K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 9. (1,0 điểm) Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó. Câu 10. (1,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Bài đọc: CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT         Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm...
Đọc tiếp

Câu 9. (1,0 điểm)

Ngoài phong tục dựng nêu, em còn biết những phong tục nào trong ngày Tết? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về phong tục đó.

Câu 10. (1,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) nêu ý nghĩa của việc gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc.

Bài đọc:

CÂY NÊU NGÀY TẾT VIỆT

        Tết Nguyên đán người Việt được xem là những ngày quan trọng nhất trong năm. Dù cả năm qua có làm ăn vất vả, cực nhọc hay đi xa chăng nữa thì dịp Tết, mọi người đều cố gắng trở về đoàn tụ bên gia đình và chuẩn bị đầy đủ lễ vật để dâng cúng ông bà tổ tiên. Từ xa xưa nếp sống phong tục tập quán đó đã được dân gian đúc kết thành câu đối ý nghĩa: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

        Dựng nêu ngày Tết có cả dụng ý trừ ma, quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên, tảo trừ những điều xấu xa trong năm cũ để đón năm mới. Theo tục lệ xưa, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp, hạ nêu vào ngày mùng 7 tháng Giêng. Thân cây nêu thường làm bằng cây tre già dài khoảng 5 - 6 mét, ngọn nêu vươn cao, gắn với ước vọng về một năm mới bình yên, thuận hòa. Trên cây nêu treo những vòng tròn nhỏ và trên vòng tròn này treo một số đồ vật như các loại phướn, đèn lồng, cờ, câu đối, niêu đất chứa vôi, hoa tre, vàng mã,… Có địa phương treo các vật như lá bùa hình bát quái, nhánh xương rồng, cành lá dứa, bầu rượu bện bằng rơm, giỏ tre đựng vôi và trầu cau, cá chép bằng giấy hay những chiếc khánh đất nung va đập vào nhau kêu leng keng giống chuông gió. Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, mũi tên hướng ra phía cổng nhà để xua đuổi tà ma.

       Thời gian dựng cây nêu ở các địa phương cũng khác nhau, người Kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch để ngăn ngừa ma quỷ tới quấy rầy gia chủ trong những ngày ông Công, ông Táo lên chầu trời. Một số dân tộc khác như đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái lại dựng cây nêu vào chiều 30 tháng Chạp âm lịch. Người H’Mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Giêng âm lịch, ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu, đồng bào dân tộc Sán Dìu dựng cây nêu trong lễ Cầu mùa.

         Trong nhịp sống hiện đại, con người tất bật lo toan, nhà chật, đất hẹp khiến nêu dần vắng bóng. Điều đáng mừng, những năm gần đây, ở nhiều địa phương và một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa đã tổ chức thượng nêu để lưu giữ một tục lệ cổ truyền của người Việt. Mang ý nghĩa tạo lập hạnh phúc với con người, phong tục dựng nêu ngày Tết nhắc nhở mỗi người ý thức giữ gìn một phong tục đẹp và lâu đời của Tết Việt.

(Theo Thế Dương, chuyên mục Tết Việt,

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

0
30 tháng 10 2018

All of the special holidays in my country, I Tet the most. Tet is an occasion to everyone get together in warm atmosphere. Before Tet holiday, Everyone prepares many things and decorates their house. I plant a lot of flowers in front of my house and buy many things such as clothes, foods ...

Besides, most of the streets also are decorated beautifully with colorful lights and flowers. During Tet, I spends more time on visiting my relatives, friends and colleagues. Especially, I give to each other the best wishes for the new year. Tet is an opportunity for children receive lucky money. There is a funny thing that people try to avoid argument or saying any bad things at Tet. I love Tet holiday!

30 tháng 10 2018

Cứ mỗi năm lại đến, khi hoa đào , hoa mai đua nhau nở rực chim én từng đàn tụ hội bay về. và cái se se lạnh của mùa đông đã thay bằng tiết trời ấm áp của xuân sang. Đó cũng là lúc tết đến xuân về với quê em. Ngày mà ai cũng háo hừng chờ đợi

    Trước ngày tết ai cũng háo hức để chuẩn bị để có 1 cái tết hoàn hảo và ấm áp nhất. những ngày này mẹ em đi chợ mua những thứ cần thiết để chuẩn bị cho ngày tết đang đến. Mẹ mua hoa quả bánh trái và không quên mua cho bọn em những bộ quần áo mới thơm tho đẹp đẽ và chọn kĩ lưỡng thịt lợn để nấu , mà mẹ em thường gọi là thịt đông, rồi mua bóng bóng về cho bố em trang trí  đào mà bố mang từ vườn về .Công việc của bố em là trang trí quét dọn nhà với bàn thờ tổ tiên sạch sẻ chuẩn bị hoa quả kẹo bánh trưng bày lên bàn thở để đón 1 cái tết ấm áp trong 1 năm chỉ có 1 lần. Còn ông bà em hai người cao tuổi nhất trong nhà thì ngồi với nhau để gói những chiếc bánh chưng bánh giầy thật đẹp để cúng bái theo phong tục ngày tết ở quê. Khi đã chuẩn bị xong những thứ cho ngày tết thì tất cả những thành viên trong gia đình ngồi quây quần bên nhau nói chuyện rất vui và ấm áp . khi mọi người trong nhà đầy đủ không thiếu 1 ai.

Để chuẩn bị đón giao thừa mà khoảnh khác ai cũng mong đợi. Khi giao thừa đến công việc của em là chuẩn bị pháo các kiểu để đón tết đến . Đến khoảnh khắc giao thừa với nhau thì mọi người chúc nhau sức khỏe với công việc tốt. Tất cả ai cũng vui vẻ ăn uống cười nói. Em cảm thấy rất hạnh phúc.

Sáng mồng 1 khi em thức dậy bước ra cửa cảm giác khác với những ngày bình thường. Trời trong lành thời tiết ấm áp khác lạ. Lúc em đang ngủ thì bố mẹ em đã dậy chuẩn bị để cúng mồng 1.  Cúng rồi ăn uống xong mẹ em mừng tuổi cho em 10 nghìn. Cái thời đấy thì 10 nghìn rất có giá tri. Và em rất là vui bắt đầu chạy vào phòng để mặc những bộ đồ mới mà mẹ em đã mua để chuẩn bị đi chúc tết ông bà . những ngày sau thì em đi chơi với bạn bè đi chúc tết những  thầy cô và bạn bè của mình . mong mọi người có 1 cái tết thật vui vẻ mạnh khỏe nhất

    Em mong muốn quê em sẻ giữ được cái tết ấm áp và hạnh phúc như thế này mãi mãi. Em sẻ k ngừng cô gắng phấn đâu học tập rèn luyện để mang nhưng điều tốt đẹp đến quê hường và khiến cho những mùa xuân về đều là niềm vui bất tận.

k nhé

5 tháng 3 2023

    Điểm giống nhau giữa phong tục của người chăm (qua lễ hội Katê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống) đó là về ý nghĩa: Đây là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, thể hiện sự tri ân với ông bà, tổ tiên, những bậc tiền bối và cầu chúc cho một năm hạnh phúc, bình an.

Nhận xét: Ở Việt Nam, dù là bất cứ dân tộc nào cũng luôn luôn đề cao lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên – những thế hệ đi trước đã có công sinh thành, dưỡng dục.

5 tháng 2 2023

Ý 1:

- Trước khi tết đến:

+ Mọi người thường lau dọn nhà cửa, sắm sửa tân trang những đồ dùng mới trong nhà.

+ Chuẩn bị các loại hoa quả, bánh trái, mứt kẹo, đào…

+ Làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, báo cáo về một năm đã qua.

- Trong dịp tết: 

+ Mọi người chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

+ Người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em những đống tiền lấy may.

+ Cùng nhau đi chúc tết, đi chơi xuân. 

+ Đi đền chùa cầu may, cầu phúc, cầu bình an cho gia đình.

- Ý nghĩa: 

+ Đem đến một năm mới an lành tươi mới. 

+ Thăm hỏi chúc sức khỏe họ hàng, hàn huyên chuyện năm cũ, chúc mừng cho năm mới. 

+ Là dấu mốc đánh dấu một năm đã qua, năm mới đã đến.

 

5 tháng 2 2023

Ý 2: 

Mỗi vùng miền lại có những phong tục khác nhau vào dịp Tết. Các phong tục thể hiện văn hóa của vùng, miền, tạo nên sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam.
 

12 tháng 3 2022

Tham khảo:

a) Đói cho sạch, Rách cho thơm

Thuộc đề tài: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

b) 

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

12 tháng 3 2022

a. Đói cho sạch rách cho thơm

Đề tài: Đức tính liêm khiết, sống trong sạch

 

b.

Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

16 tháng 1 2022

Tham khảo:

1, 

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ trên nghe có vẻ nghịch lí. Bởi vì thời gian của ngày và đêm làm sao có thể dài và ngắn khác nhau được. Nhưng nó lại hết sức đúng đắn theo sự quan sát của con người. Vào tháng năm, mùa hạ, ngày dài hơn đêm. Vào tháng mười, mùa đông, đêm dài hơn ngày. 

Về kiến thức địa lý, thì đó được hiểu là do sự chuyển động tịnh tiến của mặt trời đối với Trái Đất, tháng năm ở nước ta xảy ra đúng vào khi nửa cầu Đông nghiêng về phía mặt trời được chiếu sáng nhiều nên xảy ra hiện tượng ngày dài đêm ngắn,do đó mới có câu:"đêm tháng năm chưa nằm đã sáng", đây cũng là thời điểm mùa hạ mùa nóng nực nhất trong năm, vì là lúc mà thời gian chiếu sáng dài nhất nên ta cảm giác rằng mặt trời nhanh đến, nhanh sáng.

2, Trong xã hội văn minh và phát triển như hiện nay có rất nhiều người thành công và để đạt đến thành công thì trong mỗi người cần đức tính khiêm tốn . Thật vậy , Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác . Người có lòng khiêm tốn luôn biết cách ăn nói , cư sử cho đúng mực , luôn được người khác kính trọng và luôn thể hiện sự hòa đồng , luôn biết tôn trọng người khác . Khiêm tốn giúp ta trau dồi thêm kiến thức , biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày . Nó còn giúp ta không kiêu căng khi gặp người yếu hơn và được người quí mến . Nó còn là người bạn tinh thần của ta giúp ta học hỏi thêm được nhiều , tiêu biểu như " Bác Hồ cho dù đã đi rất nhiều nước , học rất nhiều văn hóa , và hơn nữa là làm chủ một nước mà chỉ sống vào căn nhà sàn Gỗ bên ao ! " . Tuy thế , vẫn còn nhiều người , rất hay khoe khoang , luôn nói xấu những người thành công hơn mà không đặt họ vào mục tiêu phấn đấu để rồi thất bại . Tóm lại đực tính khiêm tốn là một văn hóa tốt đẹp của ta , ta cần biết giữ gìn , bảo vẹ nó .

23 tháng 12 2021

Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.

Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy.

5 tháng 4 2022
Dài v má :^^^
16 tháng 1 2022

Tham khảo:

1, Câu tục ngữ nói lên sự hiểu biết, sự tổng hợp của ông cha ta từ thời xưa. Ngay từ khi chưa có dự báo thời tiết, người xưa đã biết dùng những định luật tự nhiên để dự báo. Trời nhiều sao, không có mưa, trời ít sao, chắc chắn sẽ có mưa. Điều này dựa trên những trải nghiệm cũng như kinh nghiệm thực tế. Đến nay đây vẫn là một định luật đúng, khoa học đã có thể chứng minh. Nhờ vậy cũng có thể nói lên sự hiểu biết của cha ông ta ngay từ những ngày đầu. 

2, Không có bất cứ sự thành công nào trong cuộc sống là dễ dàng cả. Mọi thành công đều có những sự khó khăn, gian nan cản bước ta. Chính vì vậy mà con người ta cần có ý chí, nghị lực kiên cường và bền bỉ để vượt qua những sự khó khăn, gian nan ấy để tiến tới thành công. Người có ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước gian nan, tự biết dứng dậy sau những vấp ngã để rút ra bài học cho bản thân tiếp tục trên con đường tiến tới thành công. Luôn biết khắc phục hản cảnh để mở đường cho chính bản thân mình. Người có ý chí, nghị lực sẽ luôn biết rèn luyện, chăm chỉ, cố gắng nỗ lực từng ngày để vươn lên bục thành công cho riêng mình. Ý chí, nghị lực sẽ giúp cho con người ta lớn hơn, trưởng thành hơn và chủ động hơn trong cuộc sống. Dù gặp khó khăn, gian nan đến mấy thì cũng tìm cách cố gắng để vượt qua. Vì vậy mà ta nên học hỏi những tấm gương có ý chí, nghị lực kiên cường tỏng cuộc sống, không được dễ dàng buông xuôi, nản chí để có thể tiến tới thành công cho riêng mình. 

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân

2 tháng 3 2022

- Đời sống vật chất: 

+ Thức ăn chính là gạo: gạo tẻ, gạo nếp

+ Biết sử dụng một số loại gia vị

+ Ở nhà sàn, có mái cong

+ Chủ yếu đi lại bằng thuyền

+ Nghề chính là trồng lúa nước

+ Ngoài ra còn có nghề luyện kim, đúc đồng

- Đời sống tinh thần:

+ Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên

+ Phong tục tập quán: Xăm mình, nhuômk răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Tổ chức các lễ hội gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước.

3 tháng 3 2022

- Đời sống vật chất: 

+ Thức ăn chính là gạo: gạo tẻ, gạo nếp

+ Biết sử dụng một số loại gia vị

+ Ở nhà sàn, có mái cong

+ Chủ yếu đi lại bằng thuyền

+ Nghề chính là trồng lúa nước

+ Ngoài ra còn có nghề luyện kim, đúc đồng

- Đời sống tinh thần:

+ Tín ngưỡng: Thờ cúng tổ tiên và các vị thần trong tự nhiên

+ Phong tục tập quán: Xăm mình, nhuômk răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Tổ chức các lễ hội gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nước.