K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm đối với nhóm làm phim về quá trình 4 năm với thời gian quay và ghi hình rất nhiều tại nhiều quốc gia khác nhau để mang tới những thước phim chân thực.

Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò cho người đọc và các nhà làm phim có nhiều khách quan tiếp nhận thông tin và đặc biệt ta thấy được tính chân thực của bộ phim.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm đối với nhóm làm phim thông qua những đoạn văn khen ngợi về cảnh quay, chất lượng quay và quy mô của bộ phim. Ông cũng so sánh với các bộ phim khác đồng thời đưa ra số liệu cụ thể trong phần cuối bài để nhấn mạnh tới công sức và tâm huyết mà những người làm phim dồn vào tác phẩm này.

Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm khiến cho các thông tin được đưa ra tăng tính chân thật và thuyết phục, đồng thời cũng khơi gợi cảm xúc ấn tượng, khâm phục và biết ơn nơi người đọc đối với những người làm phim.

9 tháng 11 2021

Tham khảo!

+  

Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.Không miêu tả cụ thể, hoàn cảnh chính chỉ chọn những chi tiết, thuộc tính, sự việc có khả năng gợi cảm để biểu hiện cảm xúc, tư tưởng, tránh tình trạng lạc đề, sa đà vào văn miêu tả

+Khi viết văn biểu cảm, học sinh có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.Vì:

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, học sinh sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Dù cho sử dụng phương thức biểu cảm nào đi chăng nữa thì học sinh cũng cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Văn bản thông tin cung cấp cho bạn đọc thông tin để ta thấy được quan điểm, suy nghĩ của người viết. Văn bản trên đã cung cấp đến cho bạn đọc thông tin về sự sống và cái chết trên Trái Đất.

- Các yếu tố miêu tả được tìm thấy nhiều nhất ở các đoạn 2,3,4 với cách sử dụng nhiều danh từ riêng, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện nhiều ở các đoạn 1,3,4 với các sự kiện, tình tiết, giọng người kể chuyện. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong các đoạn 1,2 với các từ bộc lộ thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,...Các yếu tố nghị luận xuất hiện trong các đoạn 1,3,4 với những lí lẽ, bằng chứng nhằm thể hiện quan điểm người viết và thuyết phục bạn đọc. Các phương thức biểu đạt được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cho văn bản. 

8 tháng 3 2023

- Những đặc trưng của văn bản thông tin đã được thể hiện đầy đủ và rõ ràng trong văn bản đó. Văn bản trên đã cung cấp đủ thông tin liên quan đến vấn đề, đã đảm bảo tính chính xác, có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là các số liệu thống kê, …

- Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận đã được phối hợp sử dụng một cách hiệu quả và thành công trong văn bản. Các yếu tố này giúp văn bản có tính chính xác, khách quan hơn, dễ hiểu hơn và tăng hiệu quả tác động với người đọc.

 
8 tháng 3 2023

https://tailieumoi.vn/bai-viet/30877/de-bai-nhung-dac-trung-cua-loai-van-ban-thong-tin-da-duoc-the-hien-nhu-the-nao-trong-van-ban-nay-mnqgw

2 tháng 6 2018

- Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc và điệp từ. Điệp từ Yêu được lặp lại tới 6 lần, đứng đầu câu mở ra sau động từ yêu ấy là mở ra một không gian, cảnh vật, nét riêng của thành phố. Cụm từ “Tôi yêu...” được lặp lại 4 lần.

- Qua đó tác giả đã thể hiện được tình yêu tha thiết của mình với một thành phố trẻ, phát triển vô cùng năng động của cả nước.

11 tháng 1 2022

mik cũng ho nhớ lắm mong bạn thông cảm nhá

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật. Câu  2: Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm...
Đọc tiếp

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.

Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.

B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.

C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.

D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.

Câu  2: Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?

A.   Giúp người viết thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc của mình đối với sự việc

B.   Giúp người viết hiểu sâu sắc về sự việc được kể.

C.   Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.

D.   Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động và phong phú.

Câu 3: Trong các câu văn sau, câu nào có yếu tố miêu tả?               

A.   Những bông hoa đang nở.

B.   Những thử ruộng đã được cày xới kĩ càng.

C.   Bụi hoa hướng dương nở rộ, vàng óng bên cây dừa lớn dáng sừng sững.

D.   Những ngôi nhà cao rộng .

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm ?

A.   Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương.

B.   Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

C.   Khi người ta khổ quá thì người chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

D.   Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chớ không nỡ giận.

1
21 tháng 10 2021

1D

2D

3C

4A

Theo tác giả, văn hoá phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát, trong từng thời đoạn cụ thể, mỗi con đường mạnh yếu khác nhau, nhưng chúng luôn tương tác để tạo nên sự cân bằng của chính thể văn hoá. Em đồng ý với quan điểm của tác giả bởi trong câu chuyện "ổ bánh mì", tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục cho quan điểm này.

4 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 2 2019

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.

b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.

c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.

NG
27 tháng 12 2023

Tình cảm của tác giả trong văn bản :

+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).

+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).

=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.