K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2023

- Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

- Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật để tránh tụt hậu.

- Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch.

- Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước.

NG
26 tháng 10 2023

Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã để lại nhiều bài học quý báu cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và đổi mới chủ nghĩa xã hội. Bài học đầu tiên là về tính bền vững của mô hình kinh tế và chính trị. Các chế độ này thường phụ thuộc quá mức vào một nguồn tài nguyên hoặc một phạm vi hẹp của kinh tế, khiến cho họ dễ dàng bị tác động bởi biến đổi kinh tế hoặc tài chính. Việt Nam cần học hỏi cách đa dạng hóa kinh tế, tạo nền tảng cho sự bền vững và đảm bảo tính độc lập của nền kinh tế.

Bài học thứ hai liên quan đến cải cách và mở cửa kinh tế. Các chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thường thiếu sự linh hoạt trong việc cải cách và mở cửa thị trường, dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần thúc đẩy cải cách kinh tế một cách liên tục và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quá trình mở cửa thị trường.

Bài học thứ ba là về sự tham gia của người dân và sự dân chủ. Sự sụp đổ ở Đông Âu thường kết quả từ sự không đủ dân chủ và tham gia của người dân trong quyết định chính trị. Việt Nam cần tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân trong việc xây dựng chính trị và đảm bảo rằng các quyết định chính trị được đại diện và công bằng.

Cuối cùng, bài học về quản lý tài nguyên và môi trường cũng rất quan trọng. Khủng hoảng tài nguyên và môi trường có thể đặt ra những thách thức nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Việt Nam cần học cách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.

-> Sự sụp đổ của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu cung cấp cho Việt Nam những bài học quý báu về tính bền vững, cải cách kinh tế, tham gia của người dân và quản lý tài nguyên. Việt Nam cần áp dụng những bài học này để xây dựng một mô hình chủ nghĩa xã hội mạnh mẽ và bền vững cho tương lai.

4 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phát triển, mở rộng của chủ nghĩa xã hội:

+ Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945), cách mạng Trung Quốc (1949) và cách mạng Cuba (1959) đã mở rộng không gian địa lí của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Trong nhiều thập niên, hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng hậu về chính trị - quân sự và kinh tế, chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới.

- Do những sai phạm nghiêm trọng trong đường lối, chính sách và sự chống phá của các thế lực đế quốc, phản động quốc tế, chế độ xã hội chủ nghĩa đã tan rã ở các nước Đông Âu (vào cuối những năm 80) và Liên bang Xô viết (1991).

- Từ năm 1991 đến nay, các nước Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba... từng bước tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới, kiên định đi lên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác.

- Từ năm 1978, Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa và đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Những thành tựu đó đã góp phần nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã hội, đồng thời để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

26 tháng 10 2019

Đáp án A

4 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân chủ quan:

+ Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối, chính sách cải tổ.

+ Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.

+ Thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật chưa được khai thác tốt. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội. Xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện. Niềm tin vào đảng, nhà nước của các tầng lớp nhân dân suy giảm.

Nguyên nhân khách quan: sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị - xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Nguyên nhân:

- Một là, do Đảng và Nhà nước Liên Xô cũng như Đông Âu duy trì quá lâu đường lối quản lý hành chính tập trung quan liêu, bao cấp, mệnh lệnh, đóng cửa trên cả phương diện đối nội và đối ngoại, … nên không phát huy được tính năng động của nền kinh tế - xã hội, làm mất dân chủ cả trong và ngoài Đảng.
- Hai là, nội bộ chính quyền của Đảng Cộng sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều bất đồng, không thống nhất về đường lối, chủ trương và chính sách, gây nên mất đoàn kết nội bộ. Một số người lãnh đạo cấp cao còn bị dao động về lập trường tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phản bội Đảng và nhân dân.
- Ba là, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng có nhiều điểm không hợp lý, quá chủ quan, nóng vội, duy ý chí trong việc xác định vấn đề sở hữu, các bước đi, giải pháp trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Không phát triển nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ, kinh tế thị trường mà cũng không nắm bắt được và không biết áp dụng những thành tựu hiện đại của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các ngành kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu kéo dài quá lâu.
- Bốn là, những vấn đề dân tộc chậm được giải quyết hoặc chỉ được giải quyết theo lối tư duy cũ khiến cho những vấn đề này ngày càng trở nên bức xúc, dần dần trở thành một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự suy thoái và sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
- Năm là, do sức ép của việc phải chạy đua vũ trang và luôn bị chống phá bởi các âm mưu, chiến lược của các thế lực thù địch trong và ngoài nên chế độ chủ nghĩa xã hội Liên Xô và các nước Đông Âu dễ dàng bị đẩy vào tình thế nào không giải quyết hay cải cách sẽ trở nên khủng hoảng, sụp đổ.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B