K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Những kĩ năng viết để tăng sức thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống

Mở bài

Nêu vấn đề cần bàn luận

Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối

 

 

 

Thân bài

Giải thích được từ ngữ quan trọng và ý nghĩa của ý kiến cần bàn luận

Trình bày vấn đề cần bàn luận

Trình bày ý kiến đồng tình hay phản đối về vấn đề cần bàn luận

Nêu được ít nhất hai lí lẽ một cách thuyết phục để làm rõ luận điểm

Nêu được bằng chứng đa dạng, cụ thể, phù hợp với luận điểm

Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí

Kết bài

Khẳng định lại vấn đề

Đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học rút ra từ vấn đề bàn luận

Trình bày, diễn đạt

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

Diễn đạt chặt chẽ, thuyết phục

16 tháng 9 2023

1. Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,...).

2. Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em:

+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để khắc phục.

+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Để tự nhận thức đúng về bản thân, em cần:

+ Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.

+ Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.

+ So sánh những nhận xét đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.

+ Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.

NG
8 tháng 1

* Bài nói tham khảo: 

Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.

Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.

Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.

Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. 

Trên đây là phần trình bày của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

16 tháng 9 2023

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Là kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và các thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên

Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên,...

Gồm các phần:

- Mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích

- Nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên

- Kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích

Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống

Là văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian địa điểm, tên tổ chức, hoặc cá nhân nhận kiến nghị, thông tin về người viết kiến nghị, lí do, nội dung kiến nghị

- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc

Gồm các phần:

- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản kiến nghị, cụm từ tóm tắt, nội dung vấn đề kiến nghị, tên cá nhân tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị.

Ghi rõ tên địa chỉ, thông tin cần thiết về cá nhân, tổ chức làm văn bản kiến nghị

- Nội dung: Nêu vấn đề xã hội cần kiến nghị người có thẩm quyền quan tâm, giải quyết; Nêu rõ các nội dung kiến nghị, đề xuất giải pháp

Kết thúc: Khẳng định lại nguyện vọng của tập thể kiến nghị, ; Lời cảm ơn; kí tên đại diện cùng cả nhóm làm kiến nghị.

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội

Bài văn kể lại một hoạt động xã hội thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong văn bản đó người viết kể lại các sự việc của hoạt động xã hội mà mình đã tham gia, có kết hợp với yếu tố miêu tả,biểu cảm hoặc cả 2 yếu tố để tăng sự dinh động cho bài viết.

- Kể lại một hoạt động theo ngôi thứ nhất

- Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động

- Kể lại chân thực

- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Mở bài: Giới thiệu một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc

- Thân bài: Nêu những thông tin cơ bản về hoạt động xã hội sắp kể: quang cảnh, không gian, thời gian, kể lại các sự kiện theo trình tự, kết hợp miêu tả, biểu cảm.

- Kết bài: Kể lại giá trị của hoạt động xã hội đã kể, nêu suy nghĩ, tình cảm mà hoạt động gợi ra cho bản thân

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0
1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài...
Đọc tiếp

1.1. Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú, có thể bàn luận về một hiện tượng có thật trong đời sống hằng ngày; có thể nêu lên suy nghĩ của người viết về một vấn đề xã hội đặt ra trong một hoặc một số tác phẩm văn học; có thể nêu suy nghĩ của mình về một tư tưởng, đạo lí... Bài này tập trung rèn luyện viết bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. Yêu cầu chung của bài này là: 

- Cần nêu lên được hiện tượng đáng quan tâm trong đời sống.

- Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó.

- Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình.

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, các em cần lưu ý:

- Xác định hiện tượng của đời sống cần bàn luận. Hiện tượng của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,...

- Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh.

- Cần nêu được ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tình hay phản đối,...

- Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục.

0
8 tháng 11 2023

Benjamin Franklin - một chính trị gia người Mỹ đã từng khẳng định: “Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực”. Có thể khẳng định rằng, nói dối đã để lại nhiều tác hại vô cùng to lớn. Trước hết, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với sự thật về vấn đề nào đó để đạt được mục đích mà họ mong muốn, thường không tốt đẹp, chính đáng. Việc nói dối khiến sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một người nói dối sẽ mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Bởi vậy mới có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Lòng tin vốn đã là thứ khó để xây dựng. Một lần nói dối có thể nhận được sự tha thứ. Nhưng hết lần này đến lần khác nói dối, lòng tin sẽ hoàn toàn bị đánh mất. Không chỉ vậy, việc nói dối còn khiến cho đạo đức cá nhân đi xuống. Hết lần này đến lần khác, chúng ta dùng lời nói dối để lấp liếm đi những hành vi sai trái thì lâu dần sẽ trở thành một thói quen xấu. Những đứa trẻ nói dối cha mẹ để đi chơi game. Học trò nói dối thầy cô để trốn tiết. Bạn bè nói dối để lợi dụng tiền bạc, của cải… Chắc hẳn chúng ta không quên được truyện cổ tích Thạch Sanh. Lý Thông năm lần bảy lượt nói dối, lợi dụng và hãm hại Thạch Sanh. Từ việc nhờ Thạch Sanh đi trông miếu, chằn tinh là con vật nuôi của nhà vua đến việc bắt đại bàng cứu công chúa. Để rồi đến cuối cùng, Lý Thông đã bị trừng phạt thích đáng, còn Thạch Sanh thì lấy công chúa và được vua truyền ngôi cho. Có đôi khi, lời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một đất nước. Doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân. Bởi vậy, một xã hội văn minh thì con người cần phải trung thực, ngay thẳng. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều lời nói dối với mục đích tốt đẹp, xuất phát từ tình yêu thương. Nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng không ai thích bị lừa dối. Bởi vậy, con người cần tránh xa những lời nói dối, đặc biệt là học sinh. Qua chứng minh, nói dối quả thật có hại với con người. Chúng ta hãy sống thật thà, ngay thẳng để trở thành một người tốt đẹp.

NG
14 tháng 9 2023

- Theo em, những yếu tố đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận này:

+ Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.

+ Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.

- Vấn đề bàn luận trong văn bản vẫn rất có ý nghĩa trong đời sống ngày nay. Bởi vì  lòng yêu nước luôn ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.

16 tháng 9 2023

- Vấn đề: Về việc tạo không gian yên tĩnh, thuận lợi cho sinh hoạt, học tập.

- Bằng chứng:

+ Đầy đủ 3 phần của một văn bản kiến nghị

+ Nội dung phù hợp với từng phần của văn bản

+ Trình bày rõ ràng logic từng nội dung

+ Tách phần rõ ràng, khoa học.

16 tháng 9 2023

Vì phần mở đầu giúp khái quát nội dung kiến nghị, phần nội dung giúp triển khai nội dung kiến nghị, phần cuối khẳng định lại nguyên vọng.