K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2023

Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy ( nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An. Ông là một trong những nhà văn có nhiều tác phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa.

19 tháng 9 2023

Nhà văn Sơn Tùng tên thật là Bùi Sơn Tùng, sinh năm 1928 tại Diễn Châu, Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. từ năm 1974 đến nay, Nhà văn Sơn Tùng đã cho ra đời hàng chục tiểu thuyết, tư liệu, tập truyện.

Phong cách sáng tác của nhà văn Sơn Tùng là: giản dị, gần gũi mà sâu lắng, hàm xúc. 

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Thông tin về nhà văn Bùi Hồng:

+ Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

+ Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948.

+ Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951.

+ Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.

+ Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)

+ Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).

31 tháng 8 2023

- Tác giả Nguyễn Đăng Mạnh:

Nguyễn Đăng Mạnh (1930-2018) quê gốc ở Gia Lâm - Hà Nội, ông được sinh ra ở Nam Định.

Thuở nhỏ, ông theo học trường Chu Văn An – Hà Nội. Đến khi cách mạng tháng 8/1945 nổ ra, trường sơ tán lên Phú Thọ và giải tán. Ông tiếp tục theo học trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang rồi từ đây ông bước chân vào nghề nhà giáo.

Năm 1960, sau quá trình học tập ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ đây, ông bắt đầu nghiên cứu văn học va trở thành nhà nghiên cứu, phê bình

Nguyễn Đăng Mạnh là một nhà giáo, một giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nổi tiếng của Việt Nam. Cả cuộc đời ông đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà. Nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật để lại cho thế hệ sau. Các nhân vật như Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoặc các tác giả nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Xuân Diệu,…đều được ông tái hiện một cách chân thực, gần gũi.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông (05/05/1925 – 1993).

- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Tác phẩm: Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), Đường chúng ta đi (thơ – 1960), Những cánh buồm (thơ – 1964), Đầu sóng (thơ – 1968),...

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông rất chân thực và giàu chất chiêm nghiệm đặc biệt là cảm xúc sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình

13 tháng 3 2023

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều làm em xúc động nhất là sự quan tâm, ân cần và dịu dàng của cha. Cha chăm chút cho em từng chút một cẩn thận và yêu thương vô bờ.

13 tháng 3 2023

- Phạm Văn Đồng (1906-2000), là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi

- Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc

- Đặc điểm sáng tác: Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn

21 tháng 8 2023

1. Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày. Ví dụ: Cả ba văn bản đều có nội dung liên quan đến tinh thần yêu nước nhưng mỗi văn bản có cách thể hiện rất khác nhau.

2. Thân bài: Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ:

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là...

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ:

• Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng.

• Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu trả lời của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước.

• Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,...

3. Kết bài:

Tóm tắt, khẳng định lại ý kiến đã nêu của mình và liên hệ với cuộc sống hiện nay. Ví dụ: Không nên hiểu lòng yêu nước một cách hạn hẹp, chẳng hạn quan niệm: chỉ ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Yêu nước còn được thể hiện bằng nhiều cách thức, nhiều hành động, ... khác nhau.

 
6 tháng 3 2023

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nmghiax là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, …

 

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ đưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

     Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”. Dựa theo câu trên, người ta đặt tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị, theo thực địa phải đặt tên là Hà Tây mới đúng.