K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
2 tháng 8 2023

Lựa chọn nhiệm vụ 1:
- Các ý tưởng : 
+ Quay video những cảnh đẹp và chân thực 
+ Chụp ảnh 
+ Tổ chức các hoạt động mang đậm tính đặc trưng của Húe 

Lựa chọn nhiệm vụ 1:

Các ý tưởng để quảng bá hình ảnh của Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước:

-Viết các thông điệp để quảng bá vẻ đẹp của Cố đô Huế.

- Tổ chức các cuộc thi viết tìm hiểu về Cố đô Huế.

9 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.  

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên. 
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam,  phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 

Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử. 

9 tháng 8 2023

- Nên:

+ Thực hiện đúng nội quy khi tham quan di tích.

+ Tu bổ, phục dựng các di tích;

+ Tuyên truyền về những nét đẹp, giá trị văn hoá - lịch sử của vùng đất Cố đô;

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

- Không nên:

+ Vứt rác bừa bãi.

+ Vi phạm nội quy khi tham quan.

+ Xâm phạm di tích (ví dụ: viết/ vẽ bậy tại khu di tích).

+ Phá hoại cảnh quan tại khu di tích.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Thực hiện nhiệm vụ 2:

NG
26 tháng 11 2023

Chọn Nhiệm vụ 1: 
Tham khảo: giới thiệu về Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.
- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.
- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).
- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

tham khảo:

lựa chọn nhiệm vụ 1:

Giới thiệu về chùa Cầu

+ Ban đầu, là đây một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.

+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.

+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...

Cố đô Huế có nhiều giá trị văn hóa về lịch sử của Việt Nam.Cố đô Huế là kinh thành của nhà Nguyễn,nơi các chúa Nguyễn sinh sống và làm việc.Cố đô Huế đã lưu lại các bảo vật từ thời các chúa Nguyễn tồn tại.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ b)
(*) Tham khảo: Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
- Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
- Hàng hóa tại chợ nổi cũng nhiều và đa dạng từ các mặt hàng như trái cây, ăn uống, cà phê,… đặc biệt vào những ngày cuối năm, chợ nổi sẽ được mặc một lớp áo đầy màu sắc của đủ các loại hoa tết nào là mai, cúc, lan, đồng tiền, vạn thọ,… Để khách hàng phân biệt các ghe hàng bán gì, người bán thường treo các mặt hàng mình bán lên thanh cây treo trước mũi ghe, thuyền được gọi là “bẹo thuyền”.
- Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ trải nghiệm tham quan mà còn được đích thân thưởng thức bữa sáng trên chợ nổi với đầy đủ các món như: bún mắm, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu, cháo,…
- Mặc dù hình thành đã lâu nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn giữ được bản sắc của một hình thức chợ nổi lớn nhất tại miền Tây Nam Bộ.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:

+ Không làm hư hại các di sản văn hoá.

+ Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.

+ Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.

+ Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.

*Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:

+ Không làm hư hại các di sản văn hoá.

+ Tiến hành trùng tu các di tích đã xuống cấp.

+ Giữ gìn sạch đẹp môi trường di tích, danh lam thắng cảnh.

+ Giới thiệu những nét đẹp của Cố đô Huế.

+Bảo tồn và trùng tu các hiện vật quan trọng

26 tháng 11 2023

Lựa chọn nhiệm vụ 2:

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế:
+ Sử dụng khoa học, công nghệ trong bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích;
+ Hạn chế các phương tiện vào Đại Nội;
+ Trồng thêm cây xanh;
+ Tích cực quảng bá hình ảnh Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước.

Một số đề xuất là: 

-Sử dụng khoa học, công nghệ để bảo tồn và gìn giữ Lăng

-Trồng thêm cây xanh

-Hạn chế các phương tiện giao thông vào trong khu vực Đại nội