K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
15 tháng 9 2023

Học sinh thực hành theo yêu cầu đề bài.

17 tháng 1 2023

 

Tham khảo :

 

Cô Tô

Hang Én

Hành trình khám phá của người kể chuyện

Trận bão - Bình minh sau trận bão - Cảnh sinh hoạt người dân.

Đường tới Hang Én (qua rừng nguyên sinh, nhiều dốc cao, ngoằn nghèo, 30 quãng sông suối): Dốc Ba Giàn - thung lũng Rào Thương - Hang Én.

Những thông tin xác thực được ghi chéo (địa danh, con người, số liệu,…)

Vịnh Bắc Bộ, đồn Cô Tô, Thái Bình Dương, đảo Cô Tô, Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, đảo Thanh Luân, xã Bắc Loan Đầu, anh hùng Châu Hòa Mãn, biển Đông...

Hang Én, dốc Ba Giàn, thung lũng Rào Thương, 30 sông suôi, 110m2, 120m, 4km, A-rem, hàng trăm, Hô-oát Lim-bơ, hang Sơn Đòong...

Những biện pháp nghệ thuật nổi bật

- Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng.
- Biện pháp nghệ thuật so sánh.
 - Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm.

- Ngòi bút miêu tả chính xác, tinh tế, độc đáo, giúp hình ảnh thiên nhiên hiện lên đầy ấn tượng.
- Các biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hóa được kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên các hình ảnh đặc sắc.
 - Hệ thống ngôn từ được chọn lọc tinh tế, điêu luyện, các từ láy giàu sức gợi hình gợi cảm.

18 tháng 12 2023

Rút ra bài học từ bài văn hang én là

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân bùng nổ: Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến Pháp.

Kết quả:

- Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
- Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tính chất: 

- Được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất:
- Thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ;
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân;
- Xóa bỏ chế độ đẳng cấp và quan hệ sản xuất phong kiến.

Đặc điểm chính: Diễn ra dưới hình thức cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế bảo vệ Tổ quốc.

Ý nghĩa: 

- Đối với nước Pháp:

Lật đổ chế độ phong kiến, mọi tàn dư của chế độ phong kiến bị thủ tiêu.Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Đối với thế giới:

Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến Âu - Mĩ.Ảnh hưởng đến nhiều nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới, thúc đẩy lực lượng tiến bộ đứng lên chống phong kiến.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
* Tình hình chính trị:

- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt ách cai trị ở Ấn Độ.

- Trong quá trình cai trị Ấn Độ, thực dân Anh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở quốc gia này.

- Để tạo chỗ dựa vững chắc cho nền thống trị, thực dân Anh đã: nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; đồng thời tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.

* Tình hình kinh tế:

- Thực dân Anh tiến hành cuộc khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.

+ Trong nông nghiệp: chính quyền thực dân tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.

+ Trong công nghiệp: thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, áp đặt nhiều thứ thuế,…

- Chính sách vơ vét, bóc lột của Anh đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:

+ Đời sống của nhân dân Ấn Độ kiệt quệ, cực khổ;

+ Nền kinh tế Ấn Độ tuy có sự chuyển biến nhất định, nhưng chỉ mang tính cục bộ, phát triển thiếu cân đối giữa các địa phương và giữa các ngành kinh tế,…

* Tình hình xã hội:

- Thực dân Anh thi hành chính sách "ngu dân", khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.

- Ách áp bức, thống trị của thực dân Anh đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Ấn Độ với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

a) Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ

- Từ đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu do sự tranh giành quyền lực giữa các chúa, các nước phương Tây chủ yếu làAnh - Pháp đua nhau xâm lược.

- Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ.

Mục b

b) Chính sách cai trị của thực dân Anh

* Về kinh tế:

- Thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác Ấn Độ với quy mô rộng lớn.

- Ra sức vơ vét các nguồn nguyên liệu và bóc lột công nhân rẻ mạt để thu lợi nhuận. Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất nền công nghiệp Anh cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.

* Về chính trị - xã hội:

 

 

Nữ hoàng Victoria trở thành nữ hoàng Ấn Độ (1877)

- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.

- Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ.

- Anh còn tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội để dễ bề cai trị.

* Về văn hóa - giáo dục: thi hành chính sách giáo dục ngu dân, khuyến khích tập quán lạc hậu và hủ tục cổ xưa.

* Hậu quả:

- Kinh tế giảm sút, bần cùng.

- Đời sống nhân dân cực khổ.

 

Mục c

c) Mở rộng: Điểm giống cơ bản trong chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

Đều thực hiện chế độ cai trị trực tiếp, chia để trị (chủ nghĩa thực dân cũ).

- Ở Việt Nam, thực dân Pháp chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, sáp nhập vào Liên bang Đông Dương. Đứng đầu là một viên Toàn quyền là người Pháp. Đứng đầu mỗi tỉnh đều có một viên công sứ người Pháp thực hiện chức năng bảo hộ,...

=> Đây chính là chính sách trực trị, chia để trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Về cơ bản cũng giống với chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ

28 tháng 7 2023

Tham khảo

 

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

+ Nhật Bản là một quốc gia quần đảo, nằm trên Thái Bình Dương, ở phía đông của châu Á, có diện tích đất khoảng 378000 km2.

+ Lãnh thổ kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 45°B và từ khoảng kinh độ 123°Đ đến kinh độ 154°Đ.

+ Quần đảo Nhật Bản có hình vòng cung dài khoảng 3800 km, gồm 4 đảo lớn là: Hốc-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ khác.

+ Lãnh thổ Nhật Bản được bao bọc bởi biển và đại dương, phía đông và phía nam giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản, phía bắc giáp biển Ô-khốt. Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế rộng, đường bờ biển dài khoảng 29000 km.

+ Nhật Bản gần các nước trong lục địa là Liên bang Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Yêu cầu số 2: Ảnh hưởng

+ Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên Nhật Bản phân hóa khá đa dạng.

+ Vị trí giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương với các nước bằng đường biển. Đường bờ biển dài, bị cắt xẻ mạnh nên Nhật Bản có nhiều vũng, vịnh kín, thuận lợi xây dựng các cảng biển. Tuy nhiên, do lãnh thổ là các đảo nên việc đi lại giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

+ Ngoài ra, lãnh thổ Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên thường xuất hiện các hiện tượng núi lửa, động đất và sóng thần, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế,....

10 tháng 1 2023

- Biểu hiện cho thấy ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển: thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng các ngân hàng (cùng các chi nhánh và các điểm ATM), số người có tài khoản của tổ chức tài chính, sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng,...

- Đặc điểm phân bố của các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới: các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đều nằm ở các nước phát triển, nơi có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, cơ sở vật chất - kĩ thuật của ngành hiện đại, các dịch vụ tài chính - ngân hàng đa dạng.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vùng Đông Bắc

+ Gồm các bang ở phía đông bắc Hoa Kỳ.

+ Là vùng có kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành dệt, luyện kim, hóa chất, chế tạo máy, ô tô, đóng tàu.

+ Phát triển mạnh lâm nghiệp, cây ăn quả, rau xanh, chăn nuôi bò.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Niu Y-oóc, Bô-xtơn, Pít-xbớc,...

- Vùng Trung Tây

+ Gồm các bang ở phía bắc trung tâm Hoa Kỳ.

+ Nông nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các vành đai rau và chăn nuôi bò sữa. Đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa mì,...

+ Công nghiệp: Phía nam và đông nam Ngũ Hồ là các bang trọng điểm về công nghiệp chế biến và công nghiệp khai khoáng.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Si-ca-gô, Mi-nê-a-pô-lít,...

- Vùng Nam

+ Gồm các bang ở hạ lưu sông Mi-xi-xi-pi và ven vịnh Mê-hi-cô.

+ Công nghiệp: Nổi bật với các ngành khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay, hàng không vũ trụ và điện tử.

+ Nông nghiệp: Sản xuất các nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Đa-lát, Át-lan-ta, Mem-phit.

- Vùng Tây

+ Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e. Vùng này gồm cả bang A-lát-xca và bang Ha-oai.

+ Công nghiệp: Phát triển mạnh các ngành điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, hóa chất, khai khoáng, thuỷ điện, điện hạt nhân…

+ Nông nghiệp: Phát triển mạnh trồng ngô, đậu tương, lúa gạo và cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. Đây là vùng lâm nghiệp lớn nhất Hoa Kỳ.

+ Các trung tâm kinh tế lớn: Lốt An-giơ-lét, Xan Phran-xi-xcô, Xít-tơn,...

+ Bang A-lát-xca có hoạt động sản xuất chủ yếu là: khai thác dầu khí, đánh cá, khai thác gỗ, nuôi tuần lộc.

+ Bang Ha-oai có ngành kinh tế chính là du lịch, ngoài ra còn có trồng mía.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp

+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…

+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

- Từ thế kỉ XVII đến nay, nhà nước Việt Nam đã liên tục tiến hành các cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Các cuộc đấu tranh diễn ra với những hình thức như vũ trang tự vệ, đàm phán ngoại giao, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân bám biển.....

- Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các chính sách, biện pháp và hành động cụ thể nhằm bảo vệ và thực thi chủ quyền ở Biển Đông như:

+ Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển phát triển mạnh;

+ Xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo về mọi mặt.

+ Thực hiện công tác đối ngoại quốc phòng, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển đảo,...