K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Cảm xúc của em khi trở thành học sinh lớp 6 là: Vui vẻ, thấy mình trưởng thành và chững chạc hẳn lên. 

- Trong ngày đầu đến học ở một môi trường mới, bản thân em cảm thấy: 

+ Lo lắng, bỡ ngỡ, hồi hộp vì mọi thứ đều rất xa lạ. 

+ Háo hức, hân hoan vì có những người bạn mới, thầy cô mới, trường lớp mới. 

Chia sẻ cảm xúc của em khi trở thành học sinh lớp 6 theo gợi ý sau:+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành học sinh lớp 6?VD: Em cảm thấy vô cùng hồi hộp/ tự hào/ phấn khích/ vui vẻ/ hạnh phúc… khi trở thành học sinh lớp 6. Em cảm thấy bản thân đã lớn hơn, trưởng thành hơn rất nhiều khi bước sang một cấp học mới.+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một ngôi trường mới.VD:...
Đọc tiếp

Chia sẻ cảm xúc của em khi trở thành học sinh lớp 6 theo gợi ý sau:

+ Em cảm thấy như thế nào khi trở thành học sinh lớp 6?

VD: Em cảm thấy vô cùng hồi hộp/ tự hào/ phấn khích/ vui vẻ/ hạnh phúc… khi trở thành học sinh lớp 6. Em cảm thấy bản thân đã lớn hơn, trưởng thành hơn rất nhiều khi bước sang một cấp học mới.

+ Những cảm xúc của bản thân trong ngày đầu đến học ở một ngôi trường mới.

VD: Trong ngày đầu đến học ở một ngôi trường mới, em vừa hào hứng lại vừa vô cùng hồi hộp. Một mặt, em hào hứng vì bản thân đã lớn hơn, đã trải qua kì tuyển chọn để được vào trường THCS mà em mong muốn. Em cũng rất mong chờ được khám phá những tri thức và trải nghiệm mới mẻ với tư cách một học sinh của trường THCS…. Mặt khác, vì đối diện với những điều mới mẻ, với thầy cô mới, với bạn bè mới, cách học tập khác lạ,… nên cũng khiến em lo lắng, hồi hộp không biết mình có phù hợp với môi trường ấy không.

2. Giới thiệu về trường học mới của em

- Giới thiệu về ngôi trường mới của em theo các gợi ý sau:

+ Một vài nét cơ bản về lịch sử của trường.

Ở phần này, các em cần phải tìm hiểu về một số thông tin như năm thành lập trường, tiêu chí, tôn chỉ của trường, số lượng học sinh toàn trường, các giải thưởng và đội ngũ giáo viên của trường. Những thông tin này có thể được tìm thấy trên website hoặc trong phòng truyền thống của trường. Bên cạnh đó, em có thể tìm hiểu thông qua các giáo viên và các anh chị học sinh lớp 7 – 8 – 9 đang theo học tại trường.

VD: Ngôi trường THCS……… được thành lập vào năm……. với diện tích khoảng…….m2, bao gồm……..phòng, ……..lớp. Tôn chỉ, mục đích phấn đấu của trường là…………. Tổng số học sinh của trường tính đến năm 2021 là…… học sinh, trong đó khối 6 có…….. học sinh, khối 7 có……. học sinh, khối 8 có…… học sinh và khối 9 có……. học sinh. Mỗi khối chia thành …….lớp, mỗi lớp có…….. học sinh. Với đội ngũ giáo viên trẻ trung, năng động và có chuyên môn nghề nghiệp cao, trường đã đạt được những giải thường………….

+ Mô tả cảnh quan, khuôn viên trường em.

Ở phần này, các em quan sát trường (cùng với sơ đồ của trường) để mô tả theo cảm nhận của bản thân. Cần chú ý đến màu sắc, cảnh quan chung, cảnh quan riêng của từng lớp học,….. để mô tả cụ thể và chính xác nhất.

VD: Với diện tích……… m2, trường THCS…….. có một cảnh quan vô cùng rộng lớn, khoáng đạt/ nhỏ nhắn, ấm cúng. Trường có….. dãy nhà chính. Các dãy nhà đều được phủ một lớp sơn màu….. mới tinh, sáng sủa. Không gian sân trường là không gian sinh hoạt chung rộng……m2, được lát gạch đỏ/ được phủ lớp bê tông mới bằng phảng/…. Chính giữa sân có một cây cờ lớn với …… cây bàng/ cây phượng được sắp xếp hợp lí. Ở dãy nhà chính giữa là sân khấu trình diễn, phía sau là khu vực làm việc của ban giám hiệu. Dãy bên trái/ bên phải có phòng thí nghiệm phục vụ những tiết thực hành của môn Vật Lí, Sinh học, Hóa học,… Không chỉ có vậy, trường còn có sân bóng đá/ sân bóng rố/ sân cầu lông…. phục vụ cho những hoạt động thể thao.

+ Điều gì ở trường làm em ấn tượng nhất?

Ở phần này, các em hãy nếu điều mình thấy ấn tượng, hứng thú nhất với trường. Hãy nêu điều ấn tượng nhất và lí do em ấn tượng với điều đó.

VD: Em ấn tượng nhất là phòng thí nghiệm của trường. Căn phòng với đầy đủ đồ dùng phục vụ cho những tiết thực hành lí thú, nơi mà bọn em có thể tự mình thực hiện những bài tập của các bộ môn khoa học. Khi được tự mình thực hiện, em sẽ ghi nhớ được kiến thức lâu hơn và cũng rèn cho mình tính cẩn thận vì những thí nghiệm đó có thể gây nguy hiểm nếu làm sai các bước.

- Chia sẻ những cảm nghĩ, mong muốn về ngôi trường mới.

VD: Em mong rằng mình có thể hòa nhập được tốt với môi trường THCS. Với những điều kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, năng động, chuyên môn cao, em mong muốn được khám phá những chân trời tri thức mới với hoạt động sáng tạo, nâng cao tính tích cực của học sinh.

3. Cảm nhận về tuần học đầu tiên

- Chia sẻ những cảm nhận của em về tuần học đầu tiên tại ngôi trường mới.

VD: Tuần học đầu tiên là khoảng thời gian thích nghi với môi trường mới của học sinh chúng em. Chúng em được tiếp cận với những môn học mới, những quy tắc mới và cách học tập mới. Đây vừa là khó khăn vừa là thử thách giúp chúng em có thể hoàn thiện bản thân, hòa nhập nhanh hơn với cách học THCS, tăng khả năng chủ động của bản thân trong học tập.

- Xây dựng nội quy lớp học:

VD:

4. Trò chơi Đoán ý đồng đội

- Tham gia trò chơi Đoán ý đồng đội.

- Cách chơi:

+ Chơi theo từng nhóm.

+ Một bạn trong nhóm lên bốc thăm tên một hoạt động ở trường,

+ Mô tả hoạt động đó bằng hành động, không sử dụng lời nói.

+ Các bạn còn lại trong nhóm gọi tên hành động đó.

2
15 tháng 4 2022

Khi trở thành học sinh lớp 6:

Em cảm thấy mình rất vui. Như vậy là em vừa hoàn thành chương trình tiểu học. Bước sang cấp THCS, em cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và chững chạc dần lên.Với em, ngày đầu tiên đến học ở một môi trường mới em vừa háo hức nhưng cũng có phần lo lắng, bỡ ngỡ. Háo hức vì mình sẽ có những bạn mới, thầy cô mới, môi trường học tập mới. Nhưng lo lắng, bỡ ngỡ vì mọi thứ đang rất xa lạ, còn không biết liệu mình có học tập và rèn luyện tốt như những năm học trước mình đã trải qua.
15 tháng 4 2022

Cảm xúc của tui khá nhạt nhẽo, dạo này lớp có nhiều drama cần phải xử lí

Bọn nó kêu tui là người lan truyền tin drama đó ;-; 

21 tháng 3 2023

Các bạn tự thêm mở kết bài nhé 

Lúc đó, em cũng chẳng hiểu nổi trong phòng đó có gì và dc dùng để làm j......còn lại tự viết nhé 

Tham khảo :

Năm năm dưới mái trường này, em đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp về bạn bè, thầy, cô và mái trường. Nhưng thời gian cứ trôi qua, sắp đến lúc em phải tạm biệt ngôi trường .......... và bước sang một ngôi trường cấp hai mới. Ngôi trường đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng và kỉ niệm dấu yêu. Trường của em có một vẻ đẹp uy nghi, tráng lệ với những hàng cây xanh tốt tươi luôn chào đón em đến trường. Trường của em có rất nhiều thầy cô giáo dạy giỏi – những người đã có công rất lớn đối với chúng em. Các thầy cô giáo đã phải mất bao nhiêu công sức để dạy dỗ chúng em thành người. Ở trường, em còn có rất nhiều những người bạn thân thiết, những người bạn luôn chia sẻ, tâm sự với em lúc buồn vui. Sắp đến lúc chia tay rồi, nhưng dù mai này có đi đâu xa, em cũng không quên được mái trường .......... Kìa những quả bóng bay muôn sắc màu bay lên cao, chở theo những niềm mơ ước, như thay cho những lời chúc, lời tri ân, lời từ biệt thầy cô kính yêu và mái trường Tiểu học .......... Sẽ mãi mãi em không quên những giây phút này!

Tình huống 1: Sau những cảm xúc căng thẳng trong quá trình nỗ lực học tập thì Lan cảm thấy rất vui sướng, tự hào khi được khen thưởng

Tình huống 2: Linh cảm thấy lo lắng vì chưa làm việc này bao giờ

Mik cs hok trường đấy đâu:)

29 tháng 11 2021

các hoạt động của công tác Đoàn Đội cũng  góp phần bồi dưỡng nhân cách, giúp chúng em trưởng thành và chủ động hơn trong cuộc sống; những hoạt động từ thiện đã vun đắp cho chúng em lòng nhân ái – đức tính vô cùng cần thiết trong xã hội hiện nay.    

3 tháng 8 2017

a) Tả ngôi trường từ xa:

Nhìn từ xa, những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây.

b) Tả lớp học.

Tường vôi trắng, cánh cửa xanh, bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa. Em thấy tất cả đều sáng lên và thơm tho trong nắng mùa thu.

c) Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.

Sao tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo trang nghiêm mà ấm áp! Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân thương. Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế.

Hôm nay trở về trường, hòa mình vào bầu không khí náo nức và tưng bừng của ngày lễ, những cảm xúc, hoài niệm trong em về bốn năm gắn bó với ngôi trường Gò Vấp chợt hiện về từ một miền ký ức. Hình ảnh quen thuộc của cánh cổng cũ kỹ, cây điệp già, gốc phượng, cột cờ cùng di ảnh Bác… đã khơi gợi lên những cảm xúc trong em, chúng hiện về thật mới mẻ và tinh khôi, hệt như em vẫn đang ngồi đây đó trên sân trường, vẫn là một cậu học trò nhỏ được dạy dỗ, chở che trong vòng tay yêu thương của các thầy cô – những cảm xúc thật khó diễn tả bằng lời.

10 tháng 7 2018

Ngày đầu tiên đến trường, là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trưêng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kû niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp 2 - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng. Từ cổng trường là những hàng cây rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….Tất cả đều đập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các lớp 6 cũng như anh chị lớp 9 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 5.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên từ... Chính hình ảnh của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lêi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp 2. Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này.
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồng phục trắng tinh, tôi ra dáng là một học sinh cấp 2 thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường vang lªn và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THCS Nguyễn Du. Bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng, lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu điều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu h•nh và cả sự bỡ ngỡ chen vào đó là một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THCS chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …ới tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THCS Nguyễn Du. Bao niềm vui, sự hãnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng se đọng lại mãi trong lòng.

hok tốt !

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt