K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người vô danh, hằng ngày khiêm nhường, lặng lẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách thầm lặng. Trong số những con người đó nổi bật lên hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng, tự giác vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người.

 
16 tháng 9 2023

- Đề tài: mỉa mai, châm biếm

- Cốt truyện kể về việc một ông chồng cứ ngỡ vợ khen mình văn hay, chữ đẹp nhưng sự thật thì người vợ đang trêu trọc, châm biếm.

- Bối cảnh: cặp vợ chồng cùng trao đổi, nói chuyện hằng ngày.

30 tháng 4 2018

Tác giả Nguyễn Thành Long​ đặt tên cho truyện là ” Lặng lẽ Sa Pa” vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch thơ mộng, nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Thế nhưng trong cái vỏ yên tĩnh lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết với công việc với đất nước. Họ là những người không có tên – tên tuổi của họ gắn liền với công việc đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh múi Yên sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn rau, chăm chỉ rình xem cách con ong lấy phấn để thụ phấn cho hoa, xu hòa lai tạo giống và cho ra giống xu hào to hơn, ngọt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc, đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày nào xa cơ quan, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất, những con người ấy họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước. Nhan đề ” Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện, ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa công việc thầm lặng của các nhà khoa học nơi Sa Pa.

30 tháng 4 2018

"Lạng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long

Sa Pa là một địa danh nổi tiếng thuôc tỉnh Cao Bằng , nơi đây có những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ và đăc biệt hơn là cái không khí bình yên tĩnh lặng riêng biệt nơi núi rừng được tác giả cảm nhận thật sâu sắc cho người đọc thấy được một Sa Pa lặng lẽ, êm ả và thơ mộng.Nguyễn Thành Long còn gửi gắm chân lí độc đáo hơn đó là những con người lao động nơi đây. Họ cố gắng làm việc cống hiến thành quả của mình cho mọi người, cho đất nước trong lặng thầm.Họ là những con người rất đỗi khiêm tốn là những con người vô danh với một mong muốn được làm việc như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét ,...Công việc với họ luôn đi đôi với nhau, và thành quả ấy làm họ càng nhiệt huyết cố gắng hơn trong công việc chỉ với khao khát duy nhất là cống hiến trong lặng thầm.Nhan đề đã thể hiện sâu sắc hơn vẻ dệp con người nơi núi rừng Sa Pa được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng của họ, hay nhịp sống êm ả bình yên của Sa Pa.

29 tháng 11 2018

Yếu tố độc thoại nội tâm :

+ Và tại sao họa sĩ cảm thấy mình bối rối ? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ , e lệ , đứng giữa các cuống dơn , không cần hái hoa nữa , ôm nguyên bó hoa trong tay lắng nghe ? Vì sao họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , 1 nét thôi đủ khảng định 1 tâm hôn , khơi gợi 1 ý sáng tác , 1 nét ms đủ là giá trị 1 chuyến đi dài .

+ Làm 1 bức chân dung , phác họa như ông làm đây , hay rồi vẽ dầu , làm thế nào làm hiện lên đk mẫu người ấy ? Cho người xem hiểu đk anh ta , mà ko phải hiểu như 1 ngoi sao xa ? Và làm thế nào đặt đk chính tấm lòng của nhà hoạc sĩ vào giữa bức tranh đó ?

+

29 tháng 11 2018

ok mình cảm ơn cậu nhaaa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Tác phẩm truyện mà em thích nhất: Bầy chim chìa vôi

- Đề tài của truyện: trẻ em

- Các nhân vật trong truyện: Mon, Mên, những chú chim chìa vôi. Trong đó có nhân vật chính là Mon, Mên

Mon là một cậu bé giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương động vật

Mên ra dáng đàn anh, biết sắp xếp và quyết định công việc.

- Cốt truyện: 

1. Hai anh em Mon và Mên đang nằm ngủ thì trời mưa to. Mon lo lắng cho đàn  chim chìa vôi.

2. Bầy chim chìa vôi làm tổ rất đặc biệt: chúng chọn bãi đất nổi giữa song để làm tổ và mùa mưa đến là lúc chúng cất cánh bay lên.

3. Hai anh em đã tìm cách để ra giữa sông cứu đàn chim chìa vôi.

4. Ra đến nơi hai anh em đã chứng kiến cảnh bầy chim cất cánh. Hai anh em vô cùng xúc động.

Tóm tắt: Vào đêm mưa giông, Mon đang ngủ thì giật mình thức giấc vì bầy chim chìa vôi đang bị kẹt giữa bãi cát. Hai đứa trẻ sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chìm mất. Hai anh em bơi đò ra giữa sông để mang chúng vào bờ. Khi bình minh lên hai đứa trẻ đã được chúng kiến một cảnh huyền thoại hiện ra trước mắt, những cánh chim nhỏ bé đã bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên. chứng kiến cảnh tượng đó cả hai đứa trẻ đã vô cùng xúc động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản

Đề tài

 

 

Câu chuyện

Sự kiện

Nhân vật

Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự

Câu chuyện về “chứng tích thời đại” là căn nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự và vẻ đẹp con người của cụ Phan Bội Châu.

Quỳnh và Tuấn đã có dịp tới thăm nhà cụ Phan Bội Châu, được tận mắt trông thấy cụ, được cụ trò chuyện, hỏi han, chỉ dạy về tinh thần yêu nước.

Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927

- Tuấn

- Quỳnh

- Cụ Phan Bội Châu.

Tôi đã học tập như thế nào?

Sự quan trọng của việc tự học và đọc sách.

Pê-xcốp hồi tưởng về quá khứ nghịch ngợm, bồng bột khi còn nhỏ của mình, sau đó trở về với thực tại, kể cho người đọc về động cơ khiến bản thân mình thay đổi tốt hơn từng ngày: đó là nhờ vào việc tự học và tự đọc sách.

- Nhân vật Pê-xcốp hồi tưởng về kí ức đi học của mình.

- Nhân vật Pê-xcốp khi trưởng thành, nhìn nhận lại bản thân mình và chia sẻ với người đọc suy nghĩ của mình

- Nhân vật Pê – xcốp.

- Đức giám mục Cri-xan-phơ

Xà bông “con vịt”

Tinh thần yêu nước, yêu quê hương, luôn muốn đất nước và cuộc sống trở nên tốt đẹp, phát triển hơn của nhân dân Nam Kỳ.

Ông Cai Tuất cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi.

- Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”.

- Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh.

- Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước.

- Những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò.

- Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân.

- Trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình.

- Cai Tuất

- Trần Chánh Chiếu

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Văn bản

Đặc điểm

Mắt sói

Lặng lẽ Sa Pa

Kiểu cốt truyện

Cốt truyện đa tuyến

Cốt truyện đơn tuyến

Nhân vật

Sói Lam, Phi Châu, Ánh Vàng, lạc đà Hàng Xén, Báo,…

Anh thanh niên, ông lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ

Chủ đề

- Niềm tin và sự đồng cảm của muôn loài trên thế giới.

- Ca ngợi tình anh em, tình bạn giữa con người và loài vật.

- Thể hiện nỗi lo âu, đau đớn trước hành động tàn phá thế giới tự nhiên của con người.

Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

13 tháng 9 2023

- Luận đề: khẳng định nền độc lập của đất nước Đại Việt.

- Luận điểm, lí lẽ và bằng chứng:

+ Luận điểm 1: Tư tưởng của tác giả (yên dân và trừ bạo).

+ Luận điểm 2: Phân định rõ ràng về sự tồn tại của đất nước (có nền văn hiến riêng, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, lịch sử riêng và có chế độ, chủ quyền riêng).

+ Luận điểm 3: Thể hiện ý chí, sức mạnh của nhân nghĩa và của độc lập dân tộc (“Lưu Cung tham công nên thất bại/Triệu Tiết thích lớn”, “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô/Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”...).

13 tháng 9 2023

Câu 1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản:

Luận điểmLí lẽ và bằng chứng
Luận điểm 1: Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến.

Luận điểm 2: Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư".
Luận điểm 3: Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà".
Luận điểm 4: Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư".
16 tháng 9 2023

- Đề tài: Bức tranh thiên nhiên sinh động và tình yêu đối với thiên nhiên

- Nội dung: Tác phẩm cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, cậu bé Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về năng lực của em học sinh này. Cô giáo quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên con đường về nhà Va-xu-skin, cô giáo đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua một khu rừng mùa đông để có thể đến trường, trong khu rừng đó có một cây sồi rất hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lý do tại sao cậu bé lại thường xuyên đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.