K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2021

Lợi ích của sông:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp bồi đắp phù sa, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

- Du lịch sông nước

- Giao thông đường thủy

- Phát triển thủy điện, thủy lợi

Tác hại của sông:

- Về mùa lũ, nước sông dâng cao nhiều khi gây lụt lội gây thiệt hại nhiều đến sản xuất và sinh mạng của nhân dân quanh vùng, về mùa khô gây hạn hán

22 tháng 4 2021

phan van qua.nhonhung

22 tháng 5 2016

+ ý nghĩa của vị trí địa lí và lãnh thổ đối với sự phân hóa thiên nhiên ở nước ta:

- Nằm ở gần trung tâm ĐN á, phía đông bán đảo Đông Dương, nơi giao nhau của nhiều đơn vị kiến tạo nên tạo ra sự khác nhau của địa hình.

- Nằm ở khu vực châu á gió mùa, hoạt động của các khối khí theo mùa tạo nên sự phân hóa của khí hậu, dẫn đến sự phân hóa của các thành phần tự nhiên. 

- Phía đông giáp biển với diên tích vùng biển lớn đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo đông tây.                                                            

- Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ dài 15 VT tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo hướng bắc- nam

- Vị trí địa lí nằm ở nơi giao thoa của nhiều luồng sinh vật nên sinh vật nước ta đa dạng và có sự phân hóa.                                                      

19 tháng 9 2016

nêu đặc điểm các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta theo công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982

 

10 tháng 3 2022

Tham khảo

1]Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt NamĐịa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Thuận lợi: . • Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

• Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

• Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

• Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...)

. • Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

Khó khăn: . • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

• Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. • Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng. • Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô. • Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

2]Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta

(Hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài  hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km). - Đối với các điều kiện tự nhiên: + Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, đông - tây.
28 tháng 3 2017

Câu 1 :

- Trong 25 năm đầu, Hiệp hội được tổ chức như một khối hợp tác về quân sự.
- Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu hướng chính.

- Đến năm 1998 đặt ra mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều”.
- Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

28 tháng 3 2017

Câu 4 :

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

Đối với phát triển kinh tế – xã hội:
*Thuận lợi:
-Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.
+Dự trữ thuỷ năng để phát triển thuỷ điện.
+Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
-Đối với nông, lâm nghiệp:
+Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.
-Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.
*Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xẩy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế – xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng…) 

1 tháng 9 2016

- Vị trí: trải dài từ vùng cực đến vùng xích đạo giúp châu á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất. Từ bắc xuống nam lần lượt là: Cực và cận cực.Ôn đới.Cận nhiệt .Nhiệt đới. Xích đạo
- Kích thước rộng lớn làm cho khí hậu phân hoá theo chiều Đông – Tây, tạo ra nhiều kiểu khí hậu. Vd đới khí hậu ôn đới phân hoá thành: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa.
- Vùng nằm sâu trong đất liền, khí hậu mang tính lục địa cao, rất khô hạn, mùa hè rất nóng, mùa đông rất lạnh.

3 tháng 10 2016

Địa lý châu Á có thể coi là phức tạp và đa dạng nhất trong số 5 châu lục trên mặt đất. Châu Áđược phân biệt với các châu khác không chỉ bởi các biển và đại dương, mà còn bởi nhiều đặc điểm tự nhiên độc đáo khác: một châu lục có kích thước vĩ đại nhất, trên 44,6 triệu km², có lịch sử phát triển và cấu tạo địa chất phức tạp nhất, có địa hình bề mặt bị chia cắt mạnh nhất và có sự phân hóa cảnh quan, khí hậu vô cùng phong phú, đa dạng: từ băng giá vĩnh cửu, rừng lá kimcho tới hoang mạc nóng bỏng, rừng rậm nhiệt đới xanh um. Với sự phối hợp của các điều kiện tự nhiên nói trên, châu Á đã hình thành các khu vực địa lý tự nhiên có đặc điểm hoàn toàn khác nhau như Bắc Á, Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Nam Á.

Về mặt địa lý xã hội, châu Á cũng là châu lục đông dân cư nhất với hơn 3,9 tỉ người, có đủ các thành phần chủng tộc như Mongoloid, Europeoid, Negroid. Tôn giáo cũng rất đa dạng và đã có từ lâu đời như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo...

22 tháng 4 2021

- Thuận lợi: Thực hiện thâm canh, xen canh, tăng vụ, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

- Khó khăn:

+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

+ Thiên tai (bão, lũ) xảy ra thường xuyên.

 

 

Lịch sử và Địa lí:Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta? Em hãy kể tên một số đồng bằng của nước ta?Câu 6: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở HN và các TP khác ở miền Bắc là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?Câu7: Em hãy nêu...
Đọc tiếp

Lịch sử và Địa lí:

Câu 5: Em hãy nêu đặc điểm của sông ngòi nước ta? Em hãy kể tên một số đồng bằng của nước ta?

Câu 6: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở HN và các TP khác ở miền Bắc là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?

Câu7: Em hãy nêu những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Em đã làm được việc gì để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ?

Câu 8: Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?

Câu 9: Em hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở trường em và địa phương em?

Anh chị giúp em với ạ, mai em cô em kiểm tra rồi. Em hứa sẽ tick ạ! Cảm ơn anh chị nhiều lắm ạ! Em cảm ơn!

2
27 tháng 4 2021

C5: - Mạng lưới sông dày đặc phân bố khắp trên cả nước

      - chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung

      - có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

      - có hàm lượng phù sa lớn

1 số đồng bằng ở VN: Đồng Bằng Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long, ĐB vien biển miền Trung,...

27 tháng 4 2021

Em cảm ơn ạ!

26 tháng 12 2016

Câu 2:+Nguyên nhân: Do yêu cầu phát triển của sản xuất đã làm nảy sunh nhu cầu về thị trường vàng bạc, nguyên liệu

Những tiến bộ về kỉ thuật hàng hải : la bàn, hải đồ(bản đồ), kỉ thuật đóng tàu thuyền là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý

Các cuộc phát kiến địa lý lớn là:

B. Đi A-xơ qua điểm cực nam Châu Phi(1847)

Va- xcô đơ Gam-maddeens Tây Nam Ấn Độ (1498)

C. Cô-lôm-bô tìm ra Châu Mĩ(1492)

Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất(1519-->1522)

Chúc bạn học tốt !okvui

26 tháng 12 2016

Câu 3: Năm 1257, vua Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào nước Nam Tống (ở phía nam Trung Quốc), nhằm xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc. Để đạt được tham vọng đó, vua Mông Cổ sai tướng Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, rồi từ Đại Việt đánh thẳng lên phía nam Trung Quốc để phối hợp với các cánh quân từ phía bắc xuống. Đó là việc thực hiện kế hoạch "gọng kìm" để tiêu diệt Nam Tống và xâm lược Đại Việt v.v...
Trước khi kéo quân vào xâm lược, tướng Mông cổ cho sứ giả đưa thư đe doạ và dụ hàng vua Trần. Ba lần sứ giả Mông cổ đến Thăng Long đều bị vua Trần ra lệnh bắt giam vào ngục.

tick mk nha!vui hihihihiiiiiiiii