K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Trung thu mùa dịchMâm cỗ bày sẵn rồiĐèn lồng xanh, tím, đỏChú Cuội chơi ngoài ngõĐợi chị Hằng xuống thôiTrung thu nay khác rồiCon Covid bủa vâyAi ở đâu yên đấyTập trung người dễ lâyCác bạn nhỏ sum vầyBên gia đình phá cỗChị Hằng chờ sáng tỏĐem ánh trăng chia quà !Dịch bệnh chắc chắn quaChúng ta cùng đoàn kếtThực hiện tốt 5KQuà trung thu yên bình!(Muồng...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trung thu mùa dịch
Mâm cỗ bày sẵn rồi
Đèn lồng xanh, tím, đỏ
Chú Cuội chơi ngoài ngõ
Đợi chị Hằng xuống thôi

Trung thu nay khác rồi
Con Covid bủa vây
Ai ở đâu yên đấy
Tập trung người dễ lây

Các bạn nhỏ sum vầy
Bên gia đình phá cỗ
Chị Hằng chờ sáng tỏ
Đem ánh trăng chia quà !

Dịch bệnh chắc chắn qua
Chúng ta cùng đoàn kết
Thực hiện tốt 5K
Quà trung thu yên bình!
(Muồng Hoàng Yến, Trung thu mùa dịch)
1:Văn bản được viết theo thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
2:Nêu nội dung chính của văn bản.
3:Em hiểu như thế nào về nghĩa từ “đoàn kết” trong câu: “Chúng ta cùng đoàn kết”.
4:Phát triển động từ “chơi” thành cụm động từ. Đặt câu có vị ngữ được mở rộng với cụm động từ vừa tìm được.
5:Từ nội dung được nêu ra trong văn bản, em hãy chia sẻ những việc cần làm để góp phần phòng chống dịch Covid hiện nay

0
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ Bầu trời mùa thu trở nên trong xanh hơn, từng đàn chim bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt. Bên cạnh bờ ao, vịt mẹ cùng chín chú vịt con của mình đang lạch bạch đi tới hòa mình xuống làn nước ao xanh xanh. Từng thân tre duyên dáng ngả mình tựa vào nhau kêu kẽo kẹt hay lại ngả mình vờn xuống...
Đọc tiếp

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Bầu trời mùa thu trở nên trong xanh hơn, từng đàn chim bay chao qua chao lại như những lũ trẻ tinh nghịch chơi trò đuổi bắt. Bên cạnh bờ ao, vịt mẹ cùng chín chú vịt con của mình đang lạch bạch đi tới hòa mình xuống làn nước ao xanh xanh. Từng thân tre duyên dáng ngả mình tựa vào nhau kêu kẽo kẹt hay lại ngả mình vờn xuống mặt ao sau mỗi trận gió ngang qua. Có một ông lão ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, tay nắm cần câu gật gù như chẳng màng tới sự đời ngoài kia. Cảnh vật sao yên bình và đẹp đẽ quá!.”

(Sưu tầm)

 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản. (1.0 điểm)

Câu 2. Đặt tên và cho biết dấu hiệu của cụm từ: Một ông lão. (1.0 điểm)

Câu 3:Xác định trạng ngữ trong câu và chỉ ra dấu hiệu nhận biết“ Bên cạnh bờ ao, vịt mẹ cùng chín chú vịt con của mình đang lạch bạch đi tới hòa mình xuống làn nước ao xanh xanh.” (1.0 điểm)

Câu 4: Xác định từ láy và từ ghép : “ xanh xanh; đàn chim; lạch bạch; chiếc thuyền; cần câu” (1.0 điểm)

Câu 5: Đoạn văn trên kể cuộc sống ở đâu, em cảm nhận cuộc sống đó như thế nào ? (2.0 điểm)

Câu 6:Qua đoạn trích, em kể về buổi bình minh của quê hương mà em đang sống bằng đoạn văn từ 6 đến 8 dòng. (4.0 điểm)

 

------------------------------Hết

1
18 tháng 1 2022

giúp mn ơi

 

 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Mùa thu vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.Những bông hoa cúc xinh dịu dàng,lung linh như từng hạt tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may tím biếc nôn nao.Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân,theo tận vào lớp học.Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài của lớp khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo.Giọt nắng...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Mùa thu vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.Những bông hoa cúc xinh dịu dàng,lung linh như từng hạt tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may tím biếc nôn nao.Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân,theo tận vào lớp học.Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài của lớp khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo.Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới,bừng sáng lung linh những ước mơ.

a)Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên

b)Chỉ ra phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được trong câu văn sau:

“Mùa thu,vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.”

c)Xác định thành phần câu và nêu cấu tạo của vị ngữ cho câu văn sau:

”Mùa thu,vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường”

d)Xác định các từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên

0
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016,tr.5) Các đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phương tiện nào? Chỉ rõ những phương tiện đó.

0
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cỗ mình làm để dự thi. Trong khi đó, mâm cỗ của Lang Liêu chỉ bày hai loại bánh. Vua Hùng xem lướt qua các mâm cỗ rồi dừng lại rất lâu trước những chồng bánh của Lang Liêu, tỏ vẻ thích thú. Vua cho gọi Lang Liêu đến, hỏi về các thứ bánh này. Chàng đem chuyện gặp thần trong mộng kể lại và giải thích về nguyên liệu, cách làm và ý nghĩa từng loại bánh.

          Vua Hùng nếm thử, thấy bánh ngon và có ý nghĩa bèn cho họp mọi người, lại truyền rằng: “Những chiếc bánh tròn này tượng hình Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Còn những chiếc bánh vuông tượng hình Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Bánh có thịt mỡ, đậu xanh, lá dong… là tượng hình cầm thú, cây cỏ muôn loài,..; lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ý nhắc người ta sống thân ái, đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật rất hợp ý ta. Vậy ta truyền ngôi cho con”.

Và cũng từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi. Mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

(Trích Bánh chưng, bánh giầy)

Câu 1 (0,5 điểm). Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?

Câu 2 (0,5 điểm). Đến ngày hẹn, những người con của vua đã mang đến những lễ vật gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Tìm thành ngữ trong câu sau và giải thích nghĩa của thành ngữ đó: Đến ngày hẹn, các hoàng tử đem đủ thứ của ngon vật lạ bày lên mâm cổ mình làm để dự thi.

Câu 4 (1,0 điểm). Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục gì vào ngày Tết ở nước ta?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy.

Câu 2 (5.0 điểm): Em hãy đóng vai con chim Phượng Hoàng để kể lại truyện Cây khế.

 

5

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

 

Câu 3:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

Câu 1:

Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp

Ta vốn là một con chim thần ngự trị ở trên một ngọn núi cao giữa biển Đông. Hàng ngày ta bay vào đất liền kiếm hoa quả để ăn. Một hôm, ta phát hiện trong một khu vườn nhỏ ở một làng nọ có một cây khế quả sai kĩu kịt, ta bèn hạ cánh xuống cây và định ăn mấy quả. Đúng lúc đó, từ trong túp lều cũ kĩ, một chàng trai bước ra cất tiếng van xin:

Ta bèn trả lời:

- Tôi không tiếc chim đâu. Nhưng nhà tôi nghèo lắm, chẳng có gì đáng giá, chỉ có mỗi cây khế này là tài sản duy nhất. Tôi định bán quả khế lấy tiền sống qua ngày. Giờ chim ăn khế của tôi, tôi biết lấy gì mà sống?

- Ta được biết cha mẹ ngươi cũng không nghèo khó gì. Sao nhà ngươi lại khốn khổ đến vậy?

Nghe chàng trai kể chuyện, ta cảm thấy rất thương chàng trai. Ta quyết định cho chàng một chút vốn làm ăn. Ta nói:

Y hẹn, mấy ngày sau ta đến khu vườn nhỏ của chàng trai để đưa chàng đi lấy vàng. Ta dang cao đôi cánh rộng lớn của mình bay qua biển Đông, đến hòn núi dựng sừng sững giữa biển. Đó chính là nhà của ta. Trên đó có vô số vàng bạc, sáng lấp lánh. Tuy thấy nhiều vàng, nhưng chàng trai chỉ lấy đúng vừa chiếc túi ba gang rồi leo lên lưng ta bay về nhà. Từ sau ngày đó, cuộc sống của chàng trai khấm khá hơn rất nhiều.

Ta bèn đến để thử lòng người anh. Khi ta vừa đậu xuống thân cây, vợ chồng hắn đã la lên ầm ĩ. Ta vẫn như lệ cũ dặn hắn may túi ba gang đế đi lấy vàng. Hắn chỉ chờ có thế. Lòng tham đã khiến hắn mờ mắt, hắn liền lén may một chiếc túi sáu gang. Đến núi vàng, hắn tham lam nhét vàng đầy cái túi to tướng và còn cố nhét thêm vào người. Cô gắng lắm ta mới cất cánh nổi. Nhưng do quá nặng đến giữa biển Đông, ta kêu hắn bỏ bớt vàng đi nhưng hắn không chịu. Tức giận vì sự tham lam và bội tín của hắn, ta liền nghiêng người, hất tung hắn xuống biển. Đó là bài học cho những kẻ tham lam.

<p class=">~(Mong cô duyệt bài ạ!)~

Answer:

Phần I:

Câu 1:

- Người kể chuyện trong đoạn trích sử dụng ngôi thứ 3 vì người kể chuyện không xuất hiện trong câu chuyện và không xưng tôi.

Câu 2:

- Cụm từ có thể thay thế cho “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi là: “sơn hào hải vị”, “món ăn quý hiếm”,...

Câu 3:

- Theo em, câu chuyện này giải thích phong tục làm và ăn bánh chưng và bánh giầy vào ngày Tết ở nước ta.

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ Sống qua ngày nên phải nghiến răng Cũng không vui nên mẹ ít khi cười Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng … Mẹ thương con nên cách trở sông đò Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc Đêm nào mẹ cũng khóc Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời Tôi yêu đất nước này khôn nguôi” Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm) Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm) Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỰ HẢO CÓ MỘT TỔ QUỐC ĐỨNG SAU LƯNG! H Trong bối cảnh dịch Covid-19 tăng mạnh ở Ấn Độ. Chính phủ Việt Nam đã tổ chức 6 chuyến bay, dưa gần 1.000 người Việt về nước và chỉ còn khoảng 100 người ở lại, sẽ tiếp tục được sắp xếp đưa về trong thời gian tới. Dù việc Chính phủ có mặt kịp thời, đưa công dân Việt trong hoàn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: TỰ HẢO CÓ MỘT TỔ QUỐC ĐỨNG SAU LƯNG! H Trong bối cảnh dịch Covid-19 tăng mạnh ở Ấn Độ. Chính phủ Việt Nam đã tổ chức 6 chuyến bay, dưa gần 1.000 người Việt về nước và chỉ còn khoảng 100 người ở lại, sẽ tiếp tục được sắp xếp đưa về trong thời gian tới. Dù việc Chính phủ có mặt kịp thời, đưa công dân Việt trong hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi trên thế giới về nước không phải là vấn đề mới, nhưng nó để lại cho chúng ta thật sự nhiều cảm xúc. Sau bao biển cả từ chiến tranh dễn dịch bệnh, chúng ta chưa bỏ rơi một đồng bào nào cả, dù họ là người vượt biên trái phép gặp tại hoa nơi xứ người hay là đồng bào nhiễm bệnh ở quốc gia khác. Người Việt gặp khó khăn, hoạn nạn ở đâu đều vẫn luôn có một Tổ quốc bao chung sau lưng, một dân tộc đầy lòng nhân ải đản nhận. Đó là một thể chế thống nhất, một nền y tế cộng đồng và một mục tiêu tối thượng là bảo vệ Tổ quốc, bao vệ nhân dân Những khi gặp khó khăn, chúng ta mới sực nhở rằng thực phẩm, nước uống, thuốc men, điều kiện chăm sóc y tế mới là quan trọng chủ không phải là những thủ xa xi mà chúng ta vẫn cho rằng giả trị. Và có một thứ giá trị hơn tất cả đó là nghĩa đồng bảo, là một TỎ QUỐC luôn đứng sau lưng tất cả công dân của mình. (Theo Facebook Tôi yêu Việt Nam) Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5đ): Cho biết công dụng của dấu hai chấm trong câu văn: "Và có một thứ giá trị hơn tất cả đó là nghĩa đồng bảo, là một TỔ QUỐC luôn đứng sau lưng tất cả công dân của Câu 3 (1đ): Theo tác giả những khi gặp khó khăn, thứ gỉ mới là quan trọng và thứ gì có giá trị hơn tất cả đối với chúng ta? Câu 4 (2d): Tử đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thì trình bảy suy nghĩ của em về ý thức trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 hiện nay.

0