K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2022

Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Bố cục đơn giản, cô đọng; hình ảnh chính là một thiếu nữ thành thị trong tư thế ngồi nghiêng, dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuốt nhẹ lên mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa….

 

Đánh giá về các tác phẩm của danh họa Tô Ngọc Vân, nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo cho biết: Lịch sử mỹ thuật thế giới và Việt Nam đã khẳng định đề tài phụ nữ, nhất là thiếu nữ, những giai nhân của dân tộc và thời đại đã sớm trở thành một trang sử mỹ thuật đẹp.

Trong đó, các tác phẩm sơn dầu đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Vân như Thiếu nữ bên hoa huệ, Hai thiếu nữ và em bé, Buổi trưa, Thiếu nữ và hoa sen… của ông đã đi vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam, được sáng tác theo tuyên ngôn về nghệ thuật của ông.

Đó là, hội họa là gỡ cái đẹp trong cử chỉ đẹp nhất, tươi nhất, có ý nghĩa nhất là tươi cuộc đời. Cũng theo nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo tranh sơn dầu của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ cùng thế hệ sớm định hình một phong cách sơn dầu đậm bản sắc dân tộc và thời đại.

8 tháng 9 2022

Ok thi xin Ticks nka <3

Hoc tot :3

2 tháng 4 2019

tác giả của bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ  là họa sĩ Tô Ngọc Vân

2 tháng 4 2019

Tác giả của bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ : Tô Ngọc Vân

1 tháng 3 2021

VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
   Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.

   Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.

VNTN – Bức tranh Bác Hồ và ba thiếu nhi Trung, Nam, Bắc của Diệp Minh Châu được vẽ bằng chính máu trên cánh tay của tác giả. Sau khi bức huyết họa hoàn thành, họa sĩ đã viết lên tranh dòng chữ “Thay mặt giới văn nghệ kháng chiến Nam Bộ, con xin kính dâng cha già Hồ Chí Minh một tác phẩm đẹp nhất đời con”. Sau đó ông nhờ đoàn cán bộ miền Nam đi họp ở Việt Bắc mang bức tranh này cùng bức thư dâng lên Người.
   Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ nhận được tranh và thư đã rất cảm động, Người nói với các chiến sỹ đây là thứ “thuốc bổ” vô giá, hãy cho mọi người cùng được hưởng. Mặc dù chưa một lần gặp Bác nhưng tác giả đã khắc họa rất rõ đặc điểm, thần thái của Người, còn các em thiếu nhi thì được thể hiện rất sinh động trên từng gương mặt ngây thơ trong sáng ở các lứa tuổi khác nhau. Nét vẽ rất khái quát nhưng lại chuẩn xác đến từng chi tiết, lột tả được nội tâm của mỗi nhân vật. Qua hình tượng rất đặc trưng đó, bức tranh đã thể hiện rõ tấm lòng của thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc luôn yêu kính Bác Hồ.

   Diệp Minh Châu và bức huyết họa đã vinh dự được giới thiệu trong chương trình Mỹ thuật lớp 7; góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm và nghệ thuật cho học sinh, giúp thế hệ trẻ hôm nay hoàn thiện thêm về nhân cách, chủ động tự tin là thế hệ tương lai của đất nước. Hiện nay bức tranh đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trải qua bao năm tháng và dần bị phai nhạt, xác định đây là tác phẩm có giá trị lớn về mặt nghệ thuật và lịch sử, nên năm 1960 hoạ sỹ Huỳnh Văn Thuận, nguyên Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật đã đề nghị họa sỹ Trần Thức chép lại bằng màu nước để lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Họa sỹ – nhà điêu khắc Diệp Minh Châu (1919 – 2002) quê ở Bến Tre, là một nghệ sỹ lớn của Việt Nam. Nhà nước đã phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I năm 1996, nhằm ghi nhận thành quả lao động của ông, với các tác phẩm tiêu biểu như: Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung – Nam – Bắc (tranh lụa, vẽ bằng máu); Bác Hồ câu cá ở Việt Bắc (tranh sơn dầu); Võ Thị Sáu (tượng); Lòng người miền Nam (tượng); Phú Lợi (tượng); Hương sen (tượng); Bác Hồ ở Việt Bắc (tượng); Tượng đài Bác Hồ (cao 8m, nặng 180 tấn); Tượng đài Trương Định (cao 8m, nặng 80 tấn); Tượng Bác Hồ bên suối Lê-nin (thạch cao)…
Chúng ta trân trọng Diệp Minh Châu – nhà điêu khắc, họa sỹ tài hoa và nhân cách đáng mến, ông đã dùng chính những giọt máu hồng của mình để vẽ chân dung lãnh tụ Hồ Chí Minh. Suốt một đời chiến đấu vì dân tộc và lao động nghệ thuật kháng chiến không ngừng nghỉ.

có sai hông nhỉ ^-^sai thì sorry bn nhó

14 tháng 10 2021

tham khảo kiều phương rất mến anh trai 

Qua lời nhân vật người anh, cô em gái Kiều Phương hiện lên với đặc điểm nổi bật là một cô bé dễ thương, trong sáng, chăm chỉ, nhân hậu và đặc biệt là có năng khiếu hội họa. 

14 tháng 10 2021

bức tranh kiều phương vễ về anh trai bộc lộ sự tình cảm yêu thương mà em gái dành cho người anh

23 tháng 1 2022

Refer: ;-;

Bài thơ"Nhớ rừng" của Thế Lữ không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối  huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gông cùm, mất tự do? Khổ thơ thứ ba đã vẽ lên bức tranh sơn dầu tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khứ vàng son của mình.

NG
21 tháng 9 2023

A. Khen tranh của Bống vẽ rất sinh động, tự nhiên.

Chọn A.

9 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi ta bỗng nhớ đến Cảnh khuya của Hồ Chí Minh và đọc Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, ta liên tưởng đến Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi. Vì sao vậy? Phải chăng hai kiệt tác thi ca là nơi gặp gỡ của hai tâm hồn nghệ sĩ lớn?

        Mở đầu hai tác phẩm nổi tiếng này là hai bức tranh thiên nhiên diễm lệ. Cả hai bức tranh ấy đều được phác hoạ bằng nét vẽ đầu tiên đầy ấn tượng: tiếng suối chảy rì rầm, êm đềm và thơ mộng, lãng mạn và quyến rũ:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

(Bài ca Côn Sơn )

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(Cảnh khuya)

        Trong cảnh thanh tĩnh của núi rừng, âm thanh của tiếng suối gợi bao cảm xúc. Nó tha thiết như chính thiên nhiên đang vẫy gọi. Nhà thơ của chúng ta bỗng thấy dạt dào cảm hứng. Họ lắng nghe và cảm nhận tiếng suối chảy không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn mình - một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao và lãng mạn. Tiếng suối chảy róc rách hay chính Đất Trời đang dạo nhạc để cho lòng người ngất ngây?

        Hai hình ảnh so sánh thật đẹp, thật độc đáo. Nó giống như hai anh em sinh đôi vậy. Chỉ khác là với Nguyễn Trãi thì tiếng suối là tiếng đàn cầm, còn với Hồ Chí Minh thì tiếng suối lại là tiếng hát. Dù là tiếng đàn hay tiếng hát thì nó cũng là âm nhạc. Nhạc trời hay nhạc rừng? Hay chính bản nhạc yêu đời, yêu cuộc sống đang ngân lên trong tâm hồn thi nhân? Chẳng biết vì sao mà hai nhà thơ ở hai thời đại cách xa nhau như thế lại có chung một cảm nhận. Chao ôi, sự cảm nhận của thi nhân mới tinh tế làm sao! Phải yêu thiên nhiên biết chừng nào, phải hoà hợp, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên biết nhường nào mới có thể có những liên tưởng thú vị như thế, mới viết được những câu thơ hay như thế.

        Ta hãy du ngoạn tiếp vào hai bức tranh thiên nhiên để khám phá hết vẻ đẹp kì thú của nó.

        Ở bức tranh Côn Sơn của Nguyễn Trãi, ta chiêm ngưỡng một miền khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. Cùng với tiếng suối chảy rì rầm là hình ảnh của những rừng thông mơ màng, những rừng trúc xanh mát che ánh nắng mặt trời, tạo khung cảnh cho thi nhân ngâm thơ nhàn một cách thú vị:

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Trong rừng có trúc bóng râm,

Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

(Bài ca Côn Sơn)

        Ở bức tranh núi rừng Việt Bắc của Hồ Chí Minh, ta chứng kiến một cảnh nên thơ không kém: ánh trăng sáng lung linh, in bóng cây cổ thụ tạo thành một tấm thảm hoa:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

        Thật là hữu tình, nhất là cái tình của thi nhân. Đối với họ, thiên nhiên như là mảnh đất vẫy gọi, là khát khao trở về với chính mình. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi viết:

Dưới núi bao giờ lều sẽ dựng

Đá kê đầu ngủ, suối pha trà

        Và Hồ Chí Minh đã từng tâm sự: Phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa.

        Nguyễn Trãi trở về Côn Sơn như trở về nhà mình, tìm đến miền tự do khoáng đạt để cho lòng tĩnh lặng lại, thư thái lại sau bao nhiêu cay đắng của cuộc đời chông gai sóng gió mà ông nếm trải. Vì thế trong Bài ca Côn Sơn, ta bắt gặp một Nguyễn Trãi đang sống những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn mình vào cảnh trí thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên; một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

        Hồ Chí Minh lại khác, Bác đến Việt Bắc tuy vẫn là trở về nhà mình, nhưng không phải là về để thảnh thơi uống rượu đánh cờ, thưởng nguyệt vịnh thơ, mà về để bận rộn hơn, lo toan, gánh vác giang sơn xã tắc, dựa vào núi rừng để xây dựng chiến khu lãnh đạo kháng chiến:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

        Dù trở về thiên nhiên với tư cách nào đi chăng nữa nhưng ở họ vẫn chói ngời lên vẻ đẹp của nhân cách và tâm hồn, nhất là tâm hồn thi sĩ để ngàn đời sau vẫn còn được chiêm ngưỡng những toà tháp nghệ thuật mà họ xây nên.

20 tháng 7 2021

em cảm ơn ạ
nhưng xui thay là em nộp bài lâu rồi ạ

 

19 tháng 3 2018

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái