K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2021

bn tham khảo bài này nhé :

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quý báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta. Đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ. Đến ngày nay, lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

"Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là nơi xuất phát, nơi khởi đầu của dòng nước, hiểu theo nghĩa bóng thì "nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra "dòng nước" hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc. Của cải, vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng. Họ đã phải sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng, nhổ mạ cấy lúa, gặt lúa, đập lúa… Bên cạnh đó, còn có sự hy sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc, các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay. Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm, từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta, đó chính là "nhớ nguồn", là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay hằng năm, để mừng sinh nhật Bác, cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua, ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà, đó cũng là một hình thức "nhớ nguồn" của chúng ta, thể hiện một tình cảm đẹp, một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước, sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân, gần gũi hơn với tập thể… và từ đó sẽ tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái hơn giữa mọi người. Điều đó cho ta thấy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" là một truyền thống vô cùng cao đẹp. Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết, thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.

chúc bn hok tốt

17 tháng 3 2021

cách dễ nhất : lên mạng mà tra

6 tháng 11 2019

Hướng dẫn chấm:

- Viết bài văn nghị luận chứng minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu khái quát 2 câu tục ngữ: Dân tộc Việt Nam vốn có nhiều truyền thống tốt đẹp, một trong số đó là luôn trân trọng và ghi nhớ công ơn của những người gây dựng nên thành quả để hôm nay chúng ta được thụ hưởng.

- Dẫn ra 2 câu tục ngữ.

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích 2 câu tục ngữ: (3đ)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây:

   + Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng cây trái ngọt lành, ta cần nhớ đến công lao chăm bón, tưới tiêu của người nông dân “đắp đập, be bờ trồng cây” để ta hái trái. (0.5đ)

   + Nghĩa bóng: Thông qua hình ảnh ẩn dụ người ăn quả – kẻ trồng cây, ông cha muốn nhắn nhủ một bài học về cuộc sống đó là khi ta hưởng thụ thành quả không phải của mình, ta phải luôn biết trân trọng và tìm cách báo đáp công lao của người ấy. Đó là một bài học lớn về nhân cách con người, về đạo lí làm người trong cuộc sống. (1.0đ)

Uống nước nhớ nguồn:

   + Nghĩa đen: khi chúng ta được hưởng những dòng nước mát trong lành, tinh khiết, cần nhớ đến người đã khởi nguồn dòng nước ấy cho ta thụ hưởng. (0.5đ)

   + Nghĩa bóng: nước là khởi nguồn của sự sống. Con người không thể sống mà thiếu đi thành phần thiết yếu ấy.Thông qua 2 hình ảnh ẩn dụ “nước” và “nguồn” cha ông ta nhắc nhở: con người phải nhớ về cội nguồn sinh dưỡng, nhớ về truyền thống dựng xây để báo đáp những người đã truyền cho ta sự sống. (1.0đ)

- Chứng minh: (5đ)

   + Bác Hồ đã dạy “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữa lấy nước”. Từ xa xưa, trong lịch sử dân tộc, các đời vua Hùng đã không ngừng đấu tranh dựng nước, chúng ta hôm nay sống trong hòa bình, cần ghi nhớ ông ơn. Dân tộc ta đã dành trọn vẹn 1 ngày để hướng về các vị vua ấy:“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. (1.0đ)

   + Trải qua thời kì phong kiến, dân tộc ta đã phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược. 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ không ít đồng bào đã ngã xuống. lịch sử được viết bằng máu và nước mắt ấy chính là những minh chứng hùng hồn nhất để những người con được sống trong hòa bình như chúng ta hướng về bằng cả tấm lòng trân quý, biết ơn sâu sắc. (1.0đ)

  + Xã hội chúng ta có những ngày tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì hòa bình dân tộc trong ngày Thương binh liệt sĩ 27 -7, ngày tôn vinh những nghề nghiệp trong xã hội: đó là ngày tôn vinh “Nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” – ngày 20 -11 tri ân thầy cô giáo - những người lái đò thầm lặng, ngày thầy thuốc Việt Nam… ăn bát cơm người nông dân làm ra trong “một nắng hai sương” “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chúng ta trân trọng hạt gạo, biết ơn người đã đổ mồ hôi công sức cho những hạt mầm mãi tốt tươi. Từ đó sống sống tiết kiệm, không phung phí, sống có trách nhiệm, sống chan hòa tình cảm, yêu thương quý trọng mọi người. (2.0đ)

   + Bài học về cách đối nhân xử thế dành cho mỗi người: từ gia đình đến ngoài xã hội, cần biết tôn trọng lẫn nhau, trân trọng thành quả của người đi trước, ghi nhớ công sức của người làm ra nó… (1.0đ)

- Liên hệ bản thân em. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp ấy để thế hệ mai sau sẽ tự hào tiếp bước, phát huy tinh thần, nhân cách, phẩm chất và đạo đức của con người Việt Nam. (1.0đ)

c. Kết bàì (0.5đ)

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ.

17 tháng 3 2021

Không biết tự bao giờ mà những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đã được nhân dân ta sáng tác và lưu truyền cho tới tận bây giờ. Những câu ca dao tục ngữ ấy chính là những bài học đạo lí, những kinh nghiệm quý báu mà cha ông ta đúc rút lại để dặn dò con cháu sau này. Một trong những đạo lí truyền thống mà mỗi người con của mảnh đất Việt Nam ta đều biết đến đó là: lá rụng về côi, suối chảy về nguồn, mỗi người chúng ta ai ai cũng phải luôn biết ơn và khắc ghi công lao mà các bậc cha anh để lại. Điều đó đã được nhân dân ta đúc rút thành những câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

“Uống nước nhớ nguồn” hay “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều là những câu tục ngữ mà nhắc đến lối sống ân tình, tình nghĩa của nhân dân ta, gợi nhắc con người về lòng biết ơn đói với thế hệ đi trước – thế hệ mà biết bao con người đã đánh đổi công sức, đánh đổi mồ hôi, thậm chí là đánh đổi cả máu và nước mắt để có được chúng ta ngày hôm nay, để có một đất nước hòa bình như thế này.

Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, điều đó được thể hiện qua bề dày những câu ca dao tục ngữ truyền miệng từ ngàn đời về đạo lí sống của con người:

“Cây có cội mới nảy mầm xanh lá

Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu”

Hay bài:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.”

Hay bài ca dao nói về công lao của những người đi trước nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng, biết ơn giá trị của cuộc sống hiện tại:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

Không chỉ vậy, lòng biết ơn còn là thước đo phẩm chất và nhân cách của mỗi người. Chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô ơn, sống hoài sống phí, chúng ta liệu có muốn biến mình trở thành một dứa con bất hiếu hay một người học trò vô lễ? chúng ta liệu có ai muốn mình trở thành những kẻ ngang nhiên ăn không trái chín trên cây của một người nông dân nghèo khổ, vất vả? Ắt hẳn không ai trong chúng ta mong muốn như vậy. Khi chúng ta biết trân trọng thành quả của người khác, chúng ta sẽ được mọi người thêm tôn trọng và yêu mến hơn, khi ấy những gì mà chúng ta trao cho người khác cũng được nâng niu và công nhận.

Bên cạnh giá trị truyền thống vốn có của mình, lòng biết ơn còn được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất. Nếu chúng ta không biết trân trọng công lao của người khác thì chúng ta đang hưởng thụ cuộc sống ngày hôm nay một cách vô ơn, vô nghĩa. Được sinh ra và lớn lên, chúng ta phải khắc ghi công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ. Để được nên người, được nâng tầm tri thức, chúng ta phải biết ơn công lao giáo dục của thầy cô và gia đình. Để được hưởng cơm ngon, trái ngọt mỗi ngày, chúng ta phải biết ơn những người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Và để được sống dười nền trời hòa bình, không có khói lửa chiến tranh như ngày hôm nay, chúng ta phải biết ơn Cách Mạng, biết ơn những người anh hùng đã hi sinh, biết ơn nhân dân đã thầm lặng cống hiến để có được Tổ Quốc ta ngày hôm nay… Mọi thứ trên đời không tự nhiên sinh ra hay mất đi, để có được những thành quả ấy là cả một hành trình dài của bao đời người, bao thế hệ. Chúng ta phải trân trọng nó. Nhưng bên cạnh sự biết ơn, chúng ta phải là những người duy trì, phát triển từ những thành quả vốn có ấy, để chúng ta nối bước cha ông, lại trở thành những người đi trước với thế hệ sau, chúng ta phải đóng góp, chúng ta phải cống hiên, để những trái ngọt ngày không mất đi mà ngày thêm căng mọng, ngọt ngào.

Từ đạo lí mà cha ông ta ta răn dạy, chúng ta lên án phê phán những kẻ có lỗi sống vô ơn, coi những điều mình được hưởng thụ là tất yếu, là đương nhiên, không biết phấn đấu, phát huy những gì mình đang có. Những kẻ như vậy ắt sẽ bị xã hội coi thường, không tôn trọng và yêu mến.

“Uống nước nhớ nguồn” và “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” từ lâu đã là những câu nó truyền đời, truyền thống của nhân dân ta. Mỗi lần đọc lại những lời dặn dò ấy, em lại tự nhủ sẽ cố gắng phấn đấu hơn để sẽ luôn nhớ ơn những công lao vô bờ ấy, để góp phần xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.

chúc bn hok tốt , tk cho mik nha

NG
29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo:

- Chọn sự việc: thăm lăng Bác

- Các hoạt động: 

+ Xe xuất phát lúc 6 giờ sáng từ trường học.

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng.

+ Ra khỏi Lăng, các anh chị hướng dẫn viên dẫn chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.
2. Bài tham khảo:

- Mở bài: Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường em đã tổ chức một chuyến viếng lăng Bác.

- Thân bài:

+ Sáu giờ sáng, tất cả các chiếc xe đều xuất phát. Chuyến xe dừng tại lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. 

+ Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. 

+ Đầu tiên, chúng em đi trên đường vào lăng Bác với rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai. Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, ai cũng có khuôn mặt thật nghiêm trang.

+ Sau đó là lễ duyệt binh rất hào hùng, nghiêm trang.

+ Tiếp theo, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa suy nghĩ, vừa gần gũi.

+ Cuối cùng, chúng em đi thăm quan Phủ Chủ tịch, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, nhà Bảo tàng, được nhìn tận mắt từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày: đôi dép cao su, chiếc gậy tre, chiếc mũ cối, bộ quần áo vải bạc màu, chiếc giường Bác nằm, chiếc bàn làm việc, chiếc ghế Bác ngồi… Những câu chuyện về Bác khiến chúng em cảm thấy thật tự hào.

+ Kết thúc chuyến đi, chúng em trở về trường học.

- Kết bài: Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị. Cũng qua chuyến đi này, em càng biết ơn Bác Hồ, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc ta và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
3. Em góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".a.Mở bài:-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"b.Thân bài:-Luận điểm giải thích:Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền...
Đọc tiếp

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".

a.Mở bài:

-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp

-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

b.Thân bài:

-Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lý đó như thế nào?

-Luận điểm chứng minh:

+Luận cứ 1; Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lý đó:

Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ,  thờ cúng tổ tiên, lễ Tết, lễ hội văn hóa, ......

+Luận cứ 2:Một số ngày lễ tiêu biểu:Ngày 20/11 lòng biết của học trò với thầy cô giáo.Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ,...

+Luận cứ 3: sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi,...

c.kết bài:

+khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc 

+bài học:cần học tập, rèn luyện, ...

0
15 tháng 12 2021

câu 2

 

Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá ,

góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

+Tên truyền thống: Yêu nước hào hùng chống giặc ngoại xâm.

+Lịch sử ra đời: Tại Sóc Sơn gắn với truyền thuyết Thánh Gióng

+Ý nghĩa của truyền thống: Ca ngợi tình yêu quê hương, lòng dũng cảm của con người.

+Nhân vật hoặc sự kiện gắn với truyền thống đó: Thánh Gióng

+Người dân địa phương đã làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống đó: Lập đền thờ hằng năm mở hội cho người dân đến viếng thăm.

+Những nét nổi bật, đặc trưng của truyền thống: Gắn với đền Gióng, mang câu chuyện lịch sử.

+Các hoạt động của người dân địa phương gắn với truyền thống: Lập đền, mở hội.

+Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.

- Thiết kế sản phẩm giới thiệu truyền thống quê hương: bức tranh, bài thơ, bài văn….

25 tháng 3 2019

2 câu chuyện luôn hả bạn

25 tháng 3 2019

Chỉ kể một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo thôi.

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm...
Đọc tiếp

Câu 1 : Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?

Câu 2 : Tôn trong sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là  gì? Theo em, vì sao cần tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Câu 3 : Lao động cần cù, sáng tạo là gì? Bản thân em đã và sẽ làm gì để rèn luyện lao động cần cù,sáng tạo?

Câu 4:

Trong giờ làm việc nhóm, bạn An nói riêng với bạn Chung: “Nhóm mình có bạn Hoa học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn Hoa làm hết rồi”.

a. Theo em, lời nói của bạn An như vậy có đúng không? Vì sao?

b. Nếu em là bạn Chung, em sẽ nói gì với An?

 

0
9 tháng 11 2017

Xin lỗi nhưng mình chịu