K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

- Chi tiết khắc họa người lính: Chưa một lần yêu; Mê thả diều; Nụ cười hiền lành; Mắt trong như suối biếc; Vai đầy núi non.

- Hình ảnh người lính hiện lên với các đặc điểm:

+ Hồn nhiên, trong sáng: chưa từng yêu, còn mê thả diều.

+ Hiền lành, nhân hậu: cái cười hiền lành.

+ Anh hùng, sống lý tưởng: hình ảnh “mắt trong”, “vai đầy núi non” thể hiện lòng quyết tâm, phẩm chất anh hùng và lí tưởng sống vì đất nước, vì quê hương của người lính.

12 tháng 5 2018

Hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng

    + Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

    + Áo anh rác vai/ Quần tôi có vài mảnh vá

    + Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

→ Chi tiết, hình ảnh chân thực vừa có sức gợi cảm về tinh thần đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những người lính cách mạng

- Những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí

    + Sự cảm thông với tâm tư nỗi lòng của nhau

    + Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính

3 tháng 11 2019

Ngôn ngữ giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn

- Giọng điệu ngang tàng có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, can trường của những người lính

- Giọng điệu làm cho thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn

Trong bài Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính:a) Thái độ của người lính lái xe trước những gian khổ trong khổ thơ 3, 4Cấu trúc của những hình ảnh thơ này có gì đặc biệt? Từ đó, vẻ đẹp trong tính cách nào của người lính được bộc lộ?b) Biểu hiện của tình đồng đội cao đẹp được thể hiện qua những hình ảnh nào? ( trong 2 khổ cuối)Cách thành lập tiểu đội xe không kính có gì...
Đọc tiếp

Trong bài Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính:

a) Thái độ của người lính lái xe trước những gian khổ trong khổ thơ 3, 4

Cấu trúc của những hình ảnh thơ này có gì đặc biệt? Từ đó, vẻ đẹp trong tính cách nào của người lính được bộc lộ?

b) Biểu hiện của tình đồng đội cao đẹp được thể hiện qua những hình ảnh nào? ( trong 2 khổ cuối)

Cách thành lập tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt? Qua đó, cho ta hiểu thêm gì về người lính?

Ý nghĩa của hình ảnh ''lại đi, lại đi trời thêm xanh'' -> thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người lính?

c) Hình ảnh nào được lặp lại ở cuối bài thơ?

Hình ảnh đối lập nào được xây dựng, ý nghĩa ( thể hiện qua Biện pháp nghệ thuật nào?)

Mai em kiểm tra rồi, mong các cao nhân cứu giúp!!!

1
31 tháng 10 2019

Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên họ rất dũng cảm và mang những nét thanh thản, vui tươi. Lái xe trên con đường Trường Sơn khói lửa, con đường ấy trong bom đạn, mưa tuôn phải trả giá bằng bao mồ hôi, xương máu nhưng các anh vẫn tràn đầy nghị lực bất chấp gian khổ, hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Xe “không kính, không mui, không đèn” mà tâm thế vẫn ung dung thanh thản, khó khăn nhiều mà mắt vẫn “nhìn trời, đất, gió chim”, vẫn hiên ngang: “nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”. Những câu thơ dí dỏm, tinh nghịch, ngang tàng đầy sức trẻ của những chàng trai như thách thức với mọi khó khăn:

Không có kính, ừ thì có bụi

...........

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

    Nếu như hai khổ đầu  bài  thơ mang lại cho ta những cảm giác về những khó khăn thử thách thấy người lính dù sao cũng vẫn mơ hồ thì đến đây, thử thách, khó khăn ập tới cụ thể, trực tiếp. Đó là “bụi phun tóc trắng” và “mưa tuôn xối xả” (gió, bụi, mưa tượng trưng cho gian khổ thử thách ở đời). Trên con đường chi viện cho miền Nam ruột thịt, những người lính đã nếm trải đủ mùi gian khổ. Chuyện vặt ấy mà, có hề gì ! Nhịp điệu câu thơ, đặc biệt là các từ “ừ thì” đã nói lên rất rõ điều đó. Đọc những câu thơ trên, ta tưởng như nhìn thấy mái đầu bụi trắng, bộ mặt lấm lem và nghe rõ tiếng cười ha ha, sảng khoái của người lính.Nhưng đằng sau những dòng chữ bông đùa đáng yêu này là một bản lĩnh chiến đấu rất vững vàng của họ, bởi không vững vàng thì không thể đùa vui như vậy giữa cái tuyến đường Trường Sơn ác liệt này.

    Trước thử thách mới, người chiến sĩ vẫn không nao núng. Các anh càng bình tĩnh, dũng cảm hơn. “mưa tuôn, mưa xối xả”, thời tiết khắc nghiệt, dữ đội nhưng đối với họ tất cả chỉ “chuyện nhỏ”, chẳng đáng bận tâm, chúng lại như đem lại niềm vui cho người lính.Chấp nhận thực tế, câu thơ vẫn vút lên tràn đầy niềm lạc quan sôi nổi: “không có kính ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo”. Những tiếng “ừ thì” vang lên như một thách thức, một chấp nhận khó khăn đầy chủ động,  một thái độ cứng cỏi. Dường như gian khổ hiểm nguy của chiến tranh chưa làm mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ, trái lại họ xem đây là một dịp để thử sức mình như người xưa xem hoạn nạn khó khăn để chứng tỏ chí làm trai. Tình cảnh của các anh được miêu tả rất chân thực nhưng người chiến sĩ đã bình thường hoá cái không bình thường đó và vượt lên cùng tất cả sự cố gắng, cùng tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ chấp nhận gian khổ như một điều tất yếu, khó khăn không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần của họ. Hình ảnh của họ mang một vẻ đẹp kiên cường.

    Và sau thái độ ấy là những tiếng cười đùa, những lời hứa hẹn, quyết tâm vượt gian khổ hiểm nguy:”Chưa cần rửa.... khô mau thôi”. Cấu trúc câu thơ vẫn cân đối, nhịp nhàng theo nhịp rung cân đối của những bánh xe lăn. Câu thơ cuối 7 tiếng cuối đoạn có đến 6 thanh bằng “mưa ngừng gió lùa khô mau thôi” gợi cảm giác nhẹ nhõm, ung dung rất lạc quan, rất thanh thản. Đó là khúc nhạc vui của tuổi 18 - 20 hoà trong những hình ảnh hóm hỉnh: “phì phèo châm điếu thuốc - nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” ... ý thơ rộn rã, sôi động như sự sôi động hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Những vần thơ ít chất thơ nhưng càng đọc thì lại càng thấy thích thú, giọng thơ có chút gì nghịch ngợm, lính tráng. Ta nghe như họ đương cười đùa, tếu táo với nhau vậy.

    Có lẽ với những năm tháng sống trên tuyến đường Trường Sơn, là một người lính thực thụ đã giúp Phạm tiến Duật đưa hiện thực đời sống vào thơ ca - một hiện thực bộn bề, một hiện thực thô tháp, trần trụi, không hề trau chuốt, gọt rũa. Đấy phải chăng chính là nét độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật. Và những câu thơ gần gũi với lời nói hàng ngày ấy càng làm nổi bật lên tính cách ngang tàng của những anh lính trẻ hồn nhiên, yêu đời, trẻ trung. Đó cũng là một nét rất ấn tượng của người lính lái xe Trường Sơn. Cái cười sảng khoái vô tư, khác với cái cười buốt giá trong bài thơ “Đồng chí”, nụ cười hồn nhiên ấy rất hiếm khi gặp trong thơ ca chống Pháp, nụ cười ngạo nghễ của những con người luôn luôn chiến thắng và tràn đầy niềm tin.điều đó đã ngân lên câu hát nâng bước chân người lính đi tiếp những chặng đường mới: “lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Không dễ gì có được một thái độ dũng cảm đến ngang tàng và lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước can trường!

    Người lái xe trong bài thơ là những người chiến sĩ trẻ trung. Các anh rất trẻ trung, hồn nhiên, tâm hồn gần gũi với thiên nhiên. Trong tâm hồn họ chứa chan hy vọng. Không dễ gì có được thái độ lạc quan đến như thế nếu không mang trong mình một trái tim yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ. Phải nói rằng hình ảnh người chiến sĩ lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật thật tươi tắn và yêu đời. Chúng ta mãi mãi yêu quý và tự hào về họ. 



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/cam-nhan-ve-kho-3-4-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Hình ảnh người dân Gò Me được tác gỉa khắc họa chủ yếu qua hình ảnh những cô gái Gò Me với những chi tiết:

+ Má núng đồng tiền duyên dáng

+ Say sưa, cần cù trong công việc

+ Véo von điệu hò cổ truyền Nam Bộ

+ Tâm hồn mộng mơ theo bướm, theo chim.

→ Những chi tiết miêu tả đã thể hiện sự hồn nhiên, duyên dáng, hăng say trong công việc của những cô gái Gò Me. 

- Những chi tiết này cho em cảm nhận con người nơi đây là những người duyên dáng, chất phác, thật thà, hăng say lao động và có tâm hồn phong phú

NG
22 tháng 12 2023

- Những chi tiết khắc họa hình ảnh người nông dân Nam Bộ: 

Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương

Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa 

Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa

Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu 

Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau 

Những mặt đất 

Cha ông nhắm mắt 

Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. 

→ Đó là hình ảnh của những người nông dân mà cuộc sống của họ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long. Đó không chỉ là hình ảnh những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương mà còn là những con người biết đoàn kết để gìn giữ đất đai sông núi. 

13 tháng 10 2023

– Chi tiết được nhà thơ sử dụng để khắc hoạ hình ảnh người lính: “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều”; “anh thành ngọn lửa”; “anh không về nữa/anh vẫn một mình”; “ba lô con cóc/ tấm áo màu xanh/ làn da sốt rét/ cái cười hiền lành”; “Anh ngồi lặng lẽ”; “anh ngồi rực rỡ”

– Qua đó chúng ta thấy đặc điểm của người lính:

+ Những người lính giản dị, mộc mạc, chất phác.

+ Không ngại gian khó, hi sinh quên mình.

+ Tinh thần lạc quan, yêu đời.

+ Đoàn kết yêu thương nhau.

17 tháng 1 2023

Tham khảo:

- Những chi tiết khắc họa hình ảnh người nông dân Nam Bộ: 

Nông dân Nam Bộ gối đất nằm sương

Mồ hôi vã bãi lầy thành đồng lúa 

Thành những tên đọc lên nước mắt đều muốn ứa

Những Hà Tiên, Gia Định, Long Châu 

Những Gò Công, Gò Vấp, Đồng Tháp, Cà Mau 

Những mặt đất 

Cha ông nhắm mắt 

Truyền cháu con không bao giờ chia cắt. 

→ Đó là hình ảnh của những người nông dân mà cuộc sống của họ gắn với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long. Đó không chỉ là hình ảnh những con người cực nhọc cùng bùn đất để gây dựng quê hương mà còn là những con người biết đoàn kết để gìn giữ đất đai sông núi. 

7 tháng 2 2022

Tham Khảo 

Quan phụ mẫu ngồi trong đình vững chãi cao ráo, an toàn, có người gãi chân kẻ quạt mát, kẻ chực chầu điếu đóm, các tay chân ngồi hầu bài.

=> Chứng tỏ một cuộc sống sang trọng xa hoa rất cách biệt với cuộc sống lầm than cơ khổ của nhân dân

Quan chỉ mê bài, đáng lẽ phải tắm mưa gội gió đứng trên đê đốc thúc thì quan lại ngồi chơi bài tổ tôm nhàn nhã có kẻ hầu người hạ, ngài mà còn dỡ ván bài hay chưa hết hội thì dầu trời long đất lở, đe vỡ dân trôi ngài cũng thây kệ.Quan gắt khi có người báo tin đe vỡ- Mặc kệ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ bỏ tù những người dân báo tin đe vỡ, và ra lệnh đuổi cổ nó ra.Y tiếp tục đánh đến khi ù thông tôm chi chi nảy mặc cho dân rơi vòa cảnh đe vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng lúa má ngập hết. Kẻ sống không chỗ ở kẻ chết không nơi chôn, tình cảnh thảm sầu kể sao cho xiết.

=> Hai cảnh tượng hoàn toàn đối lập nhau. Nghệ thuật tương phản được tác giả vận dụng rất khéo léo.