K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

Vừa lúc ấy, một người nội thị bưng một mâm cỗ đi qua. Thiệu Bảo cầm lấy một quả cam sành chín mọng trên mâm, bảo một nội thị đưa cho Hoài Văn.

                                                                  (Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Tìm từ ngữ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm trong đoạn trích trên.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đó đã đem lại sắc thái gì cho lời văn?

1
NG
14 tháng 9 2023

a.

- phu nhân: vợ 

- đế vương: vua

- thiên hạ: thế gian, trời đất. 

- nội thị: người hầu, kẻ hạ, thái giám.

b. Việc sử dụng các từ in đậm đã đem lại sắc thái trang trọng cho câu văn. 

16 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn: người vợ khéo léo châm biếm ông chồng viết xấu, tốn giấy khổ nhỏ

b. Thầy đồ không hiểu vì thầy tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt, dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to

c. Theo em không phải lúc nào cũng trùng nhau vì bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.

17 tháng 5 2018

de cuong on tap a ?

18 tháng 5 2018

ko bạn ak chỉ là bài thu hoạch cuối năm thôi

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau?

                                                                   (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

a. Tìm trong đoạn trích năm từ Hán Việt và giải nghĩa các từ đó.

b. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.

1
NG
14 tháng 9 2023

a.

- loạn lạc: tình trạng hỗn loạn, trật tự mất hết trong một nước

- gian nan: có nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua.

- giả hiệu: chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa. độc lập giả hiệu

- triều đình: nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ.

- thác mệnh: ỷ lại 

b.

- Thời buổi loạn lạc, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than.

- Con người phải trải qua gian nan vất vả mới đạt được thành công.

- Anh ta đã giả hiệu người khác để làm những việc xấu.

- Các quan lại trong triều đình đang họp bàn việc nước.

- Anh ấy trước lúc hy sinh đã thác mệnh cho đồng đội.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cặm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nấng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Những nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng.

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước)

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đọan văn trên.

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4).

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên.

d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?

1
11 tháng 3 2023

a. em không thấy dấu chấm lửng ạ

b. Xác định: luôn, thì, còn, đã.

Chức năng: giúp câu văn thêm mượt mà, tăng sức diễn đạt cho người viết khi nói về một sự vật sự việc.

c. 3 từ: rặt, cặm, bồ.

d. Chủ đề xuyên suốt: hoạt động của những ngôi nhà ở làng quê.

Trình tự sắp xếp không được liền mạch.

Vì theo ý nghĩa và nội dung câu văn, câu (1) phải liền tiếp với câu (4), rồi đến đoạn (2) và (5) cuối cùng.

Câu 1: "và " 

Câu 2:  "như" - quan hệ so sánh.

Câu 3: "Bởi- nên" ( nguyên nhân- kết quả) ; "và".

Câu 4: "mà", "nhưng".

5 tháng 10 2016

1: và 

2: là , như 

3: nên

4: nhưng

chắc đúng đó

 Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục...
Đọc tiếp

 

Bác sĩ Clyde Ralph ở Nha Trang nhớ lại cảnh vật vào cuối một ngày làm việc, khi ông rời bệnh viện Nha Trang về nhà. Ông thấy một nông dân đang cày trên đồng với chiếc cày bằng gỗ do bò kéo. Gần đó, hai chú bé đang tát nước vào ruộng với một dụng cụ thô sơ “gàu dai”.

“Thật khó diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, ngoại trừ sự thán phục và ngạc nhiên”, Ralph nói. “Thán phục những nụ cười tươi sáng, hạnh phúc của trẻ em Việt Nam”, John McBratney, một bác sĩ tình nguyện ở Quy Nhơn và Phan Rang chia sẻ. “Những người trẻ tuổi xuất hiện mỗi ngày từ những nơi có thể nói là điều kiện thô sơ nhất nhưng lại với nụ cười rất tươi”.

 
Bài văn 9 điểm của Đào Hoàng Anh.

Bên cạnh những nhận xét vẻ đẹp người Việt Nam thì có ý kiến cho rằng người Việt Nam có tuổi thơ kéo dài nhất thế giới, đó là một ý kiến gợi bao suy nghĩ, trăn trở trong mỗi chúng ta.

Không ai lớn lên mà không có tuổi thơ, dù là ngọt ngào hay cay đắng. Dù là xuất phát từ nhung lụa vương giả hay từ những thiệt thòi thiếu thốn thì nó vẫn là những kỷ niệm chẳng bao giờ có lại lần thứ hai trong cái vòng quay đầy ngắn ngủi của cuộc đời con người. Nên ta vẫn thường hay thảng thốt khi đã đi qua, khi biết rằng mọi thứ đã là quá khứ.

Vậy thì “tuổi thơ” là gì nhỉ? Phải chăng nó đã quá quen thuộc, quen thuộc đến nỗi khiến ta không thể đưa ra cái khái niệm rõ ràng? Chỉ biết nghĩ tới những kỷ niệm quá đỗi ngọt ngào và thân thương thuộc về khoảng thời gian đó?

Cô giáo Lê Thị Thanh Loan nhận xét: "Cách viết và suy nghĩ tiến bộ rất nhiều. Bài viết đã đúng hướng, đúng vấn đề và khá sắc sảo. Nhưng chú ý lấy ví dụ đặc sắc hơn".

Tuổi thơ là một khoảng thời gian khi ta còn nhỏ, còn non dại, chưa trưởng thành. Như vậy, nhận xét “Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới" là cách nói chỉ ra hạn chế của người Việt Nam sống vẫn còn quá hồn nhiên, vô tư, hay thích lệ thuộc quá nhiều vào gia đình và xã hội, cộng đồng. Họ không tự chủ trong việc trưởng thành và quyết định hướng đi cho cuộc đời mình.

Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn thấy người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới. Họ không chịu trưởng thành, non nớt và lệ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Họ luôn cho mình cái quyền được hưởng thụ, được sống một cuộc sống “trải đầy hoa hồng”. Họ luôn muốn người khác làm theo ý mình, ích kỷ, lười biếng, không phấn đấu nỗ lực hết mình.

Tuổi thơ có lẽ là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của con người, ta sẽ chẳng phải suy nghĩ về những lo âu, phiền muộn về cuộc đời, ta sẽ luôn được nhận những phần việc “nhẹ nhàng”, được ưu tiên, được nhường nhịn.

Nhưng câu hỏi khiến ta băn khoăn ở đây là: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”. Người Việt mình vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, xã hội, cộng đồng và thực tế đã cho ta thấy rõ điều đó.

Trong kỳ thi trung học quốc gia vừa qua, có quá nhiều phụ huynh đã lo hộ con mình việc xét tuyển, trong khi việc đó đáng lẽ các thí sinh cũng có thể tự làm được.

Có những người con ở nhà phó mặc mọi việc cho ông bà, bố mẹ. Họ hồn nhiên hưởng thụ và không chịu tự lập, trưởng thành. Quần áo, cơm nước đều có bố mẹ lo toan. Khi ra ngoài xã hội, họ thụ động trước những công việc được giao phó. Họ không năng động và phát huy tính tự chủ của bản thân.

Vậy nguyên nhân nào khiến “tuổi thơ người Việt kéo dài nhất thế giới?”. Sự bao bọc quá mức của gia đình, xã hội và cộng đồng khiến những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”. Họ vẫn muốn được che chở hoàn toàn, họ ngại phải va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài kia. Có những bậc cha mẹ bao bọc con “quá đà”, không để con tự lập, không có những phương pháp dạy dỗ đúng đắn khiến suy nghĩ của con trẻ mãi mãi trở nên thụ động và bị lệ thuộc vào bố mẹ.

Các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn giữ suy nghĩ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Những đứa con ngay từ khi sinh ra cứ thế mà nghe theo lời của bố mẹ. Bố mẹ bảo gì cũng nghe, cũng đồng ý, không một chút mảy may suy nghĩ, không có chí tiến thủ, cha mẹ bảo gì mình làm nấy, không bao giờ dám nói lên suy nghĩ hay ý kiến của mình vì sợ cha mẹ “mắng”, không có đến nổi một hoài bão, một ước mơ cho riêng mình.

Nhưng không phải người Việt Nam nào cũng “có tuổi thơ dài nhất thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi còn trẻ tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Bác sĩ trẻ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh khi mới hai mươi tám tuổi trên chiến trường. Chị Võ Thị Sáu dù còn rất trẻ tuổi nhưng đã vô cùng dũng cảm, quyết hy sinh thân mình để thể hiện tình yêu với Tổ quốc, không hề sợ hãi hay nao núng trước mũi súng của quân thù: “Người con gái trẻ măng/ Giặc đem ra bãi bắn/ Đi giữa hai hàng lính/ Vẫn ung dung mỉm cười” (Võ Thị Sáu – Phan Thị Thanh Nhàn).

Bên cạnh những người Việt mãi không chịu lớn, vẫn còn những con người thậm chí đã “lớn trước tuổi”. Họ dũng cảm và gan dạ, có những hoài bão và ước mơ vô cùng khát khao và cháy bỏng, dám nghĩ dám làm, không hề nhụt chí trước gian khổ của cuộc đời. Và chính vì vậy, câu nói “người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là lời nhận xét đúng hoàn toàn. Là một học sinh, tôi cảm thấy mình phải hoàn thiện bản thân mỗi ngày, trau dồi kiến thức và sống đúng với lứa tuổi của mình.

“Người Việt Nam có tuổi thơ dài nhất thế giới” không phải là câu nói toàn diện nhưng đã nói lên được một phần xã hội có những đứa trẻ “mãi không chịu lớn”, sống thụ động, lười nhác và chỉ biết lệ thuộc vào người khác.

Bài văn trên có mấy chữ ? Ai nhanh thì mik k cho.

6
11 tháng 5 2018

có 4 chữ, bởi vì từ TRÊN có 4 chữ.

11 tháng 5 2018

1500 chu

k nha ~

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:-...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

2

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể chúng ta. Nó là một yếu tố làm cơ thể thêm khỏe mạnh, mang lại cho con người niềm vui. Tiếng cười bắt đầu từ phổi và cơ hoành, tạo ra rung động ở khắp các cơ quan nội tạng, giúp thân thể vận động dễ chịu. Về mặt y học, nụ cười kích thích máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Cười nhiều cũng làm tăng tốc độ hô hấp, giúp toàn thân nóng lên, căng tràn sức sống. Khi cười, cơ thể được khôi phục về trạng thái sung sức, cân bằng và các chức năng của cơ thể vì thế cũng được cấu trúc lại vững chắc và hài hòa hơn.

(Theo O-ri-sơn Xơ-goét Ma-đơn, Tiếng cười có lợi ích gì?)

a. Cho biết đoạn văn trên được viết theo kiểu diễn dịch, quy nạp, song song hay phối hợp.

b. Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên (nếu có)

c. Tìm ít nhất ba từ Hán Việt trong đoạn văn trên và giải thích ý nghĩa của chúng.

1
16 tháng 9 2023

a. Kiểu diễn dịch

b. Câu chủ đề: “Tiếng cười có một nhiệm vụ quan trọng với cấu trúc cơ thể của chúng ta”

c. Các từ Hán Việt:

- “Nhiệm vụ”: Công việc được giao phó, yêu cầu thực hiện đúng quy định, thời hạn

- “Nội tạng”: Các bộ phận bên trong cơ thể của con người hoặc con vật.

- “Hô hấp”: Hoạt động thở để duy trì sự sống của người hoặc vật.

BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua...
Đọc tiếp

BỘ ĐỀ I: Phần I Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cải thiện nó có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn sống được 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia li, mất mát. (...) Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập. (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Tìm và chỉ ra một phép liên kết trong những câu sau: Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 4: Em rút ra bài học gì từ đoạn trích trên? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 -5 dòng) Câu 5: Xét về câu tạo ngữ pháp, câu “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 6: Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Phần II: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong khổ 3,4,5 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

0