K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
5 tháng 10 2023

2.

a) Hành động của Rai-ân như một lời kêu gọi sự quan tâm và giúp đỡ những người gặp khó khăn ở khắp nơi trên thế giới.

b) Những điều khiến cho em thấy thích ở tính cách của Rai-ân: lòng nhân ái, tính kiên trì, sự chăm chỉ, sự kiên định, quyết tâm theo đuổi ước mơ,...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

   Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đằng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.

   Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!

   Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!

   Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!

NG
3 tháng 10 2023

Em nghe câu chuyện của thầy cô và trả lời câu hỏi

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

15 tháng 2 2018

a) Đoạn 1 : Cuộc sống tự do, sung sướng của chim sơn ca và bông cúc.

- Bông cúc đẹp như thế nào ?

Bên bờ rào của khu vườn nhỏ, có bông cúc trắng nổi bật giữa đám cỏ dại.

- Sơn ca làm gì và nói gì ?

Chú sơn ca sà xuống, líu lo hót rằng: “Bạn cúc ơi! Bạn mới xinh xắn và dễ thương làm sao!".

- Bông cúc vui như thế nào ?

Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng vui khôn tả.

b) Đoạn 2 : Sơn ca bị cầm tù.

- Chuyện gì xảy ra vào sáng hôm sau ?

Sớm hôm sau, bông cúc trắng đang xoè cánh đón bình minh thì chợt nghe thấy tiếng hót buồn thảm. Sơn ca đã bị bắt nhốt trong lồng.

- Bông cúc muốn làm gì ?

Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.

c) Đoạn 3 : Trong tù.

- Chuyện gì xảy ra với bông cúc ?

Hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn.

- Sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào ?

Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca đói khát, ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa.

d) Đoạn 4 : Sự ân hận muộn màng.

- Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì ?

Hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận.

- Các cậu bé có gì đáng trách ?

Hai cậu bé rất vô tình với cả sơn ca và bông cúc trắng.

6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha

 

7 tháng 9 2016

1, trong trường hợp này người nghe muốn hiểu về con người và sự việc 

người kể phải trình bày diễn biến sự việc

7 tháng 9 2016

mình chỉ trả lời được ý thứ nhất thôi

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Em nghe cô giáo và các bạn kể lại nội dung câu chuyện Chiếc tẩu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

2. 

a) Cậu bé có cảm giác như vậy vì thấy mình đã suy nghĩ đúng, làm đúng, vượt qua chính những cám dỗ trong lòng mình để lớn lên.

b) Điểm đáng quý ở Gioi-xơ là dũng cảm sửa sai. Ngay khi ngồi trên chiếc đu, cậu bé đã thấy “một nỗi kinh hoàng trào lên” vì nhận ra rằng mình đã cắp chiếc tẩu. Rồi cậu trào nước mắt nhớ đến mẹ đã tin tưởng cậu như thế nào. Cậu như bị ai châm kim vào người. Thế là cậu cắm cổ chạy về tiệm tạp hoá, trả chiếc tẩu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

a. Đoạn văn kể về sự việc Gióng nghe sứ giả loan tin tìm người tài giỏi trước nạn giặc Ân xâm lược bờ cõi. Gióng bèn bảo mẹ mời sứ giả vào, dặn sứ giả rèn roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để mình đánh giặc cứu nước.

b. Chi tiết quan trọng nhất là Gióng dặn sứ giả rèn cho mình roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để mình đánh giặc cứu nước.

Ý nghĩa của chi tiết này: cho thấy sự lớn lên thần kì của Gióng: từ cậu bé 3 tuổi không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy trơ trơ mà lại biết đưa ra những yêu cầu để đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc. Những vũ khí mà Gióng yêu cầu chính là phương tiện phò trợ để Gióng đánh thắng giặc Ân trong phần sau của câu chuyện. Bởi vậy chi tiết này có liên quan mật thiết với sự phát triển của câu chuyện.

6 tháng 9 2016

cậu cũng học lớp 6 à trường nào thế

 

6 tháng 9 2016

THCS quang tien