K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2017

Chọn đáp án: B 

19 tháng 5 2019

Tóm tắt truyện người con gái Nam Xương

    Vũ Nương hiền lành, nết na lấy Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi. Sau khi Trương Sinh đi lính trở về, nghe lời con nhỏ chưa hiểu sự tình đã mắng đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Vũ Nương không giải thích được bèn nhảy xuống sông Hoàng Giang tự minh oan, sau đó được thần Linh Phi cứu và cho ở dưới thủy cung. Một ngày nọ, Vũ Nương gặp lại người hàng xóm là Phan Lang, nàng nhờ Phan Lang nói với Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Nàng trở về giữa dòng, nói đôi lời rồi dần dần biến mất.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNGCác em đọc văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Sgk/43-51) và thựchiện các yêu cầu sau:1. Tóm tắt văn bản và chỉ ra bố cục của văn bản.2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh,hãy liệt kê các chi tiết tác giả giới thiệu (tả, kể) về Vũ Nương và cho biết vẻ đẹp nàocủa nàng đã được bộc lộ?(Chú ý những chi tiết kể về...
Đọc tiếp

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

Các em đọc văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (Sgk/43-51) và thực
hiện các yêu cầu sau:
1. Tóm tắt văn bản và chỉ ra bố cục của văn bản.
2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh,
hãy liệt kê các chi tiết tác giả giới thiệu (tả, kể) về Vũ Nương và cho biết vẻ đẹp nào
của nàng đã được bộc lộ?
(Chú ý những chi tiết kể về mối quan hệ giữa Vũ Nương với mọi người trong gia đình).
3. Nỗi oan khuất mà Vũ Nương phải chịu là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến nỗi
oan khuất đó của nàng?
4. Trương Sinh được giới thiệu như thế nào về xuất thân, hôn nhân, tính cách, hoàn
cảnh? Khi đi lính trở về, Trương Sinh đã phải chịu nỗi đau nào và đã gây ra bi kịch gì?
5. Tác giả đã đưa thêm vào truyện những chi tiết kì ảo nào? Việc đưa thêm các chi tiết
kì ảo vào truyện có tác dụng gì?
6. Trong truyện, chi tiết cái bóng xuất hiện mấy lần và có ý nghĩa gì?

 

0
28 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D 

13 tháng 3 2016

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, một đêm hai cha con Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

18 tháng 9 2019

Truyện kể về người con gái Nam Xương, có tên là Vũ Thị Thiết. Nàng là người có dung hạnh vẹn toàn, chồng là Trương Sinh tính tình hay ghen, Vũ Nương sắp đến kì sinh nở thì chồng bị gọi đi lính.

Ở nhà Vũ Nương sinh con và chăm nom mẹ chồng rất mực chu đáo, vì nhớ thương ***** chồng nàng ngày càng ốm nặng rồi mất, nàng lo tang ma chu đáo như với cha mẹ đẻ mình. Để đỡ nhớ chồng, nàng hay đùa với con bằng cách chỉ cái bóng của mình lên vách và nói với con đó là cha Đản.

Từ chiến trường trở về, Trương Sinh đau buồn ra thăm mộ mẹ, bế Đản theo, ra đến đồng đứa trẻ quấy khóc vì đứa bé bảo Trương không phải là cha Đản, cha Đản đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Không cần hỏi cho rõ ngọn ngành, Trương đã nổi cơn ghen tam bành đánh đuổi Vũ Nương đi, không ai có thể khuyên can được. Không thể thanh minh được, Vũ Nương đành nhảy xuống sông tự tận, lấy cái chết để minh oan cho mình. Nàng được Linh Phi vợ vua Nam Hải cứu.

Trương Sinh tuy giận nhưng vẫn thương xót. Một buổi tối Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói "Đấy cha Đản lại đến kia kìa". Trương Sinh ân hận vô cùng nhưng việc đã rồi.

Dưới động rùa, Vũ Nương đã gặp lại Phan Lang người cùng làng, nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương lập đàn giải oan cho mình. Trương bèn lập đàn giải oan cho nàng, quả thấy Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa ở giữa dòng với cờ tán võng lọng rực rỡ cả bến sông thoắt ẩn thoắt hiện. Nàng từ biệt và không trở về dương gian được nữa.

16 tháng 3 2019

Chọn đáp án: D

3 tháng 1 2022

CÁI NÀY CJ TỰ LÀM NHÉ 

ĐÂY LÀ VĂN , VĂN PHẢI DO MIK TỰ VIẾT , TỰ NGHĨ

Ko viết thì thôi đừng lên tiếng
Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân):1) Truyện kể về ông Hai, quê ở làng chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải rời làng đi tản cư.2) Một hôm ông gặp những người tản cư dưới xuôi lên cho biết làng Dầu theo Tây, ông vô cùng buồn phiền, tủi hổ.3) Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như...
Đọc tiếp

Câu 1: Hãy sắp xếp các ý sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành 1 đoạn văn tóm tắt truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân):

1) Truyện kể về ông Hai, quê ở làng chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải rời làng đi tản cư.

2) Một hôm ông gặp những người tản cư dưới xuôi lên cho biết làng Dầu theo Tây, ông vô cùng buồn phiền, tủi hổ.

3) Tâm sự không biết chia sẻ cùng ai, ông đành thổ lộ với đứa con nhỏ như khẳng định lòng trung thành của mình với cách mạng, với Bác Hồ.

4) Ông tiếp tục nói về làng, về cuộc chiến đấu giữ làng như chính ông từng tham gia.

5) Nhưng sau đó nghe tin chính xác làng vẫn tham gia kháng chiến, không theo giặc, ông rất vui mừng.

6) Ở đó, ông Hai luôn nhớ tới cái làng của mình, nhớ những ngày khởi nghĩa,…

7) Ông hay nói chuyện, khoe làng ông một cách say mê, háo hức và thường xuyên đi ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức về cuộc kháng chiến

0
26 tháng 11 2021

Câu này nếu trả lời ra sẽ hơi dài nên em chia nhỏ ra chị trả lời cho nhé!

26 tháng 11 2021

Tham khảo

- Tóm tắt văn bản

Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Ông yêu cái làng Chợ Dầu ấy như máu thịt của mình. Ông luôn tự hào khoe rằng làng của ông đẹp, bề thế; làng của ông tinh thần kháng chiến dữ lắm. Thực hiện lệnh tản cư của Ủy ban kháng chiến, ông Hai miễn cưỡng đưa gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã vô cùng. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai,không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Đấu tranh trong tư tưởng khiến ông Hai đi đến suy nghĩ đứng về phía cách mạng, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cụ Hồ, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù. Những chuyển biến trong tư tưởng của ông Hai cũng là những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông hai mừng lắm. Vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.