K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhà vua là một người công bằng, nghĩ cho dân, cho nước. Nhà vua không coi trọng thứ tự của các hoàng tử bởi ông cho rằng chỉ có người tài đức "biết nối chí ta" mới mang lại sự ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. 

19 tháng 1

Cám ơn bạn nhaaaaaaaaaaa 

trong đoạn văn sau,có những từ ngữ nào là biệt ngữ xã hội ( KHÔNG CHẮC ĐÂU NHÉ ) Phần này mình học không đc tốt cho lắm !

 Hùng Vương lúc về già,muốn truyền ngôi,nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai,ko biết chọn ai cho xứng đáng. giặc ngoài đã dẹp yên,nhưng dân có ấm no,ngai vàng mới vững.Nhà vua bèn gọi các con lại và nói:

Tổ tiên ta từ khi dựng nước,đã truyền được sáu đời.Giac Ân nhiều lần sâm lấn bờ cõi,nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi đc,thiên hạ đc hưởng thái bình.Nhưng ta già rồi,không sống mãi ở đời,người nối ngôi ta phải nối đc chí ta,không nhất thiết là con trưởng.Năm nay,nhân lễ Tiên vương,ai làm vừa ý ta,ta sẽ truyền ngôi cho,có Tiên Vương chứng giám.

Xác định biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau.                                                                                               Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng nhà vua có những hơn 20 người con trai không biết chọn ai cho xứng đáng.Giặt ngoài đã dẹp yên nhưng dân có ấm no ngày vàng mới vững.Nhà vua bèn gọi con lại và nói:Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã chuyển được sáu...
Đọc tiếp

Xác định biệt ngữ xã hội trong đoạn văn sau.                                                                                               Hùng Vương lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng nhà vua có những hơn 20 người con trai không biết chọn ai cho xứng đáng.Giặt ngoài đã dẹp yên nhưng dân có ấm no ngày vàng mới vững.

Nhà vua bèn gọi con lại và nói:
Tổ tiên ta từ khi dựng nước đã chuyển được sáu đời.GiặC ÂnNhiều lần sâm lấn bờ cõi Nhờ phúc ấm Thiên Hương Ta đều đánh đuổi được. Nhưng ta già rồi không sống mãi ở đời người nối ngôi ta phải lối được chính ta. Không nhất thiết phải là con trưởng.Làm lai nhân lễ tiên vương ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho có tiên vương chính giám

1
11 tháng 10 2018

ko phải Thiên Hương mà là tiên vương nha bạn

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn...
Đọc tiếp

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :

         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :

         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

          Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương.

           Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám ; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trông lúa, trồng khoai ; bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá !

           Một hôm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo :

           - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ thấy chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

           Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

            Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tói, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương.

            Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. 

            Vua họp mọi người lại nói:

             - Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

             Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Giúp mình nha!

 

1
14 tháng 8 2019

từ Hán Việt: Nhà vua, Tiên Vương, mĩ vị, sơn hào, hải vị,phúc ấm

ko chắc lắm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!Anh thanh niên vừa vào, kêu lên....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

– Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
– Chào anh. – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ quay trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
– Chào anh.

(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b) Ở đây, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? (Gợi ý: Có phải là một trong các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kĩ sư, anh thanh niên hay là một người nào đó?) Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? (Gợi ý: Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? nếu là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi như thế nào?…)

1
16 tháng 3 2017

- Người kể là người giấu mặt, không phải là nhân vật trong truyện kể

Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ...
Đọc tiếp

Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:

1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh

2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính

3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ toàn lúa,ngô,không có sơn hào hải vị như các anh em khác

4.Lang Liêu thân là con vua nhưng từ nhỏ sống cùng mẹ ở ngoài cung,hằng ngày chăm lo việc đồng áng

5.Được vua cha gọi vào triều để bàn việc chọn người nối ngôi

6.Lang Liêu suy nghĩ về cách truyền ngôi của vua cha:Không nhất thiết là con trưởng,chỉ cần nối được chí vua

7.Lang Liêu cảm phục vua cha khi thấy lời cha đúng với ý thần cũng như suy nghĩ của mình:Dân ấm no,ngai vàng mới vững

8.Rất bất ngờ ,ngạc nhiên khi thấy vua cha đứng lâu trước lễ vật của mình rồi sung sướng khi được vua cha chọn làm người nối ngôi

9.Trong ngày lễ Tiên vương,Lang Liêu vừa lo lắng,hồi hộp nhưng lại tin vào tấm lòng thành kính của mình cũng như sự công tâm của vua cha

10.Cần phải nối chí vua cha

11.Vui mừng vì cuộc sống nhân dân no ấm,đất nước yên bình,luôn mong muốn duy trì những tục lệ tốt đẹp của đất nước

12.Từ khi lên ngôi.luôn chăm lo việc đồng áng,giữ gìn truyền thống làm bánh vào ngày Tết

2
8 tháng 8 2018

Bạn đọc trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1 bài Bánh Chưng Bánh Dày là có các trật tự và bạn chỉ cần áp dụng vào bài thôi

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?Bài làmHạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô...
Đọc tiếp

Từ truyện cổ tích Tấm Cám anh chị suy nghĩ gì về con đường để đi đến hạnh phúc trong cuộc sống?

Bài làm

Hạnh phúc – điều mà mỗi con người trong chúng ta đều muốn có được. Mỗi người đều đặt cho mình một khái niệm riêng về hạnh phúc. Hạnh phúc có phải chăng là cái đích đến cuối cùng để ta vươn tới ?

Qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám, ta thấy được niềm hạnh phúc của cô Tấm. Phần đại đa số người cho rằng: Tấm được làm Hoàng Hậu, làm vợ vua là hạnh phúc. Để có được điều đó, Tấm phải trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng ý chí kiên cường, phẩm chất tốt đẹp Tấm xứng đáng có được hạnh phúc ấy.

Người ta định nghĩa hạnh phúc là một đích đến mà người ta đặt ra rồi cố gắng để đạt được, dẫu có nhiều khó khăn, nhưng không vì thế mà mờ đi ý chí.

Như cô Tấm, hành trình đi đến hạnh phúc gian nan vô cùng, mặc cho bị mẹ con Cám hại rất nhiều lần, nhưng Tấm vẫn giành được tình cảm của nhà vua bằng những lần hiện thân của mình. Mặc cho: Tiếng hót chim Vàng Anh chẳng có ý nghĩa gì với trái tim những con người dã thú đầy máu độc; bóng xoan đào rợp mát nào xoa dịu được lòng dạ ganh ghét đầy đố kỵ; tiếng khung cửi giòn rã lại càng làm cho những trái tim gai góc sùng sục bạo tàn. Nhưng cái thiện càng bị áp bức, dồn đuổi đến đường cùng thì lại càng đấu tranh, vùng dậy đòi lại công bằng cho mình. Vì đấu tranh không biết mệt mỏi, nên cuối cùng Tấm đã đạt đến hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc không nhất định cứ phải là một đích đến. Có người từng nói: " Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là hành trình chúng ta đang đi."

Không nhất định Tấm là vợ vua mới là hạnh phúc, mỗi bước đi trên con đường đời của Tấm, cũng đã là hạnh phúc. Tấm được sinh ra đó đã là một hạnh phúc, mặc dù cha mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải sống với mụ dì ghẻ cay nghiệt, nhưng vì thế, Tấm mới trở thành một cô gái đảm đang, kiên cường, biết nhẫn nhịn… Cám suốt ngày được nuông chiều nên đâu thể có được những đức tính tốt đẹp như vậy! Khi được giao đi bắt tép, mặc dù Tấm bị Cám lừa đi giỏ tép mà mình đã bỏ công sức ra bắt được. Nhưng bù lại, Tấm lại được Bụt tặng cho con Bống. Tấm hạnh phúc vì từ nay đã có Bống làm bạn, chia sẻ buồn vui…

Nếu như Tấm cứ nghĩ đến nỗi buồn, không biết nắm bắt những niềm vui, thì liệu rằng Tấm có thể lấy được những hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị ấy không?

Nếu bản thân ta lựa chọn gắn kết với nỗi buồn mà không can đảm nắm lấy niềm vui thì chúng ta mãi mãi chẳng thể nào thấy được cái gọi là hạnh phúc. Hạnh phúc đâu phải điều xa lạ, Đội khi chỉ cần liếc nhìn mọi thứ xung quanh cũng đủ bất giác để ta hé một nụ cười.

Tấm bị mẹ con Cám hại chết hết lần này đến lần khác, nhưng Tấm không vì thế mà chịu thua. Tấm vẫn dựa vào những hiện thân về bên cạnh nhà vua, hết lần này đến lần khác giành được tình yêu thương của nhà vua. Và hạnh phúc hơn nữa, khi Tấm sống ở nhà bà lão bán nước, được bà yêu thương như con gái ruột, sống cuộc sống yên bình hạnh phúc, không phải chịu sự đọa đày của mẹ con mụ dì ghẻ. Cái kết là Tấm được trở về làm vợ vua là niềm hạnh phúc to lớn, viên mãn nhất!

Cám cũng được làm vợ vua, đấy cũng là hạnh phúc của Cám. Nhưng hạnh phúc ấy có được là do mưu mô, toan tính, không từ thủ đoạn mà thực hiện được. Hạnh phúc như thế liệu có thể thật sự lâu dài? Cám là vợ vua nhưng không có được tình cảm của vua, như thế còn gọi là hạnh phúc nữa không? Hạnh phúc của Cám, mãi mãi chỉ là thế thân, là dự bị thôi!

Hạnh phúc thật sự, là khi nỗ lực hết mình vào những điều mình đang làm, không phải dựa vào thủ đoạn mà thực hiện được. Khi hoàn thành được mục tiêu của mình và đó cũng là lúc cuộc sống trở nên có ý nghĩa và mục đích.

Hạnh phúc không phải là một đích đến, ta nỗ lực để đạt được nó. Nhưng, hạnh phúc đơn giản hơn thế, trên con đường đạt tới hạnh phúc lớn, có những hạnh phúc bé nhỏ bình dị mà ít người quan tâm đến.

Ta đặt ra một mục tiêu rồi nỗ lực để đạt đến mục tiêu đó. Ta hạnh phúc khi nỗ lực của mình được đền đáp. Nhưng mấy ai để ý đến những niềm vui bé nhỏ luôn đi song hành trên con đường hạnh phúc ấy? Trong quá trình ta nỗ lực, ta có được những lời động viên của bạn bè, có người thân luôn ở bên tiếp sức khi chúng ta mệt mỏi, nản chí, hay thất bại…để ta có được sự tự tin, ý chí, để có thể gặt hái được " quả ngọt "

Nhưng luôn có những người, luôn chìm đắm trong buồn bã ủ dột, than vãn khi sinh ra trong ra đình nghèo khó. Người ta chỉ biết than thân trách phận, mà không biết rằng, cuộc sống có biết bao người sinh ra cơ thể không được nguyên vẹn như người khác, họ vẫn nỗ lực, vẫn cố gắng sống, họ vẫn có được niềm hạnh phúc của riêng mình. Người ta buồn vì số phận cơ cực, nhưng mà sinh ra nghèo khó không phải lỗi của họ, sống và chết đi trong nghèo khó, mới là lỗi của họ..

Trên con đường đời chúng ta đi có rất nhiều cái đích hạnh phúc mà ta muốn hướng đến. Nó không phải là điểm đến cuối cùng, cũng chẳng phải nơi cuộc đời mình dừng lại.

Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được cái đích mà ta đã đặt ra. Cuộc sống luôn bị quay cuồng bởi các thách đố, các đòi hỏi và yêu cầu. Tốt nhất ta nên nhận thấy rằng, hiện tại là thời gian hạnh phúc của mình mặc dù cuộc sống đầy rẫy những khó khăn và muộn phiền.

Nguồn: vietvanhoctro

0
21 tháng 5 2017

a, Việc sắp xếp cụm từ "ý vua cha" lên đầu câu với mục đích liên kết chặt chẽ giữa phần câu 1 với câu hai về mặt hình thức, tạo ra sự mạch lạc trong diễn đạt.

    b, Việc xếp " Con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào" được dẫn lên đầu câu nhằm nhấn mạnh vào vấn đề, nội dung chính mang tính bao quát trong câu.

Cảm nhận về nhân vật ông Hai (Làng - Kim Lân) qua đoạn trích:- Thế nhà con ở đâu?- Nhà ta ở làng chợ Dầu.- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?- ...Thế con ủng hộ ai?-  Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!...- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. *Hình thức: đoạn...
Đọc tiếp

Cảm nhận về nhân vật ông Hai (Làng - Kim Lân) qua đoạn trích:

- Thế nhà con ở đâu?
- Nhà ta ở làng chợ Dầu.
- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
- ...Thế con ủng hộ ai?
-  Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!...
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. 

*Hình thức: đoạn văn hoàn chỉnh
- Mở đoạn: câu chủ đề có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, nội dung câu giới thiệu cho người đọc: viết gì (viết về đối tượng nào, đối tượng đó ở đâu)
Ví dụ: Đoạn trích trên (Làng - Kim Lân)// đã thể hiện rõ (xúc động/sâu sắc...) tình cảm ông Hai dành cho Làng, cho đất nước (kháng chiến/cách mạng...)
- Thân đoạn: 
(Đặt nhân vật vào tình huống: làng Chợ Dầu theo Tây và ông Hai đã lựa chọn: chọn đắt nước. Lựa chọn này khiến ông và cả gia đình rơi vào cảnh bế tắc, không còn đường sống). 
- Nói về đặc điểm (tính cách/phẩm chất) nhân vật: 
 +Yêu làng Chợ Dầu sâu sắc
 +Yêu nước sâu nặng, bền chặt...

0