Cô Khánh Linh

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Cô Khánh Linh
0
0
0
0
0
0
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Hướng dẫn giải:

1. Vẽ biểu đồ cột ghép em nhé.

2. Nhận xét

- Nhìn chung, từ năm 2003 đến năm 2007 số khách du lịch đến các khu vực đều tăng (dẫn chứng).

- Số khách du lịch đến khu vực nào đông nhất vào năm 2003?

- Số khách du lịch đến khu vực nào đông nhất vào năm 2007?

- Khu vực nào có số khách du lịch đến tham quan tăng nhanh nhất năm 2007 so với năm 2003?

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta thường phát triển ở vùng đồi núi với nhiều biến thể khác nhau.

1. Sự giống nhau:

- Đều thuộc khu vực đồng bằng, có địa hình thấp.

- Đều được hình thành do tác động của phù sa sông là chủ yếu.

- Đều có đất phù sa, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

2. Sự khác nhau:

- Về diện tích.

- Về nguồn gốc phát sinh.

- Về địa hình.

- Về đất đai.

Em có thể tham khảo kĩ hơn trong khoá Lịch sử và Địa lí 8 sắp ra mắt của OLM nhé <3.

Giá trị của tài nguyên sinh vật biển nước ta:

- Đối với kinh tế: là nguyên liệu để phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Không những vậy, thuỷ sản còn là mặt hàng hấp dẫn đối với thị trường nội địa.

- Đối với văn hoá, thường đi đôi với du lịch: việc phát triển các khu bảo tồn các loài sinh vật biển quý hiếm, các hoạt động du lịch lặn biển, ngắm san hô,... sẽ góp phần phát triển du lịch, đồng thời quảng bá đến thị trường sự đa dạng, giàu có của tài nguyên biển Việt Nam. Điều đó tạo nên văn hoá vùng biển ở từng vùng miền.

- Đối với môi trường sinh thái: tài nguyên sinh vật biển góp phần giúp cân bằng sinh thái môi trường biển.

1. Sự khác biệt giữa động vật đới nóng và động vật đới lạnh.

 Sự khác nhau rõ rệt nhất có thể thấy ở tập tính của động vật:

- Động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm (đối với môi trường hoang mạc) để tránh nắng nóng, chúng cũng có khả năng nhảy cao và xa để tránh tiếp xúc nhiều với mặt cát.

- Động vật đới lạnh thường có tập tính ngủ đông để tránh giá rét vào màu đông và dự trữ mỡ dày sưởi ấm cơ thể.

2. Dân cư thưa thớt ở các vùng do sự không thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:

- Ở vùng hoang mạc: nhiệt độ quá nóng, con người khó thích nghi, khó phát triển kinh tế.

- Ở vùng hải đảo: quá xa đất liền, các hoạt động liên lạc, trao đổi đến đất liền mất nhiều thời gian, tài nguyên khai thác khó khăn, nơi ở không ổn định (thường phải sống trên thuyền, bè).

3. 

a. Có 6 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

b. Sinh vật là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất. Nó tạo nên chất mùn cho đất hay độ phì của đất. Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt đất với đá.

4. 

- Đất bao gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ.

- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết do cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có chất hữu cơ, cây sẽ chết.