K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 11 2023

- Đọc truyện truyền thuyết, cổ tích: Là những câu chuyện có yếu tố hoang đường kì ảo, kể về những câu chuyện kể về ước mơ của nhân dân vì vậy đọc cần truyền cảm, giàu cảm xúc, hóa thân vào nhân vật.

- Đọc thơ lục bát chúng ta cần đọc đúng nhịp của bài thơ, ngừng nghỉ đúng chỗ

- Khi đọc thể loại kí, hồi kí, du kí thì chúng ta cần đồng cảm với suy nghĩ của nhân vật để hiểu được cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện.

4 tháng 10 2023

Những điểm cần chú ý khi đọc:

Thơ:

- Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

- Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Truyện ngụ ngôn

- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn

Kí (tùy bút, tản văn)

- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình

- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn

Văn bản nghị luận

Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết

- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết

Văn bản thông tin

- Phân biệt trình tự triển khai của người viết

- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới

16 tháng 1 2023

- thường nội dung truyện luôn hướng về cái kết đẹp, người tốt thắng kẻ xấu, thể hiện khát vọng của nhân dân, luôn có nhân vật và sự việc.

- là loại thơ một câu 6 chữ và một câu 8 chữ xen kẽ nhau, âm cuối của câu 6 trùng với âm của từ thứ 6 trong câu 8 và âm cuối trong câu 8 trùng với âm của từ cuối trong câu 6.

-

+ Hồi kí: là những trải nghiệm mà tác giả đã trải qua được tác giả hồi tưởng lại và tạo ra tác phẩm.

+ Du kí: là những trải nghiệm mà tác giả đang được cảm nhận và người trực tiếp ghi lại.

- là những bài, đoạn văn bàn luận về một tác phẩm nào đó.

- là những văn bản cung cấp những thông tin chính xác, khách quan cho người đọc.

Bạn tham khảo nha: 

1. Truyện cổ tích: 

- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu.

- Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.

- Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,..

2. Thơ lục bát

Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát

+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

– Thứ hai: Về cách gieo vần

+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát

+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.

– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bát

Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.

3. Hồi kí, du kí

- Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả. Nhân vật xưng “tôi” trong hồi kí là hình ảnh của tác giả.

- Thường xưng “tôi”, “chúng tôi”, là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian hay những sự khác biệt trong nhận thức, quan niệm…

- “Ghi chép” hiểu theo cách thông thường là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.

4. Nghị luận văn học: 

- Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả

-  Tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

5. Văn bản thông tin: 

- Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.

- Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu....

28 tháng 10 2021

tự đi mà tìm là tốt

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Thơ bốn chữ, năm chữ:

+ Chú ý số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ.

+ Dựa vào trải nghiệm, trình độ của bản thân để cảm thụ và thấu hiểu nội dung của bài thơ.

+ Tìm hiểu rõ về xuất xứ (tác giả, hoàn cảnh sáng tác) của bài thơ.

+ Phát hiện ra các từ ngữ, hình ảnh tạo cảm xúc.

- Truyện:

+ Tìm hiểu về hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để hiểu được tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

+ Hiểu cốt truyện, diễn biến của tình tiết chính.

+ Nắm được tính cách của nhân vật từ đó hiểu tư tưởng, đặc điểm nghệ thuật của truyện

16 tháng 10 2018

a. Cặp câu thơ lục bát:

- Dòng đầu : 6 tiếng

- Dòng sau : 8 tiếng

b. Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:

c. Nhận xét: nếu tiếng thứ 6 là thanh trắc thì tiếng thứ 8 phải là thanh bằng, và ngược lại

d. Luật thơ lục bát:

Số câu: tối thiểu là câu lục bát, không giới hạn về số câu

- Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :

    + Câu lục : B – T – B

    + Câu bát : B – T – B – B

- Các tiếng lẻ : 1,3,5,7 không bắt buộc phải đúng luật.

- Vần :

    + Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

    + Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

 

- Nhịp :

    + Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3

    + Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

24 tháng 12 2016

Hỡi các bạn nhỏ thân yêu ơi

Dế mèn tôi đây cũng lắm tuổi rồi

Các bạn hãy thương cho phân tôi với

Bởi lẽ bạn tôi dế choắt mất rồi

Bạn nào cho tôi một chia sẻ

Tôi sẽ đưa bạn đến niếm vui

Dế choắt thân yêu không tỉnh lại

Tôi buồn, tôi khóc, chán lắm rồi!