K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam.[1] Dãy núi này được gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên.[2] Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời".

Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143 m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.542 m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090 m, Pú Luông cao 2.938 m.

Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao.

Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này có Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.

Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị xã Sa Pa nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.

 

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.[1] Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái.[2] 17 loài thực vật đặc hữu[3] và khoảng 60 loài động vật đặc hữu[4] đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

Những kết quả nghiên cứu, thám sát khảo cổ học và văn hóa học cho thấy sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau bao gồm văn hóa Soi Nhụ trong khoảng 18.000-7.000 năm trước Công Nguyên, văn hóa Cái Bèo trong 7.000-5.000 năm trước Công Nguyên[5] và văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 3.500-5.000 năm.[6] Tiến trình dựng nước và truyền thống giữ nước của dân tộc Việt Nam, trong suốt hành trình lịch sử, cũng khẳng định vị trí tiền tiêu và vị thế văn hóa của vịnh Hạ Long qua những địa danh mà tên gọi gắn với điển tích còn lưu truyền đến nay, như núi Bài Thơ, hang Đầu Gỗ, Bãi Cháy[6] v.v. Hiện nay, vịnh Hạ Long là một khu vực phát triển năng động nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có như có một tiềm năng lớn về du lịch, nghiên cứu khoa học, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, giao thông thủy đối với khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.[7]

Từ hơn 500 năm về trước trong bài thơ Lộ nhập Vân Đồn, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là "kỳ quan đá dựng giữa trời cao".[8] Năm 1962 Bộ Văn hóa - Thông tin (Việt Nam) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia đồng thời quy hoạch vùng bảo vệ.[9] Năm 1994 vùng lõi của vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với giá trị thẩm mỹ (tiêu chuẩn vii), và được tái công nhận lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất-địa mạo (tiêu chuẩn viii) vào năm 2000.[10] Cùng với vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.[11]

Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà tạo thành một trong 21 khu du lịch quốc gia đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2015, Cục Di sản văn hóa đã công bố về số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long là trên 2,5 triệu lượt khách.[12]

3 tháng 3 2021

dài thế

 

Tham khảo

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đình Phan-xi-păng cao 3143 m, được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La),...

24 tháng 11 2023

Tham khảo:

Đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi. Tại đây có nhiều dãy núi lớn, trong đó Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, đỉnh cao nhất là Phan-xi-păng (3143 m).

+ Trong vùng còn có một số cao nguyên và vùng đồi thấp. Các đồi có đặc điểm đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, được gọi là vùng trung du.

11 tháng 8 2018

+ Những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều.

+ Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

+ Vị trí của đỉnh núi Phan-xi-păng là trên dãy Hoàng Liên Sơn, có độ cao là 3143m.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Xác định trên lược đồ: 

+ Dãy núi Trường Sơn: Chạy dọc theo sườn duyên dải miền Trung.

+ Dãy núi Bạch Mã: là một dãy núi tạo thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
+ Đèo Hải Vân: Đèo Ngang nằm giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

+ Vườn Quốc gia : Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng nằm ở phần Bắc dãy núi Trường Sơn  thuộc địa phận huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

+ Quần đảo Hoàng Sa: Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý

+ Quần đảo Trường Sa: Quần đảo Trường Sa nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm rải rác trong phạm vi biển, Đảo gần đất liền nhất là đảo Trường Sa cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 250 hải lý, 
- Địa hình vùng duyên hải miền Trung có sự khác biệt từ tây sang đông, phía tay là địa hình nhiều đồi núi, phí đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp.

26 tháng 12 2021

TK

Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km và trải rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước ta và được gọi  “nóc nhà” của Tổ quốc.

Tham khảo 

undefined

22 tháng 9 2017

Đáp án B

Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi:

A. Dãy núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải.

B. Dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu..

C. Dãy núi với các đỉnh tròn, sườn thoải.

D. Dãy núi với các đỉnh tròn, sườn dốc.

6 tháng 1 2019

- Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

- Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km và rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Son có đỉnh Phan-xi – pang cao nhất nước ta.

Answer:

Giống nhau:

- Đều nói rằng chúng tôi đi tham quan vịnh Hạ Long.

Khác nhau:

- Câu văn thứ nhất chỉ nói rằng chúng tôi đi tham quan vịnh Hạ Long.

- Còn câu văn thứ hai nêu rõ về thời gian họ đi tham quan vịnh Hạ Long.

22 tháng 4 2022

Answer:

Giống nhau:

- Đều nói rằng chúng tôi đi tham quan vịnh Hạ Long.

Khác nhau:

- Câu văn thứ nhất chỉ nói rằng chúng tôi đi tham quan vịnh Hạ Long.

- Còn câu văn thứ hai nêu rõ về thời gian họ đi tham quan vịnh Hạ Long.

8 tháng 9 2017

Giải thích: Dãy núi cao, đồ sộ Hoàng Liên Sơn nằm trong vùng núi Tây Bắc. Tây Bắc là khu vực duy nhất ở nước ta có đầy đủ cả 3 đai cao.

Đáp án: D