K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới: Anh ra khơi, Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng. Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng, Biển một bên và em một bên.   Biển ồn ào êm lại dịu êm, Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ? Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía, Biển một bên và em một bên.   Ngày mai, khi thành phố  lên đèn, Tàu anh buông neo dưới...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – Hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở bên dưới:

Anh ra khơi,

Mây chao ngang trời những cánh buồm trắng.

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng,

Biển một bên và em một bên.

 

Biển ồn ào êm lại dịu êm,

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ?

Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

 

Ngày mai, khi thành phố  lên đèn,

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc.

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc,

Biển một bên và em một bên.

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên,

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng.

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng,

Biển một bên và em một bên.

                                                   TRẦN ĐĂNG KHOA

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

 Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía,

Biển một bên và em một bên.

Câu 4 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc – Hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của biển đảo, quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền của biển đảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một.

giải giúp mình nhé. cảm ơn các bạn

0
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                                        (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.

Câu 3.  Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.

1
26 tháng 12 2022

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng rỡ, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

                                        (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Tự sự.

Câu 2. Gọi tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích.

- Tên trường từ vựng của những từ in đậm trong đoạn trích: biểu cảm, cảm xúc của người.

Câu 3.  Tìm từ tượng hình có trong câu sau: “Ông ngồi lặng thần với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.”

- Từ tượng hình có trong câu: len lén.

Câu 4. Nêu nội dung chính của văn bản.

- Nội dung chính của văn bản: Văn bản đã bàn về sự tử tế của cô học sinh đối với người đàn ông cao tuổi ấy.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:         Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Kỳ Sơn. Trên các con đường quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều. Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim đại bàng dũng mãnh. Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em. Em yêu quê hương của mình.                                   (Trích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

         Quê em là một vùng quê nghèo thuộc huyện Kỳ Sơn. Trên các con đường quê hương, chúng em vẫn thường chơi thả diều. Những cánh diều bằng giấy vươn rộng đôi cánh bay lên bầu trời như những cánh chim đại bàng dũng mãnh. Trên cánh đồng, những bông hoa đang mỉm cười và vui đùa cùng chúng em. Em yêu quê hương của mình.

                                   (Trích Những bài văn hay lớp 6, NXB Văn học, trang 57).

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Tìm biện pháp tu từ  trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của chúng. 

Câu 3. Xác định các câu trần thuật đơn? ( các em tự đọc kiến thức lí thuyết bài này và xác định)

Câu 4. Nêu nội dung của đoạn trích trên.

giúp mk với. cảm ơn trước.

0
Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:“ … Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong, chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“ … Bên cầu Hiền Lương, buổi sáng, bầu trời Vĩnh Linh xanh trong, chan hoà ánh nắng, bồng bềnh mây trắng. Dòng sông Bến Hải lấp lánh muôn ngàn ánh bạc bởi những tia nắng phản chiếu muôn trùng con sóng lăn tăn đi về phía biển. Sông nước Hiền Lương hiền hoà bốn bề yên ắng đến lạ. Chỉ có xôn xao sóng gợn và lóng lánh mây trời như thể đang đồng hành cùng con nước dềnh dàng theo hướng Cửa Tùng mà về với đại dương bao la. Ai hay, cái con sông hiền lành như thế lại có một thời là nơi “tỳ vai của chiếc đòn gánh nặng hai đầu đất nước”; từng là chứng nhân của “nỗi đau chia cắt bên ni bên nớ dằng dặc hai chục năm ròng”. Trong ánh bình minh buổi sớm, đôi bờ Hiền Lương chẳng khác gì bức bích họa. Dòng nước lững lờ buông trôi một cách thơ mộng dưới gầm cầu hai sắc vàng xanh (1) khiến cho cảnh vật đôi bờ tuyến lửa hiện lên thật thanh bình. Từ điểm phân ranh giới ở giữa cây cầu trông sang mạn Bắc ta vẫn thấy đó lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cùng với khát vọng “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” đang phần phật tung bay ngạo nghễ kiên cường trên cột cờ giới tuyến. Ngó về phía bờ Nam, ta không chỉ nhìn thấy cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất" mà thấy cả nguyên vẹn, sừng sững những tháp canh, lô cốt tựa như những vết sẹo găm vào dòng chảy của thời gian làm hằn lên bao vết đau thương chưa thể chữa lành, khiến cho đất mẹ vẫn đang còn âm ỉ nhói đau

Ao ước mãi thế rồi cũng có ngày ta đến được nơi này. Con sông giới tuyến. Dòng chảy của những khát vọng cùng với bao nỗi thương nhớ, chia ly, xa cách. Đứng giữa đôi bờ nhớ thương, trong nắng gió chênh chao, bâng khuâng lặng ngắm con sông lịch sử với một dòng xanh trong êm ả đang lững lờ trôi như thể bao con sông khác của khúc ruột miền Trung hướng về phía biển giữa bạt ngàn cỏ dại hoang sơ mướt xanh được điểm xuyết bởi những chòm xuyến chi nhị vàng cánh trắng nở êm đềm, rung rinh phía dưới chân cầu, bỗng thấy đâu đó trong mình như thể đang ngân lên điệu hò da diết: “Cầu Hiền Lương ai tường mấy nhịp/ Thiếp thương chàng nỏ biết mấy mươi/ Cách nhau chỉ tấc gang thôi/ Tại răng không ngỏ đôi lời cùng nhau”. Thế đấy!   Đâu còn còn cuộc chiến sắc màu hay cái cảnh chọi cờ, đấu loa của hai bờ Bắc – Nam. Dòng sông, cây cầu và đôi bờ thanh bình quá! Cứ ngỡ như chiến tranh với những bom rơi đạn nổ chưa từng đi qua chốn này.”.

(“Đôi bờ Hiền Lương, hò hẹn mãi thế rồi cũng đến”, theo “Phương Nam văn hóa và phát triển”, ngày 20/9/2018)

Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản về thể loại của trích đoạn văn bản trên? (0.5 đ)

giúp em với ạ

0
 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: “Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi!” Lời của con hay tiếng sóng thầm thì Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. (Hoàng...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  

Cha lại dắt con đi trên cát mịn, 

Ánh nắng chảy đầy vai 

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời 

Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ: 

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, 

Để con đi!” 

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì 

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm 

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận 

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con. 

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm) 

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. Em xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình là ai?  

Câu 2. Bài thơ có chứa các yếu tố miêu tả và tự sự không? Nếu có em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố đó. 

Câu 3. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Cha lại dắt con đi trên cát mịn. Ánh nắng chảy đầy vai”  

Câu 4. Em cảm nhận được điều gì trong lời nói ngây thơ của người con với cha trong đoạn thơ trên?  Từ đó , em hiểu Ý nghĩa của hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm.   

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.Ban...
Đọc tiếp


I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích cấu tạo câu “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.”. Cho biết mục đích của thành phần phụ trong câu?
Câu 5 (1,0đ). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.

 

1
16 tháng 8 2021

1. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

2. Tác giả sử dụng chi tiết: 

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

3. Biện pháp tu từ: so sánh.

Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. 

4. Cấu tạo:

- Trạng ngữ: Chiều chiều, trên bãi thả

- Chủ ngữ: đám trẻ mục đồng chúng tôi

- Vị ngữ: hò hét nhau thả diều thi

➙ Câu đơn

➙ Thành phần phụ trạng ngữ. Mục đích: bổ sung cho nòng cốt câu.

5. Tham khảo

Cánh diều tuổi thơ với bao kỉ niệm, kí ức tươi đẹp sẽ theo tác giả tới suốt cuộc đời. Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta.

2 tháng 1 2022

đang thi đúng ko? limdim

2 tháng 1 2022

sai mới lạ 

 

1 tháng 6 2021

Tham khảo:

- Hình ảnh, chi tiết được lặp lại: Mặt trời, đoàn thuyền, câu hát.

- Bài thơ lặp lại như vậy: Viếng lăng Bác

25 tháng 5 2021

a, -Điệp ngữ: "buồn trông" (x2)

- Câu hỏi tu từ (x2)

b, Tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Truyện Kiều), tác giả: Nguyễn Du

c, Đoạn thơ trên còn là sự thông cảm, thấu hiểu của Nguyễn Du dành cho nhân vật, vì chỉ có như vậy ông mới sử dụng được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc và chân thực đến thế