K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô...
Đọc tiếp

ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

      Đọc ngữ liệu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Với vai trò là Phó bí thư Đoàn Thanh niên xã của một huyện biên giới tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày, tôi đều ghi lại trên trang cá nhân với chuyên mục “Mỗi ngày một câu chuyện”, những cảm xúc thật về các chàng trai, cô gái hay những mạnh thường quân đã chung tay cùng chính quyền địa phương chống dịch. Nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo được Đoàn Thanh niên xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự xây dựng, thực hiện như: Mô hình tiếp nhận, hỗ trợ, xử lý thông tin về Covid-19; mô hình Shipper áo xanh chuyên nhận hỗ trợ đặt hàng, mua hàng hóa và giao tận nơi cho người dân.....

Mỗi ngày bắt đầu từ 5 giờ sáng,dù trời nắng gắt hay mưa dầm, "những chiến binh áo xanh" vẫn không ngần ngại. Với mong muốn “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong suốt mấy tháng qua, Đoàn Thanh niên và Hội Liên hiệp Thanh niên xã đã vận động hơn 10 tấn gạo, 600 thùng mì, hơn 40 triệu đồng tiền mặt, hơn 2.500 suất quà là thức ăn, rau củ hỗ trợ người dân. Để có được những món quà đó lại là những câu chuyện đẹp từ sự chung sức, chung lòng của người dân…

 HUỲNH CHÍ TRUNG ( Chuyên mục  Covid19_ Nhật ký đối mặt - Báo QĐND -23/8/2021

Câu 1:  Anh/ chị hãy xác định nội dung của văn bản trên.     

Câu 2: Anh/ chị hãy chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng  trong đoạn 1.

Câu 3: Anh chị suy nghĩ gì về câu nói “không để ai bị bỏ lại phía sau” ?

0
5 tháng 3 2023

Dựa vào câu văn "Tác phẩm văn học có sức hấp dẫn làm cho người đọc nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo ra"

Đáp án: D

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :[…] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.Khi...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

[…] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa non và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

(Trích “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên?

Câu 2. Đối với người da đỏ, những điều gì là thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của họ ? Qua những điều ấy, anh/chị hiểu gì về cuộc sống của người da đỏ ?

Câu 3. Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến

“… mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.”

Giúp em với ạ 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                    TỰ NGUYỆNNếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câu trắngNếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hướng dươngNếu là mây, tôi sẽ làm một vầng mây ấmNếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềmTừ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liềnLà hoa, tôi nở tình yêu ban sớmCùng muôn trái tim ngất say hoà bình.Là mây, theo làn gió tôi bay khắp...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                    TỰ NGUYỆN

Nếu là chim, tôi sẽ làm loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ làm một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ làm một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất say hoà bình.

Là mây, theo làn gió tôi bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó nên xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng bên cắm cao ngọn cờ.

                                    (Trương Quốc Khánh)

Câu 1: Anh/chị hãy cho biết nghĩa của từ “chết” trong câu thơ “Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương”. (1.0 điểm)

Câu 2: Anh/chị hãy nêu đặc điểm của các hình ảnh thơ được nhắc đến trong khổ thơ 1. (1.0 điểm)

Câu 3: Anh/chị hãy phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên. (2.0 điểm)

Câu 4: Nếu có ước nguyện hóa thân, anh/chị sẽ ước muốn như thế nào? Tại sao? (Trình bày dưới hình thức một đoạn văn khoảng 100 chữ) (6.0 điểm)

0
3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

 

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Gặp Ka-ríp và Xi-la

 

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

 

- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

 

Không có phần bị tỉnh lược

Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

- Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

- Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

 

Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

 

- Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

7 tháng 5 2023

 

 

* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:

+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).

- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:

+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).

+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).

* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:

+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.

+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.

Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.

- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:

Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).

* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:

Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

 

“Ở các nước Âu – Mỹ, lấy ví dụ ở Pháp hiện nay, trung bình một người dân Pháp đọc tới 20 cuốn sách/năm, đối với người dân sống ở thành phố, tầng lớp tri thức, con số đó lên tới 30-50 cuốn/ năm (Nguyễn Hương, bài “Người Việt ít đọc sách: Cần những chính sách để thay đổi toàn diện”). Ở Nhật, như đã nói ở trên, ngay từ thời Cải cách Minh Trị, chỉ với 30 triệu dân mà tiêu thụ tới hàng trăm ngàn cuốn sách dạng tinh hoa, “khó nhằn”. Ở một quốc gia gần hơn trong cộng đồng ASEAN, đó là Malaysia, số lượng sách được đọc trên đầu người là 10-20 cuốn/người/năm (2012, số liệu từ ông Trần Trọng Thành, công ty sách điện tử Aleeza). Và ở Việt Nam, theo con số do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công bố ngày 12/04/2013 ngay trước thềm sự kiện “Ngày hội Sách và Văn hóa Đọc”, số lượng sách một người Việt đọc trong một năm là… 0,8 cuốn, nghĩa là người Việt Nam đọc chưa đầy một cuốn sách trong một năm.

 

Có sự tương quan rõ ràng giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia. Với những con số ở trên, dễ hiểu vì sao nước Pháp lại có một nền kinh tế, văn hóa và nghệ thuật rạng rỡ như vậy. Và nước Nhật có thể đứng dậy thần kỳ sau Thế chiến 2 cũng như vươn lên quật khởi sau bao thiên tai liên miên, hiện đang là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới với nền khoa học-công nghệ tiên tiến bậc nhất. Malaysia đang là ngôi sao mới ở khu vực ASEAN với những chính sách đổi mới và mở cửa đột phá gần đây. Và người Do Thái với câu chuyện ở đầu bài, “Một dân tộc 13 triệu dân nhưng sinh ra gần 40% chủ nhân của các giải Nobel; 1/3 trên tống số các nhà triệu phú đang sống và làm việc tại Mỹ là người Do Thái; 20% giáo sư tại các trường đại học hàng đầu hiện nay; 3 nhân vật sau Công nguyên cho đến hiện tại có tác động lớn nhất đến lịch sử nhân loại là Chúa Jesus, Karl Marx và Alber Einstein…là người Do Thái.

 

Mỗi người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/năm, ai có thể khẳng định không liên quan đến tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội cũng như nhân cách con người hiện nay ở Việt Nam?

 

( Ngẫm về “ tủ rượu” của người Việt và “tủ sách” của người Do Thái theo Báo mới)

 

a, Văn bản trên thuộc phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

 

b, Nêu các ý chính của văn bản? Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

 

c, Những số liệu mà tác giả đưa ra trong văn bản cho anh/chị hiểu thêm điều gì về hiện trạng mà văn bản đề cập tới?

 

d, Văn bản trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa văn hóa đọc với lối sống và nhận thức của giới trẻ hiện nay?

1
11 tháng 3 2022

a,

Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí.

b, 

Các ý chính của văn bản: 

- Tỉ lệ đọc sách trên một năm của người dân các nước Âu - Mỹ và một số nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

- Mối tương quan giữa văn hóa đọc và sự phát triển của một quốc gia.

- Suy ngẫm về thực trạng đọc sách của người Việt Nam trong tương quan với sự phát triển về mọi mặt của đất nước.

c, 

Nhận xét về cách lập luận của tác giả:

- Hệ thống lập luận chặt chẽ, xác đáng, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng chân thực, cụ thể. 

- Tác giả sử dụng thao tác lập luận so sánh để người đọc thấy rõ sự khác biệt về văn hóa đọc giữa các nước trên thế giới: Trong khi các nước đều có thể sử dụng những thành tựu công nghệ cao để tích lũy kiến thức thì ở các nước phát triển, người dân vẫn giữ gìn văn hóa đọc, đọc thường xuyên và hiệu quả; ngược lại người Việt Nam ta rất lười đọc sách.

d, 

Việc sử dụng số liệu giúp:

- Có cái nhìn chính xác, chân thực về thực trạng văn hóa đọc giữa các quốc gia. Việc "người Việt chưa đọc nổi một cuốn sách/ năm" cho thấy văn hóa đọc của nước ta ở mức rất thấp. Đó là một điều đáng buồn, đáng suy ngẫm bởi văn hóa đọc có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển đất nước. Điều đó đi ngược với xu thế phát triển của đất nước.

- Từ đó, tác giả muốn thức tỉnh mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước về việc hình thành thói quen đọc sách. 

e, em tham khảo những ý này nha:

Những suy nghĩ được gợi lên từ mối quan hệ giữa văn hóa đọc và lối sống nhận thức, thái độ của giới trẻ là:

- Văn hóa đọc được hiểu là đọc sách một cách có văn hóa. Nghĩa là phải biết chọn lựa sách để đọc, đọc đúng cách để có hiệu quả, từ đó vận dụng vào cuộc sống. Để việc đọc sách trở thành một nét đẹp văn hóa cần hình thành thói quen đọc sách, sở thích và kĩ năng đọc sách ở mỗi cá nhân và trong cả cộng đồng. 

- Hiện nay, văn hóa nghe - nhìn ngày càng thu hút giới trẻ, trong khi đó văn hóa đọc ở họ lại ngày càng trở nên yếu kém. Giới trẻ thường ít đọc sách, phần lớn đọc do đòi hỏi bắt buộc của công việc, học tập chứ không tự nguyện, ham thích.

- Sách và việc đọc sách có vai trò to lớn trong việc mở mang kiến thức, kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách con người. Tuy nhiên, đa số bạn trẻ hiện nay không nhận thức được điều đó hoặc có nhưng cố tình phớt lờ, trong khi họ - những chủ nhân tương lai của đất nước rất cần học hỏi, trau dồi cả đức và tài. Hậu quả là họ rỗng nhiều kiến thức, kĩ  năng thiếu và yếu, nhận thức sai lệch, không làm được việc,... Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động.

-  Tuy nhiên, vẫn có không ít bạn trẻ yêu thích đọc sách và đang nỗ lực tuyên truyền, cho văn hóa đọc. Đặc biệt, từ năm 2013, ngày 21/4 hằng năm đã trở thành ngày hội Sách và văn hóa đọc. Đó là một nỗ lực to lớn để xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.

- Bài học:

+ Cần nâng niu, trân trọng sách, hình thành thói quen đọc sách, sở thích đọc sách, tránh sa vào các hình thức giải trí vô bổ, độc hại khác.+ Thông minh khi lựa chọn sách, lựa chọn cách đọc và vấn dụng vào thực tế cuộc sống. 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồ n với một nhân vật trong truyện.

 

Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bênh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừ ng chiến thắng.

 

(Trı́ch Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang,

 

NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)

 

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

 

Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?

 

Câu 3: Nhận xét về hành vi của đứa trẻ 3 tuổi , cô bé có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích

 

Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với ý kiến Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao

 

1
11 tháng 3 2022

1.

Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận  

2.

Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét

3.  

Nhận xét được đó là những hành vi tưởng như bình thường nhưng có ý nghĩa trong đời sống; thể hiện sự thấu cảm, chia sẻ;...

4.em tham khảo những ý sau:

Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục về mối quan hệ giữa lòng trắc ẩn và sự thấu cảm. 

các gợi ý cách làm đồng tình: 

-         Khẳng định đây là một quan niệm sâu sắc, đúng đắn.

-         Lý giải:

Khái niệm:

+ Lòng trắc ẩn: là khả năng và cảm giác hòa hợp với tâm trạng của người khác. Người có lòng trắc ẩn là người sống vị tha, giàu lòng nhân ái, bao dung, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Lòng trắc ẩn là biểu hiện đẹp của nhân tính.

+ Thấu cảm: là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ để sẻ chia những suy nghĩ, cảm xúc và hành động.

Vì sao sự thấu cảm là nguồn gốc của lòng trắc ẩn?

Chỉ khi đặt chân vào đôi giày của người khác, ta mới có thể cảm nhận được từng bước đi trên đường đời của họ. Nếu không đặt mình vào hoàn cảnh của 1 người, ta không thể hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người đó, từ đó khó có thể bao dung, tha thứ và yêu thương họ.

-         Khẳng định lại sự đồng tình với quan điểm của tác giả.