K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:- Xác định chủ đề của đoạn văn.- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.a. Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi những nguy cơ, giáo...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định chủ đề của đoạn văn.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a. Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi những nguy cơ, giáo điều, cản trở, lạc hậu, để phát triển vượt lên. Làm vậy là trung thành với cha anh, với mong muốn một Việt Nam phát triển, mong “con hơn cha” để nhà có phúc. Đó là sự trung thành với lí tưởng một dân tộc và một đất nước Việt Nam phát triển cường thịnh, một xã hội thật sự tốt đẹp; chứ không phải trung thành theo nghĩa phải nghĩ, phải nói, phải viết, phải làm hệt y như cha anh, dù hoàn cảnh đã khác. (Vũ Ngọc Hoàng).

b. Thế hệ người lớn hôm nay có ý định để lại gì cho lớp trẻ? Thông thường, nhiều người có trách nhiệm và tâm huyết vẫn nghĩa phải phấn đấu để lại cho lớp trẻ một quốc gia phát triển. Đó là mong muốn chính đáng, làm được như thế thì quá tốt. Nhưng làm sao mà để lại được cho lớp trẻ một đất nước phát triển khi mà ta chưa tạo ra được một đất nước như vậy? Ta không thể để lại cái mà ta chưa làm ra được. Có lẽ phải nghĩ cách khác, trước nhất, quan trọng nhất, là để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ, của cả cách họ suy nghĩ khác ta, để từ đó, những con người mới ấy sẽ tạo ra một đất nước Việt Nam phát triển. Để lại con người mới là để lại tất cả. Con để lại tất cả (nếu có) mà không để lại được con người thì tất cả cũng sẽ không còn. (Vũ Ngọc Hoàng).

c. Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”. Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó. Ba chữ mây từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiền cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu. Cả lơ phơ và hắt hiu như phụ họa với nhau để thâu tóm cái hồn của gió thu: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Thi sĩ đã dùng cái “động” gần để gợi cái “tĩnh” xa trong bao la của thinh không. Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng? (Chu Văn Sơn)

d. Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)


 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

a.

- Chủ đề của đoạn văn: Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép liên tưởng.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Phải ra sức đổi mới và sáng tạo; cách đổi mới và sáng tạo hiệu quả nhất.

b.

- Chủ đề của đoạn văn: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

c.

- Chủ đề của đoạn văn: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Sử dụng từ ngữ liên kết “và”.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu; Phân tích theo trình tự các câu thơ.

d.

- Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xác định chủ đề của đoạn văn. - Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn - Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau: 

- Xác định chủ đề của đoạn văn. 

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn 

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoả đang áp đặt

vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cải chung đang ngày một nhiều thêm lên, Cải chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng) 

b) Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:

“Nhân hủng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.” 

Nỗi niềm vu ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến, Nó không chỉ im riêng vào bài thơ này, mà còn độ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyển: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn)

c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a. Chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng

- Tính liên kết

+ Các từ liên kết:

Phép thế: đó là

Phép nối: Tuy nhiên, Ngược lại,....

- Tính mạch lạc

+ Các câu trong văn bản cùng nói vè một chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng

b. Chủ đề: Nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua hai câu thơ kết bài “Thu vịnh”

- Tính liên kết

Phép thế: nó

- Tính mạch lạc

+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua 2 câu thơ kết

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý

c. Chủ đề: Cách cư xử thô lỗ của con người

- Tính liên kết

+ Phép nối: bởi vì, đôi khi, nhưng

+ Phép thế: Đó là, Làm như vậy, Nó

- Tính mạch lạc

+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: cách hành xử thô lỗ của con người

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: nguyên nhân xư xử thô lỗ => biểu hiện của sự thô lỗ => hậu quả của việc cư xử thô lỗ

16 tháng 1 2017

phải có đoạn văn chứ

16 tháng 1 2017

Đây:

Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Dó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nc

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.b. Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?c. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn? Đoạn 1Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sản nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.

b. Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?

c. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn? 

Đoạn 1

Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sản nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc. Bên kia, mười tay đàn xuất sắc đã lập thành một dàn nhạc và chơi thử ngay tại chỗ. 

(Theo Ni-có là Nô xốp)

Đoạn 2

Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

(Theo Vũ Tú Nam)

1
NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

a. Cả 2 đoạn văn gồm các câu viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

b. Ý chính của mỗi đoạn văn:

- Đoạn 1: Đoạn văn miêu tả các hoạt động của mọi người đang chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

- Đoạn 2: Đoạn văn miêu tả hoạt động của ong vàng, ruồi, sâu róm, chim sâu,… đang diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

c. Câu nêu ý chính của mỗi đoạn:

- Đoạn 1: Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.

Câu văn nằm ở đầu đoạn văn.

- Đoạn 2: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.

Câu văn nằm cuối đoạn văn.

* Ghi nhớ:

- Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.

- Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn văn, thường nằm ở đầu hoặc ở cuối đoạn.

29 tháng 4 2017

a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.

- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

- Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.

b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:

cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.

- Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:

hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn

giòn giã thay bằng giòn tan

trịnh trọng thay bằng oai vệ

Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.

c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi

30 tháng 4 2017

a. Tác giả đã miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết Đềlàm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt; cái đầu nổi từng tảng rất bướng; hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy; sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng...

Sức mạnh của Dế Mèn thể hiện qua từng điệu bộ, từng động tác: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; mỗi khi vũ lên đã nghe tiếng phành phạch giòn giã; lúc đi bách bộ thì cả người rung rinh một màu nâu bóng mõ; chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu; đi đứng bệ vệ; mỗi bước đi... làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ...

&

Trình tự miêu tả: hình dáng -> cử chỉ, hành động —> tính nết của Dế Mèn. Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng. Thông qua việc diễn tả cử chỉ, hành động Đềthể hiện vẻ đẹp ngoại hình cùng tính nết của nhân vật.

b. Từ ngữ trong đoạn văn này rất đặc sắc. Đáng chú ý là các tính từ được sử dụng rất chính xác đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp của Dể Mèn: cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, phanh phách, dài, giòn giã, nâu bóng, to, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai...

Những tính từ này không thể thay thế được. Nếu thay bằng tính từ khác thì giá trị biểu cảm của câu văn sẽ giảm đi rất nhiều.

c. Dế Mèn biết mình có Ưu thế về ngoại hình và sức khoẻ nên rất thích bắt nạt các con vật nhỏ bé xung quanh, cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú ta đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi thấy Dế Mèn đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng Dế Mèn còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

Qua những chi tiết độc đáo trên, tác giả đã giúp người đọc hình dung ra một chú Dế Mèn với vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo và những nét chưa đẹp trong tính cách. Dế Mèn có những nhược điểm tất yếu của tuổi mới lớn như kiêu ngạo, hung hăng, thích làm bộ, ra oai với mọi người.

17 tháng 3 2022

C

17 tháng 3 2022

C.

13 tháng 9 2019

c, Dế Mèn là nhân vật ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình nhưng lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân.

26 tháng 2 2022

tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:

- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.

17 tháng 3 2018

Tình cảm của chú cho Bấc được tác giả kể lại giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt.

 

   + Những cử chỉ, hành động được miêu tả xen kẽ với những chi tiết cụ thể, sinh động cho thấy tình cảm giữa Thooc-tơn và Bấc

   + Tác giả kể lại giản dị, có sức hấp dẫn đặc biệt cho thấy tình cảm của Thooc- tơn dành cho Bấc vượt qua quan hệ chủ tớ thông thường

   + Anh chăm sóc những con chó "như thể chúng là con cái của anh vậy"

   + Bấc vốn là con chó thông minh, hiểu cử chỉ của chủ nên nó đáp lại bằng tình cảm chân thành

- Cách biểu lộ tình cảm của Bấc khác thường.

   + Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ cho thấy tình cảm mãnh liệt dành cho Thooc- tơn

   + Lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo cách riêng

   + Sự giao cảm bằng ánh mắt với Thooc- tơn nói lên sự ngưỡng mộ, thành kính

- Phần cuối đoạn trích thể hiện tình cảm sâu hơn

   + Càng yêu chủ bao nhiêu, Bấc lại càng sợ mất bấy nhiêu

   + Chi tiết Bấc không ngủ "trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ" thể hiện khả năng quan sát tinh tế của tác gỉa

21 tháng 3 2017

b,

+ Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…

   + Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, ghê gớm…

- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…

=> Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn làm nổi bật được tính cách con người.