K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5

Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.

tham khảo ạ:

Đó là thế giới kì diệu vì : nó giúp cho người con đc vào trong môi trường mới tiếp xúc với những cái mới mẻ để con tiếp thu và hiểu biết hơn về bên ngoài . Đó là thứ tìn cảm của mẹ dành cho con

Mâu thuẫn : là học sinh phải học những thứ rộng hơn về bên ngoài , gặp gỡ , trao đổi , còn ở văn bản người con mới đc vào môi trường mới tiếp xúc nên ko có gì là đặc biệt

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân...
Đọc tiếp

Hãy rút ra bài học từ câu chuyện này

 Nhà nghèo, bố và mẹ đều mắc bệnh tật nhưng em Nguyễn Thị Mai Thuyên đã có một nghị lực đáng nể phục trong học tập và là tấm gương nghèo vượt khó để các học sinh khác noi gương. Em Thuyên hiện đang là học sinh lớp 7A trường THCS xã Quang Minh (Bắc Quang), con gái đầu của gia đình anh Nguyễn Ngọc Huyến và chị Nguyễn Thị Chiên, trú tại thôn Tân Lâm, xã Quang Minh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn (hộ nghèo từ năm 2009 đến nay), nhà có 2 chị em, cả bố và mẹ đều bị bệnh, nguồn thu nhập chính đều phụ thuộc vào sào ruộng của gia đình... Tự nhận thức được những khó khăn của gia đình, ngoài những giờ học trên lớp em giúp đỡ gia đình làm việc nhà, những công việc phù hợp với sức em, dẫu gia đình khó khăn nhưng thay vì mặc cảm về bản thân, em càng lấy đó làm động lực để phấn đấu vươn lên, kết quả nhiều năm liền em đều đạt học sinh khá và giỏi. Là một trong những tấm gương vượt khó tiêu biểu để nhiều bạn học sinh trong trường noi theo.

Tâm sự về những cố gắng, Thuyên bộc bạch: “Ngoài thời gian học trên lớp, em về nhà cũng chỉ học thêm và xem bài mới trước thôi, thời gian còn lại phụ giúp bố mẹ làm những công việc nhà; mỗi khi em được nghỉ, cứ việc gì em làm được em đều giúp bố mẹ. Với em, chỉ cố gắng học thật tốt thì mới không phụ lòng bố mẹ và thầy cô, ước mơ của em là sau này trở thành cô giáo để dạy chữ cho các bạn có hoàn cảnh giống em”. Với sự cố gắng vươn lên trong học tập, em luôn đạt thành tích cao: Từ lớp 1 đến lớp 3 em đạt học sinh giỏi và từ lớp 4 đến lớp 6 em đều đạt học sinh tiên tiến, đó cũng là thành quả, chứng minh nghị lực vượt khó trong học tập của em trong suốt những năm qua... Chị Nguyễn Thị Sang - một hàng xóm của Thuyên chia sẻ: “Cháu Thuyên rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, tuy gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ bệnh tật nhưng không vì thế mà cháu bỏ bê việc học hành, trên lớp cháu học giỏi là trò ngoan của thầy cô, về nhà cháu cũng là một đứa con hiếu thảo của gia đình và mọi người xung quanh”. Không chỉ học giỏi cho bản thân mà Thuyên rất nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong lớp, những bài nào các bạn không hiểu rõ em đều giải thích cặn kẽ từng chi tiết cho các bạn hiểu rõ và nắm vững, em cũng được các bạn trong lớp rất quý mến. Nguyễn Thị Kim Thu - một bạn học cùng lớp nhận xét: “Bạn Thuyên trong lớp là người rất hoà đồng, học giỏi, bạn còn hay giúp đỡ em và các bạn trong học tập. Những bài nào em không hiểu em đều hỏi bạn và được bạn ấy giải thích rất nhiệt tình, em rất vui khi có được một người bạn học cùng lớp như bạn ấy”. 

Những thành tích tiêu biểu và nghị lực phi thường vượt khó, học giỏi, em Nguyễn Thị Mai Thuyên xứng đáng là tấm gương để nhiều bạn cùng trang lứa noi theo. Với những nỗ lực cố gắng, hy vọng một ngày không xa những ước mơ hoài bão của em sẽ sớm trở thành hiện thực. 

Thanks nhé

 

1
19 tháng 12 2021

ko hỉu?!~

6 tháng 9 2021

Mình chỉ gi được ít vì mình mới học lớp 4

Trong mùa dịch này xã em khuyên cáo ''ai ở đâu ở đó '' em cảm thấy rất buồn khi ở nhà. Nhưng em đã vượt  lỗi buồn bằng cách vẽ về các y  bác sĩ đã quên thân mình vì dất nước hi sinh . Em ủng hộ về điều đó vì năm ngoái em đã được cô mĩ thuật đã đóng khung và treo tranh của em . Em mong các y bác sĩ sớm thắng đại dịch.

6 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:

Tạm đóng cửa trường học là một phần trong hàng loạt biện pháp cần thiết và đúng đắn  nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 và bảo vệ sức khoẻ học sinh trong bối cảnh bệnh dịch diễn biến phức tạp.

Nhưng để  nghỉ học mà không gián đoạn quá trình học,  chúng ta có thể tổ chức học trực tuyến (online) cho các học sinh, bao gồm học trên truyền hình, học bằng ứng dụng và nền tảng web qua Internet.

Hiện các đài truyền hình đã sản xuất và phát sóng chương trình dạy học các lớp bậc phổ thông, nhiều trường học đã thực hiện dạy học trực tuyến qua Internet và thị trường dạy thêm học thêm cũng trở nên sôi động.

Tuy nhiên,hiện có nhiều người cổ xuý coi giáo dục trực tuyến là chìa khoá vạn năng, học trực tuyến hoàn toàn có thể thay thế phương pháp truyền thống thì tôi băn khoăn.

Bài viết này chỉ phân tích sự bất khả thi của việc triển khai học trực tuyến đại trà tại thời điểm hiện tại và Bộ Giáo dục đã đúng khi tiếp cận rất dè dặt và cẩn trọng trong những chỉ đạo học trực tuyến.

Sự bất khả thi này đến từ nhiều nguyên nhân: chương trình học hiện tại không được thiết kế để học trực tuyến nếu thực hiện phải cắt bỏ hết và chỉ còn phần lõi rất nhỏ của chương trình; nền tảng công nghệ thông tin; quá trình số hoá tài liệu đề cương gần như chưa được thực hiện trước khi đại dịch xảy ra và nếu có thì cũng chưa qua bất kì kiểm định nào; các trường học chưa thể chuẩn bị đủ nhân lực và vật lực để triển khai hàng loạt; chưa có nghiên cứu về tác động của học trực tuyến đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần đối với trẻ em Việt Nam, các phương án tài chính năm học v.v…

Khi bàn về chính sách, một tiêu chí vô cùng quan trọng đó là sự sẵn sàng. Các nguyên nhân nói trên chủ yếu là sự sẵn sàng của phía cung cấp dịch vụ tức là các tổ chức giáo dục và ở đây là sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ cụ thể là học sinh và cha mẹ học sinh.

Sự sẵn sàng của người sử dụng dịch vụ bao gồm những gì? Đó là nhận thức của phụ huynh và học sinh về học trực tuyến, là khả năng làm chủ các công cụ bao gồm máy móc và phần mềm trong quá trình học, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh khi chuyển qua một mô hình học tập hoàn toàn mới, không gian học tập tại nhà hoặc nơi đặt máy, ý thức tự giác của người học và một điều rất tế nhị nữa là khả năng chi trả của phụ huynh.

Không biết đã có nhà trường hay thầy cô nào đặt câu hỏi phụ huynh, học sinh nghĩ gì khi nhận được tin nhắn thông báo thời khoá biểu học trực tuyến, có biết rằng với thu nhập hiện tại của không ít gia đình Việt Nam thì việc mua một chiếc máy tính (xách tay hoặc để bàn) là một việc khó khăn về tài chính hay thậm chí chỉ là mua thêm một chiếc webcam và micophone để lắp thêm vào máy tính cũng phải cân nhắc? Đã bao nhiêu người từng lo lắng khi nhìn thấy những đứa trẻ nằm trên sofa hay giường ngủ hay bất cứ chỗ nào có thể dán vào màn hình chiếc ipad hoặc chiếc điện thoại di động nhỏ xíu để học trực tuyến? Bao nhiêu người nghĩ đến rủi ro về chập điện, cháy nổ (điều này đã xảy ra) khi đứa trẻ ở nhà? Còn nhiều câu hỏi tương tự nữa.

Chúng ta có nhiều lí do để thúc đẩy triển khai trực tuyến: Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ quên kiến thức. Rằng thì nghỉ lâu trẻ sẽ mất nếp học… Bộ và các Sở cũng đã chỉ rõ các trường nên hướng dẫn ôn tập cho học sinh chứ không phải dạy mới. Và Bộ cũng có những điều chỉnh về thời gian kết thúc năm học nên về cơ bản lượng kiến thức không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kì nghỉ.

Nghỉ học là biện pháp khẩn cấp đối phó với khủng hoảng. Đây là thời gian vàng để chính quyền ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng và cũng là thời gian vàng để nhân dân đặc biệt là các em học sinh học cách đối phó với dịch bệnh và phòng vệ bản thân. Khi sự hoảng loạn qua đi, người dân đã được giáo dục kỹ năng sinh tồn trong thời kì dịch bệnh thì trước khi có giải phát triệt để tức là có vác xin phòng bệnh thì việc sống chung với bệnh dịch là tất yếu. Khi đó không chỉ trường học mà tất cả các hoạt động của xã hội sẽ trở lại bình thường.

Vậy học trực tuyến với những ưu điểm của nó đang góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục, nhưng triển khai là câu chuyện khác,  cần những điều tra rộng và kỹ về các vấn đề nêu trên và có những chính sách phụ trợ cần thiết ra đời trước khi áp dụng.

Cre: Lazi

@Pheng