K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1;

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

Câu 2

Sai lính xé tấm vải làm hai mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.

Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

Câu 3

Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

-  Cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

-  Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm.

- Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

Câu 4

Vì sao quan án dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng:

a)  Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b)  Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c)  Vì cần có thời gian để thu thập ...

Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt (phương án b)


 

15 tháng 2

Bài văn Phân xử tài tình được chia làm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “...cúi đầu nhận lỗi”: Quan án phân xử vụ hai người đàn bà tranh nhau tấm vải

- Phần 2: Đoạn còn lại: Quan án phân xử vụ mất trộm  tiền trong chùa.

Câu 1

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?

Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.

Câu 2

Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?

Để tìm ra người lấy cắp, quan án dùng nhiều cách khác nhau:

-  Cho đòi người làm chứng nhưng không có ai làm chứng

-  Cho lính về nhà họ xem nhưng cũng không tìm được chứng cứ gì.

Sai lính xé tấm vải làm hai cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người ấy rồi thét trói người kia.

Quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải vất vả, cực nhọc mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. Còn người dửng dưng khi tấm vải bị xé không phải là người đã đổ mồ hôi công sức dệt nên tấm vải.

Câu 3


Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa

Để tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa, quan án đã làm các việc như sau:

-  Cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó vừa chạy đàn vừa niệm Phật.

-  Tiến hành dùng đòn tấn công tâm lí: Đức Phật rất thiêng. Ai gian Phật sẻ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm.

- Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem thì lập tức cho bắt ngay vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

Vì sao quan án dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng:

a)  Vì tin là thóc trong tay kẻ gian sẽ nảy mầm.

b)  Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.

c)  Vì cần có thời gian để thu thập chứng cứ.

Quan án dùng cách trên vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt (phương án b)

Nội dung

Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

30 tháng 7 2019

Sách giáo khoa Toán 3 nhiều hơn sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập một số trang là :

184 – 160 = 24 (trang)

Đáp số : 24 trang.

23 tháng 3 2016

Cả bài thơ: 
Đất nước

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phất phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Rừng xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn như nhớ mắt người yêu
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc mía bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chìm và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
Súng nổ tung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam như máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.

 

23 tháng 3 2016

0

nhớ

nhờ người khác

nhé

8 tháng 3 2021

Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi dịu".

Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ".

Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.

7 tháng 3 2021
1+1= 2+34=
27 tháng 11 2021

Câu hỏi 1. anh Núp được tỉnh cử đi học

Câu hỏi 2. ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết là ban ngày anh chỉ huy đánh giặc ,ban đem kể chuyện đại hôi cho cả làng 

Câu hỏi 3 . không biết

Câu hỏi 4. không biết

27 tháng 11 2021
Các bn trả lời đi
7 tháng 4 2018

* Đoạn 1 (Bức tranh 1)

Ngay từ ngày đầu tựu trường, các lớp học đều họp để bầu lớp trưởng, lớp phó và phân tổ. Vân được cả lớp bầu làm lớp trưởng. Ấy vậy mà một số bạn trai vẫn xì xào bàn tán, cho rằng Van không đủ uy tín để làm lớp trưởng.

* Đoạn 2 (Bức tranh 2)

Đến giờ trả bài kiểm tra môn Địa lí, cô giáo khen Vân bài làm sạch sẽ trình bày rõ ràng, trả lời đúng các câu hỏi nên được điểm Mười duy nhất của lớp. Người bạn trai chê bạn Vân học không giỏi, cảm thấy lúng túng khi biết được kết quả bài làm của Vân.

* Đoạn 3 (Bức tranh 3)

Đến lượt trực nhật lớp, Quốc đến muộn. Trống đã đánh báo hiệu đến giờ vào lớp. Quốc chạy nhanh lao vào lớp, thấy lớp đã sạch sẽ, bàn ghế thẳng hàng, bảng đen đã được lau chùi... Quốc có phần ngạc nhiên và thầm cảm ơn bạn nào đã giúp mình. Sau đó, Quốc biết người giúp minh trực nhật chính là Vân.

 

* Đoạn 4 (Bức tranh 4)

Vào buổi chiều ngày thứ Năm, lớp lao động làm sạch cho vườn hoa nhà trường. Cả lớp ai cũng hăng hái, tích cực hoàn thành xuất sắc phần việc của nhà trường giao. Để động viên các bạn, Vân mua kem mời các bạn cùng ăn. Quốc cảm mến cách ứng xử của Vân.

* Đoạn 5 (Bức tranh 5)

Vân thực sự học giỏi, nhiệt tình với mọi phong trào của lớp, tỏ ra là người "chị cả" của lớp. Vì vậy, các bạn trai cũng như các bạn đều phục Vân và cho rằng Vân thực sự xứng đáng là lớp trưởng.

19 tháng 2 2022

Trong veo như ánh mắt

Như bầy trâu lim dim

19 tháng 2 2022

có sách tập 1 ko có tập 2 đành lên mạng tìm=)

*Vô tội;-;*

NG
4 tháng 10 2023

Ví dụ: Câu chuyện “Ông Yết Kiêu” 

23 tháng 2 2018

  Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

 

Tả quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập hai - Văn mẫu lớp 5 hay

Sắp bước vào học kỳ mới, bố đã sắm cho em rất nhiều đồ dùng học tập mới trong đó có bộ sách giáo khoa tập hai. Quyển nào cũng hay và mới mẻ nhưng để lại ấn tượng nhất với em chính là quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2.

Quyển sách to, dày , kích thước y như quyển sách giáo khoa tập một, gồm 167 trang theo như thông tin ghi bên ngoài bìa cuối sách. Màu chủ đạo của sách là xanh dương nhạt cùng với bức tranh ngoài bìa rực rỡ sắc màu. Ngay đầu bìa sách là dòng chữ màu đen ngay ngắn “Bộ giáo dục và đào tạo”, giữa là tên sách được phóng to, in bằng mực xanh đậm “Tiếng Việt” cùng số “5” màu hồng thẫm nổi bật được gói gọn trong khung trắng cân đối. Ngay dưới số “5” là dòng chữ nhỏ “Tập hai” và phía dưới cùng của bìa sách là lô-gô của “Bộ giáo dục và đào tạo”. Tâm điểm cảu bìa có lẽ chính là bức tranh đầy màu sắc chính giữa kia. Bức tranh về một tốp các bạn học sinh cả miền núi dân tộc lẫn đồng bằng thành thị đang ngồi trên bờ đê, ngắm nhìn khung cảnh lao động của một làng quê. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ vui vẻ. Trước mặt các bạn là hình ảnh các bác nông dân đang cần mẫn cấy lúa, gieo mạ, dắt trâu ra đồng. Những ngôi nhà ngói đỏ ẩn hiện sau những rừng cây xanh mát,. Xa xa, từng dãy núi cao chót vót như lên đến cả bầu trời cao vời vợi, xanh thắm với những đám mây trắng dạo chơi trên bầu trời. Những cánh chim hải âu chao liệng trên mặt sông phẳng lặng. Bức tranh làng quê yên bình về nhịp sống làng quê tuy đơn giản nhưng tràn đầy niềm tin, hy vọng về cuộc sống. Hình ảnh các bạn nhỏ đang chỉ tay, tìm hiểu về phải chăng cũng hé lộ phần nào về nội dung mà chúng em sắp tìm hiểu trong học kỳ hai, về cuộc sống, về con người xung quanh ta.

Học kỳ hai nên sách bắt đầu từ tuần mười chín đến tuần kết thúc năm học. Lật mở những trang sách đầu tiên, qua mục lục, em thấy được những chủ điểm mà chúng em sẽ được học trong học kỳ mới như Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Ngoài tìm hiểu những chủ điểm, chúng em còn được rèn luyện những kĩ năng khi làm bài, đọc, viết qua các phần Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện,...Trang sách nào cũng được in bằng chất giấy trắng tốt, chữ đen rõ nét cùng những bức tranh minh họa sinh động rực rỡ sắc màu, tạo niềm hứng thú cho học sinh khi học tập. Sách giáo khoa này sẽ cung cấp cho chúng em những kiến thức hiểu biết bổ ích và nâng cao kỹ năng của chúng em, vậy nên em rất mong chờ đến ngày được học quyển sách giáo khoa này.

Quyển sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 2 không chỉ đẹp mà còn chứa nhiều những kiến thức bổ ích, lí thú. Em rất yêu thích quyển sách giáo khao ấy. Em sẽ luôn giữ gìn và trân trọng nó trong những ngày tháng học tập sau này.

29 tháng 10 2018

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

Cảnh đua thuyền trên sông

   Buổi sáng, trời trong và dịu mát. Hàng ngàn người kéo nhau đến chật cả bến sông để xem hội đua thuyền. Trên mặt sông quạnh đỏ phù sa, mấy chục chiếc thuyền dài, đầy ắp người đang cố gắng để về đích nhanh nhất. Người đua thuyền, tay cầm mái chèo đưa lên hạ xuống nhịp nhàng. Động tác đẹp như múa. Người tham gia, người xem, ai cũng rạng rỡ và náo nức. Xa xa, từng chùm bóng bay sặc sỡ chao qua chao lại trong gió như chung niềm hạnh phúc của ngày hội vùng sông nước quê em.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 3 | Giải VBT Tiếng Việt 3

Cảnh chơi đu ở đình làng

   Đình làng em hôm nay đông nghịt người. Người địa phương, người tứ xứ khắp nơi đổ về xem hội. Ai cũng mặc áo mới, vẻ mặt hân hoan. Tiếng cười nói, tiếng loa, tiếng cổ vũ... khiến cho đình làng, ngày thường im lắng là thế, bây giờ lạt rộn ràng như tết. Ở giữa sân, ba cây tre được dựng lên theo thế chân vạc để giữ cân bằng cho chiếc đu ở giữa. Hai người tham gia chơi đu, ngươi khom, người đứng, vịn chắc chiếc đu đang đánh qua đánh lại trên không trung. Phía trên cao, lá cờ phướn ngũ sắc thật lớn đang phất phơ trong gió càng tôn vinh thêm nét đẹp của ngày hội.