K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc đời nhân vật Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến. Hắn chìm ngập trong men rượu và gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Quá đau đớn, phẫn uất và tuyệt vọng, trong cơn say, Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình. Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

12 tháng 9 2017

Tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng

    Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn.

     Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng:

     Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.

     Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn

     Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.

     Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.

     Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.

     Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.

- Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.

     + Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.

     + Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.

1 tháng 11 2017

kể theo ngôi thứ 3 Nghệ thuật tăng tiếng trong các tình huống,đối lập giữa 2 tuyến nhân vật thiện và ác

28 tháng 10 2020

hưng ơi đây là thứ tự kể chứ ko phải ngôi

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:

- Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;

- Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;

- Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.

Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.

- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.

- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.

+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”

- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.

- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:

+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.

⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

9 tháng 7 2017

Chọn đáp án: B 

28 tháng 7 2020

Câu 1 : 

+) Ngôi kể thứ 1 : giúp tác giả bộc lộ được tâm tư , tình cảm một cách trực tiếp , làm cảm xúc của nhân vật được thêm chân thực , sống động.

+) Ngôi kể thứ 3 : Làm tăng tính khách quan cho câu chuyện.

Câu 2 : 

Tác dụng : Thể hiện sự tiếp nối về mặt thời gian ( việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau ).

Câu 4 :

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,...

Câu 5 :

(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.

(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người.

(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.

(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

TD của cách kể câu truyện : nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu truyện .

NG
1 tháng 2

Tác giả kể về nhân vật tôi với điều kiện cuộc sống tốt, nhờ sự khéo léo và giỏi kết bạn với những người chỉ huy xâm chiếm nước ta lúc bấy giờ. Vì muốn tạo mối quan hệ tốt với những người chỉ huy Pháp, nhân vật tôi đã cùng với hai người lưu manh đã lừa một cô gái trẻ đến nhà trung úy người Pháp. Chỉ một chút day dứt vì đã làm ra hành động đấy, nhưng nó đã bị che lấp bởi lòng tham với của cải vật chất. Đứng trước vật chất, con người đều bị cám dỗ, nhất là trong bối cảnh chiến tranh lúc bấy giờ. Và nhân vật tôi cũng không phải ngoại lệ. Một cô gái mới còn đang ở độ tuổi rất trẻ, chỉ còn vài tháng nữa là cưới nhưng lại rơi vào tay của những con xấu xa vừa có quyền có thế. Sau đó cô gái chết đi do bị viên trung úy bắn, nhưng cô vẫn giữ được tinh thần kiên quyết không khuất phục đến cùng trước lúc chết. Sau khi chiến tranh đã kết thúc, vì nhớ quê ngoại của mình mà nhân vật tôi đã cùng với chị gái quay trở lại đây. Cuộc gặp gỡ với người dượng đã đem đến bao nhiêu câu chuyện và nỗi day dứt lớn trong lòng của nhân vật tôi. Người dượng hiện với vẻ mộc mạc và thân thương, đang kể về những cái mất mát mà gia đình đã trải qua trong chiến tranh. Rồi kể về người con gái út đã chết khi chỉ mới mười tám tuổi. Nhân vật nhận ra rằng đó là cô gái mà mình đã lừa năm nào chính là người em họ của mình. Một nỗi ăn năn, đau khổ dâng trào trong lòng nhân vật tôi. Khi biết sự thật đó, người dượng đã im lặng thay cho sự tha thứ với những điều ác mà nhân vật tôi đã làm. Giờ đây khi đứng trước mộ của người em đã từng bị mình lừa chết, nhân vật tôi như ngộ ra được rất nhiều điều. Dù cái xấu có luôn tồn tại, chà đạp con người, nhưng cái tốt đẹp vẫn luôn trường tồn mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều quê ngoại hiện lên thật đẹp mà nhân vật chưa từng nhìn thấy ở đâu. Chính cái thứ ánh sáng của buổi chiều ấy, đã rọi vào tâm hồn của nhân vật tôi. Để một con người đã từng làm những điều xấu xa được quay lại trở thành một người có sự lương thiện.
-> Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật "tôi", kể lại một câu chuyện sai trái anh đã làm. Trong lòng "tôi" luôn tồn tại một nút thắt, đó là việc anh lừa cô gái trẻ vào tay tên quan Pháp. Để rồi khi nhân vật "tôi" phát hiện ra người mình hại là em họ mình, sự ân hận sẽ theo anh ta suột cuộc đời.

19 tháng 9 2021

- Tâm trạng khi cùng mẹ tới trường:

Thấy mình đã lớn và đứng đắn hơnCảm thấy trang trọng và chững chạc

- Tâm trạng khi đứng giữa sân trường:

Lo sợ, ngại ngùng và hồi hộpCảm thấy bơ vơ, nhỏ bé

- Tâm trạng khi ngồi trong lớp học tiết học đầu tiên:

Cái gì cũng lạ lạ, hay hayCảm nhận về bạn bè và tiết họcÝ nghĩa tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường: Là những cảm xúc, rung động sâu sắc và thiêng liêng nhất của cuộc đời người học sinh
19 tháng 9 2021

Tham khảo:

Theo trình tự: từ hiện tại nhớ về quá khứ.

Tóm tắt:

– Từ hiện tại mà nhớ về dĩ vãng : biến chuyên của trời đất cuối thu (thời gian mở đầu một năm học) và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại mình ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.

– Trên con đường cùng mẹ tới trường.

– Khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, nhìn mọi người, các bạn, lúc nghe “ông đốc” gọi tên mình và phải rời tay mẹ để vào lớp.

– Lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.

6 tháng 8 2023

Tham khảo!

- Tóm tắt: 

+ Nhân vật “tôi” vì ham hư vinh, tiền tài cho nên đã bắt tay với địch lừa bắt nhốt cô Thơm giao cho giặc.

+ Cô Thơm bị giặc hành hạ nhưng cô rất can đảm không khai ra điều gì và đã bị chúng giết chết.

+ Nhân vật “tôi” về gặp “dượng rể” phát hiện cô Thơm chính là con gái của mình. Ông rất đau lòng khi con gái bị lừa vào tay giặc và chết.

+ Nhân vật “tôi” thú nhận với “dượng rể” về những gì mình làm. 

+ “Dượng rể” rất tức giận nhưng ông kìm lại được và tha thứ cho nhân vật “tôi”.

+ Nhân vật “tôi” đứng trước mộ của cô gái để xin tha thứ. 

- Nhận xét: 

+ Các sự kiện được sắp xếp có đầu cuối, có mở đầu có cao trào của câu chuyện và kết thúc cũng là nút mở cho những vấn đề xảy ra.