K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2023

Đọc bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Bình Nguyên, em lại thấy ấn tượng sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Người mẹ hiện lên qua hình ảnh "bàn tay mẹ" đã khắc họa tình yêu thương bao la vô bờ dành cho con. Đôi bàn tay ấy đã che chở để con vượt qua những giông tố cuộc đời "Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng". Khi còn thơ bé, mẹ vẫn bồng bế con trên đôi tay quen thuộc ấy. Từng lời ru ngọt ngào, trong trẻo của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ say nồng. Mẹ còn gọi con bằng những cái tên âu yếm, thân thương "cái trăng vàng", "cái trăng tròn", "cái Bài tham khảo:

Mặt trời bé con". Có thể nói, con là động lực, sức mạnh cổ vũ cho mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con có thể lớn khôn, trưởng thành bước vào đời "Bàn tay mang phép nhiệm mầu/ Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi". Với thể thơ lục bát truyền thống, hình ảnh thơ gần gũi kết hợp với biện pháp điệp "À ơi cái này", nhân hóa "cái trăng vàng ngủ ngon" đã giúp các câu thơ có nhịp điệu, sâu lắng như lời hát ru thân thương. Từ đây, nhà thơ gợi nhắc tới chúng ta tình yêu thương rộng lớn không gì sánh bằng của mẹ dành cho con cái.

18 tháng 12 2023

Đoạn văn mà bạn

25 tháng 11 2021

ai ma biet mai lop 4 a

25 tháng 11 2021

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

10 tháng 3 2022
Chúc mẹ chồng tương lai 8/3 vui vẻ ❤Sớm gả con trai cưng của mẹ cho con nhaaa
10 tháng 3 2022

cái j vậy trời

13 tháng 12 2021

Bạn tham khảo :

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

 

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

13 tháng 12 2021

Tham khảo

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

 
21 tháng 2 2022

TK

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ được kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố tự sự và miêu tả. Cả bài thơ là một câu chuyện thú vị và hấp dẫn về sự ra đời của loài người. Nhà thơ Xuân Quỳnh đưa ra một đầu đề thật là mới mẻ: trẻ con là thứ đầu tiên xuất hiện trên thế giới này, trước cả thiên nhiên. Sau đó, bởi trẻ con cần, bởi trẻ con muốn, nên mới có mặt trời, có hoa cỏ, có chim muông, có đường đi, có sông biển… Và hơn hết, trẻ con không chỉ cần những điều như thế. Các em còn cần được yêu thương, được quan tâm, được dạy dỗ, vì vậy mới có mẹ, có bố, có bà, có thầy cô, mái trường. Những hình ảnh ấy, được miêu tả một cách đáng yêu, ngộ nghĩnh, bởi chúng hiện ra dưới con mắt ngây thơ của một đứa trẻ. Cách kể chuyện vừa thú vị, vừa lạ lẫm ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh, đã nói với người đọc rằng hãy thêm quan tâm đến trẻ con. Hãy yêu thương, quan tâm, đặt các em lên đầu trái tim của mình. Qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người, chúng ta cảm nhận được một tình yêu trẻ con tha thiết và nồng ấm của tác giả.

21 tháng 2 2022

Tham khảo

Trong những bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả đã từng được đọc, em thích nhất là bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là lời của một chú chiến sĩ kể về cậu bé liên lạc Lượm dũng cảm, hoạt bát. Hình ảnh một cậu bé nhỏ tuổi, với đôi má đỏ bồ quân, đội chiếc mũ lệch, tung tăng nhảy nhót trên đồng ruộng, cứ in sâu mãi vào tâm trí em. Tuy còn nhỏ, nhưng việc cậu ấy làm chẳng nhỏ chút nào. Sự dũng cảm, hết mình vì nhiệm vụ của Lượm khiến em vô cùng nể phục. Giây phút đọc được Lượm đã ra đi vì độc lập dân tộc, em đau xót vô cùng. Cũng như người chiến sĩ trong bài thơ, em đau xót, bàng hoàng đến không thể tin vào điều đó. Thật đắng cay, xót xa thay. Tuy nhiên, em chắc chắn rằng, Lượm tuy hi sinh, nhưng em sẽ vẫn sống mãi trong lòng những người dân Việt, cùng với đất nước ta. Những cảm xúc ấy, chính là từ bài thơ Lượm đã mang đến cho em.

1 tháng 3 2022

Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh một em bé thiếu nhi hi sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nội dung chính của bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chú bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Về nghệ thuật, Tố Hữu chủ yếu sử dụng sử dụng từ láy, lối thơ tự sự, điệp từ, so sánh,… góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Lượm xuất hiện với dáng người nhỏ nhắn, mang theo chiếc xắc xinh xinh vui sướng đi làm nhiệm vụ. Ngoại hình với đôi má ửng đỏ bồ quẩn, dáng đi thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, miệng huýt sáo vang,… đều tô đạm nét hồn nhiên ở chú bé. Thế nhưng giữa cánh đồng lúa chín, em nằm đó, máu chảy đỏ như hoàng hôn. Lượm đã hi sinh trên đường làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người. Bằng lời thơ bốn chữ giản dị, tác giả đã thể hiện thành công lớp người thiếu niên nhỏ tuổi yêu nước trong thời kì kháng chiến.

6 tháng 3 2022

tra mạng hay tự làm đấy

10 tháng 2 2022

THAM KHẢO 

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.

10 tháng 2 2022

tham khảo

 

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ - Đêm nay Bác không ngủ 

“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một tác phẩm hay viết về Bác Hồ. Khi đọc bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, người đọc đã cảm nhận được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân cũng như tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ giống như một câu chuyện kể lại của người chiến sĩ về một đêm được chứng kiến sự việc Bác Hồ không ngủ. Hình ảnh Bác đã được phác họa qua đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Dù là một vị chủ tịch nước, nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Người luôn hiểu được mọi gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp: “Bóng Bác cao lồng lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Bác giống như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích (dưới mái lều tranh, trong đêm khuya, giữa rừng sâu). Mạch cảm xúc của bài thơ được đẩy lên cao khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy. Anh thấy Bác vẫn còn thức giấc, anh lo lắng cho sức khỏe của Bác trước chặng đường hành quân khó khăn phía trước. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Bài thơ đã khắc họa được một bức chân dung sáng ngời của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn.

Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người - một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố, thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.

16 tháng 5 2022

tham khảo
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu