K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Học trực tuyến là hình thức học trở nên vô cùng quen thuộc trong tình hình dịch bệnh Covid 19 căng thẳng. Nhà nhà, người người đều học trực tuyến song học trực tuyến lại thường không đem đến hiệu quả cao giống việc học trực tiếp trên lớp. Thực tế không ít học sinh học trực tuyến theo hình thức chống đối bằng việc tắt camera, bỏ đi khi lớp học vẫn diễn ra vì rất khó để thầy cô có thể kiểm soát được em nào học, em nào không. Việc làm bài tập, độ tập trung củ các bạn học sinh cũng khó để đảm bảo. Học trực tuyến có lợi ích không?  Chắc chắn là có vì nó giúp cho thầy và trò vẫn có thể duy trì việc học dù không thể đến trường. Nhưng để chất lượng của các tiết học trực tuyến tốt hơn thì cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, thầy cô giáo và hơn hết là bản thân các em học sinh. Nhiều học sinh lấy lí do hỏng camera, hỏng mic, tìm mọi cách chống đối thầy cô giáo. Việc phụ huynh giám sát, thậm chí là kèm cặp con em mình là việc rất quan trọng. Đồng thời, các thầy, cô giáo cũng cần phải tập trung kiểm tra bài của học sinh dù rất khó để kiểm soát, rất áp lực cho thầy cô. Việc hoc trực tuyến thật sự không dễ dàng. Việc hoc đòi hỏi ở mỗi người trách nhiệm, thái độ để có thể hoàn thành mục tiêu giáo dục và tốt hơn mỗi ngày. 

23 tháng 6 2021

cảm ơn bạn rất nhiều

1 tháng 6 2021

Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên đất nước Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Các em học sinh phải tạm dừng đến trường và chuyển sang hình thức học trực tuyến. Điều này rất bất tiện đối với các em học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải có ý thức phát huy tinh thần tự học của mình một cách hiệu quả nhất. Thứ nhất, các em cần chú ý các thầy cô giáo giảng bài hơn vì khi học online qua mạng, học sinh rất khó có thể tiếp thu được bài giảng. Thứ hai, cần nâng cao kiến thức bằng cách làm các bài tập thầy cô giao hoặc tìm kiếm trên sách vở. Tiếp đó, học sinh nên mở rộng vốn hiểu biết qua sách báo, mạng Internet... Cuối cùng, để bài học được vững chắc, học sinh nên thường xuyên ôn luyện kiến thức để nắm vững được nền tảng. Từ những biện pháp trên, mỗi học sinh cần cố gắng phát huy tinh thần tự học của mình ở nhà để không bị mất kiến thức do dịch Covid-19 gây ra.

#Bài ko đc hay

 Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

3 tháng 8 2020

còn nghỉ nua bạn ơi

buồn quá.

2019 dịch covid ko có người tử vong .Năm 2020 cũng dịch nhưng lại có người tử von.

19 tháng 5

Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.

1 tháng 4 2022

2h20'

1 tháng 4 2022

10g30p-8g+10p=2g40p