K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bổ sung trạng ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong các đoạn văn dưới đây:a) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.Theo Thiên Lương(Trạng ngữ: có lúc, giữa lúc gió đang gào...
Đọc tiếp

Bổ sung trạng ngữ trong ngoặc đơn vào chỗ thích hợp trong các đoạn văn dưới đây:

a) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

Theo Thiên Lương

(Trạng ngữ: có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tiếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, các bạn nam rủ nhau đá cầu. Mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Mấy bạn đang túm tụm xem chung một tờ báo Thiếu niên.

Theo Vũ Thanh Quang

(Trạng ngữ: dưới bóng cây, chỗ kia)

2
D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 10 2023

a, Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.  Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tiếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, các bạn nam rủ nhau đá cầu. Chỗ kia, mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Dưới bóng cây, mấy bạn đang túm tụm xem chung một tờ báo Thiếu niên.

NG
6 tháng 10 2023

a, Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.  Những cây đại thụ có khi cũng bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Giữa lúc gió đang gào thét ấy, Cánh chim đại bàng vẫn bay lượn trên trời. Có lúc, chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Có lúc, chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

b) Sân trường đang vắng lặng bỗng chốc ồn lên những tiếng cười, tiếng nói vui vẻ. Chỗ này, cóc bạn nam rủ nhau đá cầu. Chỗ kia, mấy bạn đang ríu rít trò chuyện. Phía các bạn nữ, cuộc nhảy dây đang trở nên hấp dẫn. Xế bên cạnh, một nhóm bạn cả nữ lẫn nam chơi trò bịt mắt bắt dê. Dưới bóng cây, mấy bạn đang túm tụm xem chung một tờ báo Thiếu niên.

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc...
Đọc tiếp

Hai đoạn văn sau không mạch lạc vì một số câu chưa có trạng ngữ (cho trong ngoặc đơn). Hãy gạch dưới những câu đó.

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

1
19 tháng 8 2018

a) Cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. Cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.

(đến ngày đến tháng, mùa đông)

b) Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội. Những cây đại thụ có khi cũng bị bật gốc cuốn tung xuống vực thẳm. Cánh chim đai bàng vẫn bay lươn trên nền trời. Có lúc chim cụp cánh lao vút đi như một mũi tên. Chim lại vẫy cánh, đạp gió vút lên cao.

(có lúc, giữa lúc gió đang gào thét ấy)

Đọc và trả lời câu hỏi:Có một cây sồi mọc ở ven sông. Nó cao lớn sừng sững nên rất xem thường những cây sậy bé nhỏ dưới chân mình. Một hôm, trời nổi bão. Mưa gió dữ dội làm bật gốc cây sồi, khiến nó đổ gục xuống sông. Nhìn thấy đám sậy vẫn tươi xanh rì rào hai bên bờ, cây sồi ngạc nhiên hỏi:- Sao các bạn yếu ới thế mà không bị gió thổi đổ? Còn tôi lực lưỡng thế này mà bị bật cả gốc?Đám...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời câu hỏi:

Có một cây sồi mọc ở ven sông. Nó cao lớn sừng sững nên rất xem thường những cây sậy bé nhỏ dưới chân mình. 

Một hôm, trời nổi bão. Mưa gió dữ dội làm bật gốc cây sồi, khiến nó đổ gục xuống sông. Nhìn thấy đám sậy vẫn tươi xanh rì rào hai bên bờ, cây sồi ngạc nhiên hỏi:

- Sao các bạn yếu ới thế mà không bị gió thổi đổ? Còn tôi lực lưỡng thế này mà bị bật cả gốc?

Đám sậy trả lời:

- Anh to khỏe nhưng đứng đơn độc một mình. Còn chúng tôi tuy nhỏ yếu nhưng luôn quây quần bên nhau. Chúng tôi dựa vào nhau nên gió bão chẳng thể nào thổi đổ được.

Nghe vậy, cây sồi xấu hổ vì đã từng coi thường đám sậy

Theo sách Tiếng Việt vui

 

Nội dung chính của đoạn văn bản này là gì?

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 11 2023

Thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.

Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.                                                               ...
Đọc tiếp

Bổ sung trạng ngữ vào chỗ thích hợp trong một đoạn văn dưới đây để giải thích:

a) Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Chuột phải gặm các vật cứng.

                                                                                         Theo Phạm Văn Bình

(Trạng ngữ: để khỏi vướng víu, để mài cho răng mòn đi)

b) Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

                                                                                        Theo Phạm Văn Bình

(Trạng ngữ: để tìm kiếm thức ăn, để mài cho xương mòn đi)

1
NG
9 tháng 10 2023

a, Vì sao chuột thường gặm các vật cứng?

Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của loài chuột mỗi ngày mọc một dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để khỏi vướng víu, Chuột phải gặm các vật cứng.

b, Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên?

Các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mõm lợn rừng rất dài. Xương mũi của chúng rất cứng. Để tìm kiếm thức ăn,Chúng thường dùng cái mũi và cái mồm đặc biệt đó dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả cảnh thanh bình ở làng quê     Cảnh làng quê em vào buổi sáng thật …..(1). Mặt trời…..(2) khỏi rặng núi,……(3) những tia nắng ấm áp khắp nơi. Gió….(4) nhẹ, hàng phi lao đang……(5) xuống dòng nước mương trong cũng rì rào ca hát. Những con trâu …….(6) theo bác nông dân ra đồng cày ruộng. Những con cò vẫn……..(7) bên ruộng lúa. Những chiếc nón lá của mấy cô làm...
Đọc tiếp

Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả cảnh thanh bình ở làng quê

     Cảnh làng quê em vào buổi sáng thật …..(1). Mặt trời…..(2) khỏi rặng núi,……(3) những tia nắng ấm áp khắp nơi. Gió….(4) nhẹ, hàng phi lao đang……(5) xuống dòng nước mương trong cũng rì rào ca hát. Những con trâu …….(6) theo bác nông dân ra đồng cày ruộng. Những con cò vẫn……..(7) bên ruộng lúa. Những chiếc nón lá của mấy cô làm cỏ……(8) trên cánh đồng trông xa như những……..(9) nổi bật trên thảm lúa …..(10)

(Từ ngữ cần điền: bông hoa trắng, nhô lên, lặn lội kiếm ăn, thổi, soi bóng, rọi, thanh bình, xanh mượt, nhấp nhô, đủng đỉnh)

 

Câu 2:

Tìm từ có tiếng bình điền vào chỗ chấm thích hợp trong câu sau

a. Anh ấy đã …………..vô sự trở về.

b. Bạn ấy đã………vượt qua các câu hỏi của chương trình.

c. Các mặt hàng đều có giá …………không hề đắt đỏ chút nào

 Câu 3:

Tìm các từ đồng âm với mỗi từ in nghiêng sau:

a. Quả vải

b. Cánh đồng

c. Đường trắng

d. Ca hát



3
23 tháng 10 2021

Câu 1 : (1) thanh bình ; (2) nhô lên ; (3) rọi ; (4) thổi ; (5) soi bóng ; (6) đủng đỉnh ; (7) lặn lội kiếm ăn ; (8) nhấp nhô ; (9) bông hoa trắng ; (10) xanh mượt

Câu 2 : 

a. Anh ấy đã bình an vô sự trở về.

b. Bạn ấy đã bình tĩnh vượt qua các câu hỏi của chương trình.

c. Các mặt hàng đều có giá bình dân không hề đắt đỏ chút nào

Câu 3 : 

a. quả vải: vải lụa.

b. cánh đồng: tượng đồng, đồng tiền.

c. đường trắng: con đường.

d. ca hát: cái ca, ca trực.

23 tháng 10 2021

ờm cảm ơn

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội bang qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hang. Nó bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

     - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các cành nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXBTổng hợp TP HCM)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt và biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản trên. 

Câu 2: Chỉ ra và xác định vai trò của trợ từ trong câu văn: Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

Câu 3: Từ lời nói của cây sồi già trong văn bản, kết hợp với hiểu biết xã hội, bằng một văn bản nghị luận khoảng 2/3 trang giấy, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.

0
11 tháng 4 2017

Em chọn và thêm trạng ngữ vào chỗ thích hợp sau:

a) "Cây gạo ............. Mùa đông, cây chỉ còn ................ Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió .......................".

b) Ở Trường Sơn,... Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn... Có lúc, chim lại..."

23 tháng 3 2017

Em chọn và thêm trạng ngữ vào chỗ thích hợp sau:

a) "Cây gạo ............. Mùa đông, cây chỉ còn ................ Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió .......................".

b) Ở Trường Sơn,... Giữa lúc gió đang gào thét ấy, cánh chim đại bàng vẫn bay lượn... Có lúc, chim lại..."

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:          Trời bắt đầu tối sầm lại, rồi sấm chớp nổi lên ầm ầm. Cơn mưa đổ xuống như xối nước. Gió thổi mạnh chưa từng thấy. Đó là cơn dông của mùa hạ. Trời tối đến nỗi không gian như được nhuộm một màu xanh đậm. Mưa trùm lên tất cả khiến cây cối và vạn vật trông lờ mờ như phủ một tấm màng nhện to lớn. Chốc chốc, một...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

          Trời bắt đầu tối sầm lại, rồi sấm chớp nổi lên ầm ầm. Cơn mưa đổ xuống như xối nước. Gió thổi mạnh chưa từng thấy. Đó là cơn dông của mùa hạ. Trời tối đến nỗi không gian như được nhuộm một màu xanh đậm. Mưa trùm lên tất cả khiến cây cối và vạn vật trông lờ mờ như phủ một tấm màng nhện to lớn. Chốc chốc, một con gió thổi đến làm cây cối cúi rạp xuống, rồi lại lật ngửa lên như những cánh tay giơ lên vẫy cuồng loạn. Khi toàn bầu trời nhuộm một màu xanh đậm nhất thì bỗng “ xoẹt” một cái – một tia chớp lóe lên, khiến ta có thể nhìn thấy chỉ trong chớp mắt những ngọn cây ở cách đó hàng trăm mét, rồi tất cả đều tối sầm lại. Một tiếng sét khủng khiếp nổ vang, tiếp theo là tiếng rầm rầm, gầm thét từ không trung dội đến, nghe như tiếng thùng rỗng từ trên đỉnh cầu thang dài vừa lăn xuống, vừa tung lên tung xuống nhiều lần.

a)     Đoạn văn miêu tả cảnh gì? Cảnh vật đó được tác giả miêu tả qua những sự vật, hiện tượng nào?

b)    Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh vật mà tác giả sử dụng trong đoạn văn. Sau đó, em hãy tìm thêm các từ ngữ miêu tả cơn mưa bất chợt.

1
20 tháng 9 2018

a) Đoạn văn trên miêu tả cảnh "Cơn dông mùa hạ". Cảnh vật đó được tác giả miêu tả qua những sự vật, hiên tượng là: Trời tối sầm lại,Sấm chớp ,mưa đổ như xối, gió thổi mạnh, không gian nhuộm màu xanh, cây cối, một tia chớp lóe lên,tiếng sét.

b)Các từ đó là: Tối sầm lại, một màu xanh đậm, một tấm màng nhện to lớn, tiếng thúng rỗng. Tìm thêm các từ là:Mây đen kéo đến, trời nổi gió, ......

Bài này thì em có thể tham khảo thêm trên mạng. Chúc em được điểm cao nhé!