!Đoàn Lê Thanh Thúy

14 tháng 2 2019

Nằm ở vị trí trung tâm của quần thể di tích Phố Hiến, đền Trần và đền Mẫu đã có lịch sử trải qua nhiều thế kỷ, đồng hành cùng sự hưng thịnh của Phố Hiến.

Cổng Tam quan đền Trần

Ngày nay, tuy Phố Hiến không còn được sự sầm uất của một đô thị thương cảng như trước nữa song đền Trần, đền Mẫu và các di tích khác trong quần thể đã tạo được dấu ấn văn hóa,mang giá trị lịch sử to lớn và trở thành địa điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn của Phố Hiến, Hưng Yên.

Đền Trần là di tích thờ Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn, một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại. Ông là trụ cột vương triều nhà Trần, người hội tụ đủ cả tài, đức, nhân, nghĩa, trí, dũng đã có công lao to lớn trong cả 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông, góp phần tạo nên hào khí Đông A của triều đại nhà Trần.

Hưng Đạo Đại Vương đã được suy tôn là thánh nhân trong đời sống tinh thần của nhân dân qua nhiều thời đại. Tưởng nhớ công lao của Người, nhân dân nhiều địa phương trong cả nước đã lập đền thờ, trong đó có đền Trần tại Phố Hiến xưa, thành phố Hưng Yên nay. Tương truyền đền được xây dựng từ khá sớm và được đại trùng tu vào thời Nguyễn. Đến nay, cùng với việc phụng thờ tại di tích thì lễ hội hằng năm tại đền Trần đã thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Hưng Yên.

Đền Mẫu

Ngay cạnh đền Trần là đền Mẫu cổ kính ẩn mình dưới bóng ba cây cổ thụ hơn 700 năm tuổi quấn quýt soi bóng lung linh bên hồ Bán nguyệt thơ mộng. Đây là nơi thờ bà Dương Quý Phi, một hoàng hậu của nhà Tống. Đây là điểm đặc biệt của di tích này, thể hiện sự giao thoa văn hóa thú vị của các cư dân Phố Hiến cổ.

Ngôi đền cũng được khởi dựng từ rất sớm. Năm 1896 đền mẫu được trùng tu lớn và có quy mô như ngày nay. Đền Mẫu có không gian và kiến trúc đẹp được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích “kiến trúc nghệ thuật” vào năm 1990.

Ngày nay, đền Mẫu đang là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách trên cả nước. Không chỉ được chiêm bái,giãi bày những ước vọng mà mỗi khi đến đền Mẫu du khách còn được thưởng thức cảnh quan đẹp và kiến trúc cổ kính của ngôi đền, được tận mắt chiêm ngưỡng những hiện vật lịch sử quý.

Đặc biệt, mỗi dịp lễ hội đầu năm, đền Mẫu đã thu hút rất đông du khách về tìm hiểu văn hóa Phố Hiến. Quần thể Phố Hiến trở thành Di tích Quốc gia đặc biệt đã tạo điều kiện cho hai di tích phát huy tốt giá trị văn hóa, lịch sử của mình.

Nhà sử học Lê Văn Lan cho rằng : "Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, Phố Hiến xưa đã được nhận danh hiệu di tích quốc gia đặc biệt. Và để xứng đáng với nó, để tiếp tục phát triển không ngừng, Hưng Yên cần tiếp tục bồi đắp, hoàn thiện không gian kiến trúc về bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Phố Hiến, để không những phát triển về kinh tế xã hội mà còn mở ra tiềm năng lớn về văn hóa du lịch. Việc khai thác, phát huy giá trị của di tích sẽ góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của những dấu tích cổ xưa trên đất Phố Hiến."

Cùng với kiến trúc độc đáo, khung cảnh thiên nhiên hài hòa, đền Trần và Mẫu tạo được ấn tượng khá mạnh và sâu lắng trong du khách. Việc khai thác, phát huy giá trị của di tích sẽ góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của những dấu tích cổ xưa trên đất Phố Hiến.