K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 5 2023

Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.

Lễ rước bằng đường thủy tại Lễ hội đền Quả Sơn. Ảnh: Lương Mai

Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".

Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).

Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.

16 tháng 5 2018

Em cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh Đền Hùng đã in sâu trong tâm trí em.

Đền Hùng là tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy phía xa xa là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì mờ mờ xanh ẩn hiện.. Đồng ruộng, đồi cọ, vườn chè, làng xóm trù phú, cảnh đẹp như tranh, vùng trung du trải rộng ra trước mắt. Đây đó rải rác những đầm hồ lớn lấp loáng như gương dưới ánh xuân.

Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng theo thứ tự từ dưới chân núi đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao son cảnh hành” (Lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau công đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.

Đền Hạ theo tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 nguời con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Đền Hạ được xây theo kiến trúc kiểu chữ “nhị” (hai vạch ngang chồng lên nhau) gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian. Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với có hình lục giác, có sáu mái. Trên đỉnh có đắp hình nậm rượu, sáu mái được lợp bằng gạch bìa bên trong, bên ngoài láng xi măng, có sáu cột bằng gạch xây tròn, dưới chân có lan can. Trong nhà bia đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Đền Hùng ngày 19/9/1945:

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

Bác cháu la phải cùng nhau giữ lấy nước ”

Gần Đền Hạ có chùa Thiên Quang thiền tự. Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Bác Hồ đã nói chuyên với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ bốn tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa.

Qua đền Hạ, ta lên đến đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giày. Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất (một vạch ngang), có ba gian quay về hướng nam.

Đền Thượng nằm cao nhất, được đặt trên đỉnh núi Hùng. Đền Thượng có tên chữ là “Kinh thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời). Trong Đền Thượng co bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” ( khai sáng nước Việt Nam). Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong tám góc, tạo thành hai tầng mái. Tầng trên và dưới bốn góc đều đắp bốn con rồng, đỉnh lăng đắp hình “quá ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữ nhật dài, có mái hình mui. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (lăng Hùng Vương).

"Đi qua xóm núi Thậm Thình

Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm"

Quả thực, ai đã từng đến với Đền Hùng, được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua "xóm núi Thậm Thình", dù ở bất cứ nơi đâu, trong lòng ta cũng luôn nhớ đến "nước non mình nghìn năm".

16 tháng 5 2018

khôn lắm nhé!

15 tháng 3 2018

* Ròng rọc cố định:

- đồ múc nước

- Cần cẩu

- Móc treo cờ

* Ròng rọc động

- Dây chuyền sản xuất

- cái móc hang trong nhà máy

9 tháng 11 2017

Mk viết dài lắm ko chéo đc cho bn r

10 tháng 11 2017

đề 1: Viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

 

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

đề 2: Miêu tả về ngôi trường của em đang học

Ngôi trường của em đang học có nhiều bóng mát cây xanh và ghế đá ở sân trường, em yêu quý trường của em và em đến lớp mỗi ngày.

Nằm ở quận Tân Bình, ngôi trường em đang học dù giản dị nhưng với em có biết bao kỷ niệm ở ngôi trường này. Ngôi trường tuy không mới nhưng có haimặt sân với rất nhiều cây xanhbóng mát như đại bàng, phượng,...  trong sân có những khu trò chơi như cầu trượt, bập bênh để chúng em có thể thỏa thích vui chơi trong giờ nghỉ giải lao.Giữa sân làcột cờtreo cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió.

Ngôi trường của em đang học mới xây rất đẹp, các dãy phòng học cùng bảng viết, bàn ghế đều mới tinh, sạch bóng... Trường của em đang học gồm hai tòa nhà haitầng, trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cho chúng em.Trong các lớp học đều có treo các biển hiệu: "Học, học nữa, học mãi"của Lê – nin. Các bàn ghế trong lớp học đều được sắp xếp trongbốn hàng, rất gọn gàng, ngăn nắp.

Tạingôi trường này, chúng em đãđượchọc đượcnhiều điều hay, khám phá nhiều điều mới mẽ.Có lẽ, sau này khi em lớn lên,đi nhiều nơi, học ở các trường khác nhưng hình ảnh thân yêucủa ngôi trường em đang học vẫn in đậm trong tim em.

Chúng em đi học ngoan và chấp hành rất tốt nội quy và quy định của trường, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Mỗi lần đến ngôi trường của em đang học, thầy cô giáo cho chúng em học bài, khám phá nhiều điều mới lạ. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp nhiều bạn bè.

16 tháng 8 2018

đm,tao chép mạng thì sao nào con điên

Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng Vương thứ mười tám. mọi người đều khen ta là một công chúa xinh đẹp, dịu hiền. Vua cha rất yêu thương ta, cưng chiều ta hết mực. Khi ta đến tuổi thành hôn, vua cha lo lắng, băn khoăn, muốn kiếm cho ta một người chồng thật xứng đáng.

Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, khi ta đang đi dạo trong vườn thượng uyển thì nghe tin vua cha báo có hai chàng trai đến cầu hôn. Ta vội vã trở về điện chính thì thấy hai người con trai khôi ngô, yuấn tú, khỏe mạnh, cường tránh đang quỳ dưới sân rồng.

Qua những lời cha hỏi, ta biết một chàng là Thần Núi, một là Thần Nước. Thần Núi trông thật hiền hậu, có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

Chàng có tên là Sơn Tinh. Còn chàng trai kia có tên là Thủy Tinh cũng có tài không kém: gọi gió, gió đến, hô mua, mua về. Tuy Thủy Tinh cũng là thần nhưng ta trông có vẻ dữ tợn hơn Sơn Tinh thì phải.

Tình cảm của ta có phần dành cho Sơn Tinh nhưng không biết ý vua cha ra sao. Cha ta chắc cũng rất băn khoăn trước hai chàng trai tài giỏi nên gọi các Lạc hầu vào bàn bạc. Ta không được tham dự nên không biết cuộc họp bàn nhưe tế nào. Chỉ biết sau khi họp xong, cha ta phán:

–         Cả hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.

Sơn Tinh và Thủy Tinh tâu hỏi lễ vật gồm những thứ gì. Lúc đó, ta cũng rất hồi hộp, không hiểu lễ vật có khó tìm không. Vua cha bảo:

–         Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Hai chàng lĩnh ý và xin lui. Trước khi từ biệt, ta thấy cả hai đều quay lại nhìn ta với ánh mắt thật tha thiết.

Cả đêm đó hầu như ta không ngủ, không hiểu ai sẽ là người đến trước, ai sẽ là chồng của ta. Nếu được là Sơn Tinh thì ta thấy vừa ý hơn vì trông Thủy Tinh thực sự hơi lạnh lùng.

Tờ mờ sáng hôm sau, đúng như mong ước của ta, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến trước và được lấy ta làm vợ. Lễ rước dâu diễn ra ngay sau đó. Ta từ biệt vua cha và theo chàng về núi. Ngồi trên kiệu hoa, ta cảm thấy thật hạnh phúc vì lấy được người chồng ưng ý.

Đang trên đường về núi Tản Viên, ta bổng nghe thấy tiếng hô hoán ầm ầm ở đằng sau, rồi nước ở đâu chảy ra ào ào, ngập hết cả nhà cửa. Ngoảnh lại phía sau, ta thấy Thủy Tinh hùng hổ dẫn theo đoàn Thủy quái, lớn tiếng đòi Sơn Tinh trả lại ta. Thật là vô lý. Đã đến sau lại còn gây sự là sao? Ta hốt hoảng đưa mắt nhìn Sơn Tinh. Chàng âu yếm nói ta hãy yên tâm, rồi chàng đưa ta lên đỉnh núi, sau đó quay lại giao đấu với Thủy Tinh.

Ở trên núi Tản, ta thấy cuộc giao chiến diễn ra thật kinh khủng. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm trời giông bão, làm rung chuyển cả đất trời. Nước ngập lênh láng khắp nơi, Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

chồng ta quả là một người có tài sức hơn người. Chàng không hề nao núng, chàng bốc đồi, dời núi để ngăn dòng nước lũ. Nước dâng bao nhiêu, đồi núi cao bấy nhiêu. cuộc chiến kéo dài mấy tháng liền, cuối cùng sức suy kiệt, Thủy Tinh đành phải rút quân về.

Ta được sống cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc với Sơn Tinh cho đến ngày nay. Tuy nhiên, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước, đưa quân đến phá . Nhưng với tài năng của mình, lần nào Sơn Tinh cũng thắng, Thủy Tinh đành phải lui quân về.

11 tháng 10 2017

lên mạng tìm là xong

15 tháng 5 2018

Đi trên con đường phố tấp nập người qua lại, nếu để ý bạn sẽ thấy ngôi trường Tiểu học Chu Văn An của tôi. Hôm nay đến phiên tôi trực nhật nên tôi đến sớm.

Trường tôi nằm trên một khu đất không rộng cho lắm. Cổng trường rộng, có hai cột đá cao to. Phía trên là tấm bỉên màu xanh dương, nổi bật hàng chữ "Trường tiểu học Chu Văn An" màu đỏ tươi. Phía dưới hàng chữ là địa chỉ và số điện thoại của trường. Qua khỏi cổng trường là con đường khá rộng, dài khoảng hơn chục mét. Bên phải là trường Trung học cơ sở Chu Văn An, bên cạnh là sân vận động thành phố. Vào sâu bên trong bạn sẽ thấy sân trường được lát bằng đá hoa hình chữ nhật rộng trông rất đẹp, hài hòa. Trên sân còn có các cây toả bóng mát được đặt trong các chậu bằng đá hình chiếc lá. Chính giữa là sân khấu, nơi diễn ra các buổi văn nghệ đầy hứng thú. Bên cạnh là cột cờ với lá cờ đang phấp phới tung bay trong gió. Các dãy lớp học đều được quét vôi màu vàng; mỗi tầng gồm nhiều lớp học giống nhau, bốn cửa sổ. Phía trên là tấm biển ghi tên phòng. Dù vậy tôi vẫn yêu lớp tôi hơn. Ở đây tôi được vui chơi với bạn bè và các thầy cô giáo. Các phòng Đoàn đội, Hiệu phó... được bố trí ở dãy nhà vuông góc với dãy nhà học. Nhà trường còn xây thêm bốn phòng chức năng là thư viện mở, phòng máy tính, phòng Tiếng Anh và phòng hát nhạc. Thư viện cung cấp cho chúng em các cuốn truyện hay, tài liệu học tập rất bổ ích. Phòng máy tính, phòng tiếng anh và phòng hát nhạc giúp cho các buổi học thêm sôi nổi.

Những ngày nghỉ hè, tôi rất nhớ trường, nhớ lớp, nhớ các bạn bè thầy cô. Mai sau, dù đi đâu xa nhưng ngôi trường Tiểu học Chu Văn An sẽ mãi in đậm trong trí nhớ của tôi.

15 tháng 5 2018

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

30 tháng 1 2018

Đối với mỗi người, ngôi nhà luôn là hình ảnh rất thân thuộc từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Bởi ngôi nhà là nơi lưu giữ những tình cảm tốt đẹp: tình yêu gia đình, và những kỷ niệm thời thơ ấu.

Ngôi nhà của em đã được xây dựng lâu lắm rồi, em nghe mẹ kể là từ khi ông bà nội còn sống. Nhà em được lợp lá cọ, và được ngăn làm 3 gian: gian giữa là phòng khách, bên cạnh là 2 phòng ngủ của bố mẹ và của em. Bếp nhà em thì được làm ở 1 gian riêng biệt. Nhà em rộng và mát lắm, giữa nhà có những cái cột rất to, cột đó để giữ cho nhà luôn vững chắc. Trên thân cột còn được khắc những chữ Hán rất tỉ mỉ, mẹ em bảo đó là những câu châm ngôn về gia đình mà ông nội em rất thích, ông đã tự tay khắc chữ đó lên cột với mong muốn tất cả các thế hệ trong gia đình đều thực hiện theo. Phòng khách nhà em chủ yếu dùng để thờ cúng tổ tiên và tiếp khách. Vào những dịp lễ Tết hoặc ngày rằm, mẹ em thường thắp hương và làm một mâm cơm canh để cúng ông bà tổ tiên. Cầu mong ông bà phù hộ cho gia đình. Gian giữa nhà em cũng có một bộ bàn ghế được làm bằng gỗ mà bố mẹ em dùng để tiếp khách. Mọi người đến nhà em chơi, ai cũng nói nhà em sạch sẽ và mát mẻ.

Phòng ngủ của bố mẹ em thì trang trí đơn giản lắm, có một chiếc giường, một chiếc tủ quần áo và một chiếc hòm nữa. Em nhớ có lần bố kể với em rằng cách đây 13 năm, đây là phòng cưới của bố mẹ, nó đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm cho đến ngày em chào đời. Chiếc hòm đó là nơi chứa đựng những kỷ niệm của bố mẹ thời còn yêu nhau, em chưa bao giờ được xem bên trong của nó vì bố bảo khi em lớn bố mới cho em xem. Thế nhưng em hiểu rằng, bố mẹ luôn yêu thương nhau và luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

Cạnh bên kia phòng khách là phòng ngủ của em. Em đã tự tay mình trang trí cho nó. Phòng em có một chiếc giường nhỏ, một chiếc tủ quần áo và một chiếc bàn học được đặt gần cửa sổ, bên trên tường là cái giá sách được em sắp xếp rất gọn gàng. Trên giường của em có nhiều thú bông lắm, đó là những món quà bố mẹ và bạn bè tặng cho em vào ngày sinh nhật. Chúng rất đáng yêu và luôn ở gần em khi em đi ngủ. Em luôn chăm chút cho chiếc bàn học thân yêu của mình bằng cách sắp xếp sách vở, đồ đạc ngăn nắp, để khi cần em có thể dễ dàng tìm thấy. Chiếc giá sách của em có 2 ngăn, ngăn đựng sách vở và ngăn đựng truyện tranh. Đó là những cuốn truyện em rất thích, em thường đọc nó mỗi khi học bài xong hoặc vào ngày nghỉ. Chúng đều là những người bạn rất thân thiết của em.

Được tách biệt với nhà chính là gian bếp, đây là nơi gia đình em thường tụ họp để cùng nhau ăn những bữa cơm đầm ấm. Mẹ em là người rất chu đáo nên mẹ là người luôn chăm sóc cho gian bếp nhỏ của gia đình. Em nhớ mẹ đã từng nói với em, căn bếp phải luôn gọn gàng, sạch sẽ thì mọi người mới có những bữa ăn ngon. Những chiếc xoong, nồi, hoặc bát, đĩa, đặc biệt là những chiếc lọ đựng gia vị được mẹ em để vào các ngăn tủ gọn gàng. Khi mẹ nấu ăn em cũng thường giúp mẹ chuẩn bị đồ và dọn mâm.

Xung quanh nhà em là vườn cây với nhiều loại hoa quả, đến mùa hè là em thoải mái thưởng thức. Nhà em tuy không khang trang và đầy đủ tiện nghi như những ngôi nhà ở thành phố mà em đã từng xem trên ti vi, nhưng đối với em đó là nơi thân thuộc và đáng quý nhất. Ngôi nhà đó đã lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa gia đình từ thời ông bà em để lại. Em luôn trân trọng điều đó và em sẽ cùng bố mẹ chăm lo cho ngôi nhà mình để nó luôn sạch sẽ và sẽ luôn là tổ ấm của gia đình em.

30 tháng 1 2018

Sau mỗi buổi học ở trường, em thường mong mẹ đến đón về tổ ấm của mình là ngôi nhà nhỏ bé. Nơi ấy, mọi thứ đã quá đỗi thân thương đối với em.

Nhà của em đang ở cùng với gia đình nằm giữa con phô nhỏ. Đó là một ngôi nhà không có lầu, cánh cửa sắt luôn luôn đóng, bên trên có một cải chuông bé xíu. Em nhón chân, nhấn chuông “Reng… Reng”. Thê là bố hoặc mẹ ra mở cửa. Đang đi ngoài đường nóng, ồn ào em cảm thấy mát hẳn khi đặt chân trần lên sàn gạch bông sạch bóng. Bốn bức tường xanh dịu, chiếc quạt trần quay tít càng làm cho không khí trong nhà thoáng mát hơn.

Em đặt cặp sách vào bàn học rồi mắc quần áo lên. Bố em thường dặn em, để đâu gọn đấy vì nhà chỉ có một căn buồng chính. Bàn học của em được đặt kề cửa sổ cạnh hông nhà. Sát ngoài cửa là bộ bàn ghế để tiếp khách. Kế đó là chiếc tủ đứng đựng quần áo. Sâu bên trong là hai chiếc giường và một cái tủ dài thấp. Em rất thích ngắm cái tủ kính này vì bên trong trưng bày những li thủy tinh, thố đựng bánh kẹo mứt ngày tết và mấy thứ đồ chơi của em từ hồi còn học lớp Một. Trên tủ đặt chiếc máy thu hình Sony mười bốn inh. Sát tường và sát đầu giường lớn là kệ sách. Bố mẹ đặt sách rất ngăn nắp, gáy sách quay ra ngoài đều tăm tắp. Ai cần cuốn gì, chỉ cần nhìn vào gáy sách là lấy được liền. Ớ góc học tập của em, chiếc đồng hồ hình vuông treo tường chạy rất đúng giờ. Nhờ nó mà em biết thời gian để thực hiện thời khóa biểu trong ngày: thời gian học và giải trí. Phía dưới chiếc đồng hồ là lich treo tường. Bên phải đối diện vói tấm lịch là một bức tranh. Nhìn bức tranh, em thấy như mùa xuân luôn có ở trong nhà. Chỗ nào trong nhà, em cũng thấy yêu thích. Từ bàn em học nhìn qua cửa sổ thấy lá xanh, đôi lúc bướm vờn quanh mấy chậu kiểng trông thật nên thơ. Chỗ bộ bàn ghế gỗ thường đầy tiếng nói cười vui vẻ của bố mẹ và mấy vị khách thân quen. Cái tủ li, dưới ánh điện sáng càng thêm đẹp hơn. Buổi tối cả nhà em đều hướng về đó xem truyền hình. Không có những buổi phim hoạt hình nào là em không xem cả. Em thích nhất là những bộ phim “Hãy đợi đấy”, “Vịt Đô-nan”, ‘Tôn Ngộ Không”… Cũng có những ngày mưa lớn nhà bị thấm nước nhiều chỗ, em phụ bố lấy chậu hứng và giẻ lau.

Mùa mưa bị dột, mùa nắng thì nóng hầm. Những ngày không có điện không khí rất oi nồng. Vậy mà em vẫn thấy không ở đâu bằng ở nhà. Đi Vũng Tàu, Đà Lạt một hai ngày em đã thấy nhớ nhà rồi, nhớ chiếc giường con, cái bàn học, nền gạch bông sạch bóng và những đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.

19 tháng 5 2018

Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.

Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".

Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).

Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.

Năm 1057, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang quy hóa và hiển thánh ngay dưới chân núi Quả. Nhân dân xứ Nghệ vô cùng thương tiếc, khóc than, tưởng nhớ và lập đền thờ ông đúng nơi ông quy hóa và hiển thánh, gọi là đền Quả Sơn. Cùng với đền Quả Sơn tại xã Bồi Sơn, hiện nay trên đất Nghệ An còn có hơn 30 ngôi đền khác cũng được lập để thờ Ngài. Tác giả cuốn "Việt điện u linh tập" đã khẳng định Ngài là “phúc thần của cả Châu". 

Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, do thời gian và chiến tranh, đền Quả Sơn ngày nay không còn lưu giữ được quy mô và tầm vóc ngày xưa (7 tòa 40 gian mang phong cách Lý Trần). Năm 1952, bom đạn của thực dân Pháp đã làm cho đền bị phá hoại nghiêm trọng. Đền chỉ còn lại tấm bia đá cổ và ngôi mộ của Ngài.

Thực hiện chủ trương bảo tồn, phục hồi và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá dân tộc, năm 1996, được sự giúp đỡ của ngành Văn hoá tỉnh Nghệ An, cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đô Lương cùng du khách gần xa, đền Quả Sơn đã từng bước được xây dựng lại ngay chính vị trí từ xưa của đền. Ngày 12/2/1999, đền Quả Sơn đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng “Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia” theo Quyết định số 05/QĐ-BVHTT. Ngày 17/12 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang hay còn gọi là lễ Chạp đền. Ngày 19, 20 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày tổ chức Lễ hội Đền Quả Sơn. 

Nét đặc sắc của Lễ hội đền là lễ rước Ngài lên tạ ơn Bà Bụt ở Chùa Bà Bụt hay còn gọi là Tiên tích tự ở cách đền 4 km về phía Tây thuộc xã Lam Sơn. Tương truyền, Bà Bụt là người thường xuyên linh ứng phù giúp Lý Nhật Quang trong việc kinh bang tế thế và là người chỉ cho Lý Nhật Quang nơi quy hóa và hiển thánh dưới chân núi Quả. Cứ 2 năm một lần, vào các năm chẵn, lễ rước theo đường thủy ngược dòng sông Lam và đường bộ qua 5 làng ngày xưa, qua mỗi làng nhân dân đều tổ chức các điểm bái hạ trang nghiêm để được vái lạy Ngài. 

Cũng có thể gọi đây là Lễ hội mừng Xuân, nhân dân trong vùng thay mặt cho nhân dân xứ Nghệ bày tỏ tấm lòng tri ân đối với vị anh hùng thời dựng nước, Thành hoàng của xứ, đồng thời cũng là dịp đón Xuân bằng tinh thần thượng võ và những trò chơi dân gian truyền thống. Mỗi kỳ lễ hội đó thu hút hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương tham dự.

Việc phục hồi, duy trì Lễ hội Đền Quả Sơn đã thể hiện một cách sâu sắc đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", khơi dậy tinh thần thượng võ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và con em quê hương đang sinh sống ở mọi miền của Tổ quốc. Đây cũng là dịp để nhân dân vui chơi, giải trí, mở rộng giao lưu và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Đến với Lễ hội Đền Quả Sơn, mỗi người sẽ cảm nhận được những nét rất riêng của không gian lễ hội, cõi linh thiêng, nét long trọng của phần lễ và hấp dẫn, náo nhiệt của phần hội mang đặc trưng của vùng đất “địa linh” một thời. 

Bảo tồn, phát huy giá trị di tích

Chưa đến ngày lễ hội, nhưng những ngày sau Tết Nguyên đán, nhân dân khắp nơi trong vùng, trong tỉnh đã tìm về đền Quả Sơn để cầu an, cầu lộc, cầu tài. Bà Nguyễn Thị Anh Quang  -  Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cho biết: Lễ hội Đền Quả Sơn 2017 do UBND huyện Đô Lương chỉ đạo, tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các xã Bồi Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bắc Sơn, Tràng Sơn, Đặng Sơn và nhiều lực lượng khác trong toàn huyện. Bắt đầu từ ngày 16 tháng Giêng (âm lịch), các hoạt động thể thao, văn nghệ, các trò chơi dân gian truyền thống, các gian hàng sản phẩm đặc sản của huyện Đô Lương… được tổ chức tại khuôn viên của đền.

Tối 19 tháng Giêng, hội diễn văn nghệ chào mừng lễ hội và sau đó vào lúc 21 giờ, Lễ cáo yết được tổ chức tại đền Quả Sơn. Đặc biệt năm nay lễ hội sẽ tổ chức thả đèn hoa đăng trên sông Lam trước cổng đền. Lễ rước thần chính thức được bắt đầu từ 6 giờ ngày 20 tháng Giêng (âm lịch). Đầu tiên là Lễ xuất thần, tân lễ, sau đó là Lễ rước thủy Đức Thánh Uy Minh Vương Lý Nhật Quang lên tạ ơn tại chùa Bà Bụt. Lễ tạ ơn ở chùa Bà Bụt với phần cổ lễ mang ý nghĩa tạ ơn. Cuối cùng là lễ rước kiệu Đức Thánh hồi cung trở về và lễ yên vị, kết thúc lễ hội.

Đặc biệt năm nay, để phục vụ cho lễ hội năm 2017 và những năm tiếp theo, huyện Đô Lương đã trích ngân sách (cùng với nguồn xã hội hóa) đầu tư trên 1 tỷ đồng xây dựng nhiều hạng mục công trình như lát gạch blooc hai bên dọc theo nhà ngựa, xung quanh nhà chính điện, cạnh nhà trực và sau nhà Tả vu, Hữu vu. Làm nhà bán hàng truyền thống trong khuôn viên đền bằng tôn, quy hoạch lại bãi trông giữ xe... Đặc biệt, huyện đã tiến hành thu âm đĩa về di tích để tuyên truyền, đồng thời tái bản sách Uy Minh Vương Lý Nhật quang với Nghệ An.

Mong muốn của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân trong huyện là Lễ hội Đền Quả Sơn sẽ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thể cấp Quốc gia xứng tầm với công lao của Uy Minh Vương Lý Nhật Quang. Đồng thời, bảo tồn, tôn tạo di tích đền Quả Sơn ngày càng tôn nghiêm và uy linh xứng với tầm vóc vốn có của đền.

rui nha hih

19 tháng 5 2018

Đền Quả Sơn là 1 trong 4 ngôi đền có tiếng linh thiêng nhất xứ Nghệ “nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”. Đền được nhân dân xây dựng dưới chân núi Quả tại làng Miếu Đường, xóm Bạch Đường, huyện Nam Đường (nay là xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương). Đền là nơi thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang - vị Tri châu có công lao to lớn xây dựng quê hương xứ Nghệ và mở mang, bảo vệ bờ cõi cho quốc gia.

Lễ rước bằng đường thủy tại Lễ hội đền Quả Sơn. Ảnh: Lương Mai

Theo sử cũ và thần tích đền Quả Sơn cho biết: Năm 1039 Lý Nhật Quang được nhà vua cử vào trông coi việc tô thuế ở vùng đất Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh Thái tử". Năm 1041, Lý Nhật Quang được bổ nhiệm làm Tri châu Nghệ An với tước hiệu "Uy Minh hầu Lý Nhật Quang".

Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định vai trò và ảnh hưởng to lớn của Lý Nhật Quang với vùng đất Nghệ An. Năm 1044, Vua Lý Thái Tông đã phong cho Lý Nhật Quang từ tước "Hầu" lên tước "Vương" thành Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và ban cho ông quyền "Tiết Việt" (tức là có quyền thay mặt nhà vua, được vua tin cậy và uỷ thác quyền được định đoạt mọi chuyện chính sự tại Nghệ An).

Trong quá trình thay vua trị vì xứ Nghệ, với đường lối Vương đạo, thân dân, cùng với nhiều chủ trương, chính sách cải cách phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa… Lý Nhật Quang đã có công rất lớn trong việc củng cố, xây dựng Nghệ An từ một vùng đất "biên viễn", "phên dậu" trở thành một trọng trấn, một pháo đài kiên cố cả về quân sự, kinh tế, văn hóa không chỉ đối với nhà Lý mà cả các triều đại về sau.