K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

phân tích truyện ngắn Bố tối     yêu cầu      Thân Bài     -tóm tắt truyện     -nhận xét cốt truyện, tính huống truyện, lời kể,ngôi kể,giọng điệu....     -phân tích các nhân vật trong truyện (người bố,người con,...)     -nhận xét từng nhân vật      -rút ra bài học     [giờ tớ học sách mới với nên cách phân tích truyện cx khác nên rất mong mọi người gíup -bài càng dài càng tốt ạ(tầm 3 đến 4...
Đọc tiếp
phân tích truyện ngắn Bố tối     yêu cầu      Thân Bài     -tóm tắt truyện     -nhận xét cốt truyện, tính huống truyện, lời kể,ngôi kể,giọng điệu....     -phân tích các nhân vật trong truyện (người bố,người con,...)     -nhận xét từng nhân vật      -rút ra bài học     [giờ tớ học sách mới với nên cách phân tích truyện cx khác nên rất mong mọi người gíup -bài càng dài càng tốt ạ(tầm 3 đến 4 trag)]       TỚ XIN CẢM ƠN Ạ        Ngoại kể rằng Mẹ tôi mất sớm vì một căn bệnh hiểm nghèo khi hai anh em tôi vẫn còn rất nhỏ, lúc đó em tôi mới một tuổi, còn tôi mới lên ba, cú sốc quá lớn khiến Bố tôi sầu não ủ ê đến hàng mấy năm trời vẫn chưa nguôi ngoai. Hàng ngày ngoại trông nom chăm bẵm anh em chúng tôi để bố đi làm, nhưng cứ về đến nhà là bố lại ôm chúng tôi vào lòng vỗ về, chăm sóc cho chúng tôi từng miếng ăn giấc ngủ. Bố không biết ru hay và ngân nga trầm bổng như ngoại, nhưng giọng của bố trầm ấm, bố ru chúng tôi bằng những bài thơ. Và bài ru mà tôi thường xuyên nghe nhất đó là bài Bầm Ơi. Cứ mỗi lần bế chúng tôi lên võng hay lên giường là bố mở đầu bằng bài Bầm ơi, cứ vậy bố đọc đi đọc lại bài bầm ơi một lát là anh em tôi ngủ say, nhiều khi tôi thấy bố nghẹn ngào xúc động, nhất là những khi bố nhắc đến Tên Mẹ. Những giọt nước mắt lăn dài trên khóe mắt bố. Thấy bố nột mình cảnh gà trống nuôi con, vừa làm cha vừa làm mẹ quả là vất vả. Anh em họ hàng ngỏ ý khuyên bố tôi nên tục huyền, tìm người về làm mẹ kế mẫu để sớm hôm chăm nom, săn sóc cho bố con tôi, nhưng bố nhất định không đồng ý, Bố bảo: Cảnh dì ghẻ con chồng xưa nay tôi đã biết cả rồi, con người khác máu tanh lòng. Nhất là khi lại sinh thêm em bé nữa, chuyện con riêng con tây khó tranh khỏi sứt mẻ tình cảm, thế nên mọi người đừng khuyên tôi nữa. Và bố cứ vậy, lo lắng chăm sóc, thường hay mua quà bánh cho chúng tôi mỗi khi bố đi đâu xa về, hàng ngày bố luôn đến đón tôi trước giờ, chưa bao giờ bố để tôi phải đứng trước cửa trường chờ đợi! Khi tôi lên cấp hai bố mua cho tôi một cái xe đạp cũ, tôi vui vẻ cùng chúng bạn đi học, đi chơi tôi đâu biết hàng ngày bố vất vả làm đủ các nghề nặng nhọc như phụ hồ, đào ao, đào giếng cho đến một hôm bố ngã bệnh. Bố sốt ly bì mấy hôm không ăn uống được. Tôi vào bệnh viện thăm bố, thấy bố gầy sút xanh xao, tôi lo lắng và thương bố vô cùng, tôi nói với bố: -Bố ạ. Con xin phép nghỉ học để chăm cho bố nhanh khỏe lại nhé! Bố ân cần cầm tay tôi: -Bố không sao đâu, con cứ lo học cho giỏi và bảo ban em cũng vậy là bố nhanh khỏe thôi. Tôi ra về mà lòng bất an, chắc bố vất vả vì lo lắng cho chúng tôi nhiều quá nên mới đổ bệnh! Giá như Mẹ tôi còn sống thì, tôi phải làm sao để giúp đỡ cho bố bớt vất vả đây!? Từ hôm đó tôi không vô tư học hành vui chơi như trước nữa, tôi nghĩ sẽ cố gắng tranh thủ sau thời gian học tập tìm kiếm thêm công việc làm để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ cho bố bớt vất vả, ý định của tôi chưa kịp thực hiện thì không ngờ mấy hôm sau bố tôi qua đời! Tôi ân hận vô cùng. Bố ơi! Gía như con biết thương và giúp đỡ bố nhiều hơn. giúp mk vs ạ mk đag cần gấp   
0
NG
19 tháng 12 2023

* Truyện kể em yêu thích: “Gió lạnh đầu mùa” 

a. Xác định người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.

b. Tóm tắt cốt truyện: 

Buổi sáng ấy, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đã mất từ nhỏ đem cho Hiên. Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đem áo đến trả và đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Bà không trách phạt hai chị em Sơn mà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng và mắng yêu. Qua câu chuyện này, Thạch Lam đã ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.

c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở nhân vật mà em yêu thích.

Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó em mến nhất là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !

17 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Cốt truyện: Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về.

- Ngôi kể thứ nhất (nhân vật ông giáo).

- Các nhân vật: Lão Hạc; ông giáo; Binh Tư; cậu Vàng. Nhân vật chính: lão Hạc.

- Tình huống truyện:

       + Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng.
       + Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội
 

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

a. Người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.

b. Tóm tắt cốt truyện: Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc nọ có một cô gái xinh đẹp tên là Ela. Cha cô mất sớm, cô phải ở cùng bà mẹ kế độc ác cùng hai người chị cùng cha khác mẹ. Ngày ngày họ bắt cô phải làm lụng vất vả, làm những công việc bẩn thỉu như một người hầu trong nhà, trong khi các chị của cô được ăn diện xinh đẹp nhàn nhã. Do thường xuyên làm việc nặng nhọc, bịu bẩn bám đầy người, nên cô có tên gọi Lọ Lem. Một hôm Hoàng tử mở vũ hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem rất buồn và bật khóc. Thật may có bà tiên tốt bụng đã biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của cô đã làm ngỡ ngàng mọi người, và gây ấn tượng mạnh với chàng Hoàng Tử. Chàng không để mắt tới bất cứ ai ngoài Lọ Lem, hai người bên nhau quên cả thời gian, cho tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn và sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ. Câu chuyện kết thúc rất đẹp khi người ta đã tìm ra Lọ Lem, và hai người lấy nhau, sống cuộc sống hạnh phúc mãi về, sau.

1 tháng 3 2017

Hai đứa trẻ một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam: giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc

- Truyện không có cốt truyện, chỉ là tâm trạng của Liên và An đợi tàu đi qua

- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm giác mơ hồ, mong manh bằng lối viết tinh tế, sâu sắc

- Tác giả sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản nhấn mạnh khung cảnh nghèo nàn, hiu hắt của phố huyện nghèo

- Lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ, ẩn sâu sau những hình ảnh và ngôn từ là tâm hồn nhân hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi chuyển động trong tâm trạng con người và trạng vật

7 tháng 3 2019

1

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn". 

26 tháng 11 2021

Câu này nếu trả lời ra sẽ hơi dài nên em chia nhỏ ra chị trả lời cho nhé!

26 tháng 11 2021

Tham khảo

- Tóm tắt văn bản

Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Đấu tranh trong tư tưởng khiến ông Hai đi đến suy nghĩ đứng về phía cách mạng, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

7 tháng 1 2019

Tóm tắt truyện thơ Truyện Kiều – Nguyễn Du

Thúy Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu, có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai em là Vương Quan và Thúy Vân. Trong cuộc du xuân, Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu mến và tự ý thề nguyền, đính ước với chàng. Sau đó gia đình Kiều gặp tai vạ, Kiều phải bán mình chuộc cha, còn Kim Trọng thì về Liêu Dương chịu tang chú nên không hay tin tức của Kiều.

Kiều bị Mã Giám Sinh và Tú Bà, những kẻ buôn người xảo trá, đẩy vào lầu xanh, ép nàng phải tiếp khách. Ở đây, Kiều gặp Thúc Sinh và được chàng cứu ra, Thúc Sinh chưa kịp lấy Kiều làm vợ lẽ thì Hoạn Thư bắt Kiều về hầu hạ. Kiều trốn thoát, nhưng rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai. Ở đây, Kiều được Từ Hải, anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất cứu thoát, giúp Kiều báo ân báo oán. Kiều vì nghe lời dụ dỗ của Hồ Tôn Hiến khiến Từ Hải chết, nàng bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu và gả cho tên thổ quan. Vì đau xót, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử và được sư Giác Duyên cứu giúp. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều hội ngộ.