K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ b)
(*) Tham khảo: Giới thiệu về chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
- Chợ nổi Cái Răng Cần Thơ nằm trên một nhánh của dòng sông Hậu chảy qua quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km. Đi đường bộ khoảng 15 phút và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều.
- Hàng hóa tại chợ nổi cũng nhiều và đa dạng từ các mặt hàng như trái cây, ăn uống, cà phê,… đặc biệt vào những ngày cuối năm, chợ nổi sẽ được mặc một lớp áo đầy màu sắc của đủ các loại hoa tết nào là mai, cúc, lan, đồng tiền, vạn thọ,… Để khách hàng phân biệt các ghe hàng bán gì, người bán thường treo các mặt hàng mình bán lên thanh cây treo trước mũi ghe, thuyền được gọi là “bẹo thuyền”.
- Đến chợ nổi Cái Răng, du khách không chỉ trải nghiệm tham quan mà còn được đích thân thưởng thức bữa sáng trên chợ nổi với đầy đủ các món như: bún mắm, bún riêu, cơm tấm, hủ tiếu, cháo,…
- Mặc dù hình thành đã lâu nhưng chợ nổi Cái Răng vẫn giữ được bản sắc của một hình thức chợ nổi lớn nhất tại miền Tây Nam Bộ.

NG
2 tháng 8 2023

Tham khảo:
 Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2
 Tham khảo: Vẽ tranh về đề tài bảo vệ môi trường biểnclean river drawing easy Swachh ganga drawing /water pollution painting ...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Thực hiện nhiệm vụ 2:

31 tháng 7 2023

1B

2A

3C

25 tháng 11 2023

Dân tộc Khmer: loading...

9 tháng 8 2023

Hướng dẫn:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.  

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên. 
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam,  phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 

Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử. 

31 tháng 7 2023

Tham khảo~

- Các tỉnh trồng lúa chính ở Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Tây Ninh.

- Vai trò của hoạt động sản xuất lúa ở vùng Nam Bộ: đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, đồng thời xuất khẩu gạo sang các nước khác.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Chia sẻ hiểu biết của em:

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi sinh sống của một số dân tộc như: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,... Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt và trang phục truyền thống riêng, tạo nên sự đa dạng về văn hoá của vùng.

+ Hoạt động kinh tế của yếu của cư dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: trồng lúa trên ruộng bậc thang; trồng cây ăn quả, cây dược liệu; khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.

a: Trung du, miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.

b: Tham khảo:

loading...

loading...

loading...

c: Có sự khác biệt là bởi vì 2 vùng này có sự khác biệt về nhiệt độ, địa hình

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Yêu cầu a) Em đã được học về các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ.

- Yêu cầu b) Hoàn thành bảng

 

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

Vị trí địa lí

- Tiếp giáp với:

+ Vùng Duyên hải miền Trung và Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Vịnh Bắc Bộ.

+ Các nước Lào và Trung Quốc.

- Tiếp giáp với:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ;

+ Duyên hải miền Trung;

+ Vịnh Bắc Bộ.

Thiên nhiên

- Địa hình: có nhiều dạng khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,...

- Khí hậu:

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều;

+ Mùa đông lạnh nhất cả nước.

- Có nhiều sông, suối; sông có nhiều thác ghềnh.

- Địa hình: khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Mùa hạ nóng, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng của báo.

+ Mùa đông lạnh.

- Có nhiều sông lớn, nhiều phù sa.

Dân cư

- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Nùng, Thái, Mông, Dao,...

- Là vùng thưa dân; dân cư phân bố không đều.

- Là địa bàn sinh sống của các dân tộc: Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao,...

- Dân cư đông đúc nhất nước ta; dân cư phân bố không đều.

Hoạt động

sản xuất

- Làm ruộng bậc thang

- Xây dựng công trình thủy điện

- Khai thác khoáng sản.

- Trồng lúa nước.

- Có nhiều nghề thủ công.

- Hoạt động công nghiệp và dịch vụ rất phát triển.

Một số nét

văn hóa

- Chợ phiên vùng cao.

- Lễ hội Lồng Tồng.

- Nghệ thuật Xòe Thái.

- Người dân sống thành làng với nhiều ngôi nhà xây dựng gần nhau

- Có nhiều lễ hội đặc sắc.

Nhân vật hoặc

sự kiện lịch sử

- Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập (1945)

- …

- Nhân vật: Ngô Quyền; Phùng Hưng;…

- Sự kiện: Hoàng Diệu chống thực dân Pháp; chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”,…

- Yêu cầu c) Có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên là do: giữa 2 vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều khác biệt về các yếu tố: địa hình; khí hậu; sông ngòi; đất,…