K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2015

là dê chứ sao ngu ạ!

bên trong bắt đầu mặc đồ lót nhé, còn quần áo thì mặc rộng hơn 1 cỡ, oversize, ko nên sơ-vin 

19 tháng 9 2020

nhưng mẹ tui bảo mặc cái áo gì ý

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ,...
Đọc tiếp

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm (1930 – 1945) nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là “những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

Các nhà văn hiện thực, lớp trí thức mới vốn xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thậm chí trong những gia đình nghèo, vất vả kiếm sống. Vì thế mà họ gần gũi, thấu hiểu và đứng về phía người lao động để miêu tả qua những trang viết.

Về quan hệ giữa văn học và cuộc sống, Nam Cao đã có những luận điểm sâu sắc. Trong tác phẩm “Trăng sáng” nhân vật Điền đã đi từ quan điểm nghệ thuật lãng mạn đến quan điểm nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.”. Còn trong “Đời thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao khẳng định thiên chức nhà văn. Hộ hiểu rất rõ trách nhiệm của người cầm bút, Hộ có lương tâm nghề nghiệp nhưng vì miếng cơm manh áo mà anh phải đi ngược lại nhưng sau đó anh tự cảm thấy tủi nhục vì phải sống đời thừa.

1 Đọc văn bản này, em thấy đc  tình cảm của nhà văn đối với tầng lớp nhân dân lao động ntn ( trình bày bằng 1 đoạn văn ngắn) 

0
11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11 tháng 10 2021

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Bài hát mang khí thế hiên ngang, lẫm liệt, và niềm tin chắc thắng của đoàn quân Nam tiến: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn!

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khi nghe bài hát ngay ở phần mở đầu ca khúc “Lá đỏ”, cả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp đã tạo cho em sự ấn tượng về sự khéo tạo được một không gian cao rộng, kì vĩ của núi rừng trong cả Thơ và Nhạc, khiến người nghe ngỡ ngàng, sững sờ, choáng ngợp. Nó đã toát lên vè khỏe khoắn, sự chắc nịch hừng hực khí thế trong bước quân hành vừa hùng dũng, tự tin, vừa yêu đời say đắm của những chàng trai tràn trề sức sống của tình yêu người và yêu đời.

Một cuộc gặp mang tính lịch sử, in đậm dấu ấn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc. Lịch sử sắp sang trang mới. Bởi cái không gian cao rộng, lộng gió cùng vẻ đẹp nguyên sơ, bí ẩn, với màu đỏ mạnh mẽ hưng phấn của một rừng lá đỏ, cho ta cảm nhận điều đó.

Hình ảnh: Rừng ào ào lá đỏ đâu phải chỉ miêu tả thiên nhiên? Nó còn là một ẩn dụ cho khí thế hào hùng, cho sức mạnh không gì ngăn cản của điệp trùng bàn chân lính trẻ mang cả tình yêu và niềm tin ra trận. Sức khỏe của tuổi hai mươi, tuổi “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ mà lòng phơi phới dậy tương lai”.

Từ láy ào ào –với nguyên âm tròn rộng cùng thanh huyền tạo nên cảm giác phấn khích. Tâm điểm của không gian có một không hai ấy là Em – người con gái Giải phóng quân – Em là quê hương. Mộc mạc, bình dị; dịu hiền, lạc quan, cứng rắn, kiên định. Một biểu tượng cho thanh bình giản dị, chịu thương, chịu khó, mộc mạc chân chất – Vai áo bạc, quàng súng trường - một biểu tượng cho chiến tranh, khói lửa. Nó tương phản nhau, nhưng cả hai ở trong em lại vô cùng hài hòa tạo nên cái đẹp đầy quyến rũ.

Chỉ bằng hai nét phác thảo bờ vai mà biểu hiện một bức chân dung cô Giải phóng quân duyên dáng, cứng cỏi, lạc quan. Bức chân dung điển hình của nữ Giải phóng quân miền Nam thời chống Mỹ. Đầu đội mũ tai bèo, áo bà ba, cổ quàng khăn rằn, buông hờ mái tóc bay theo chiều gió. Một bức chân dung tuyệt đẹp!

Tiếp đến, ta  nghe thấy rất rõ âm thanh rầm rập của đoàn quân điệp trùng lá ngụy trang cuốn theo bụi đỏ: Đoàn quân vẫn đi vội vã/ Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa. Chiến tranh dưới ngòi bút của đôi tác giả Nguyễn Đình Thi và Hoàng Hiệp không có âm thanh cuồng nộ của máy bay rít, không có âm thanh ghê rợn xé gió của bom rơi, không có sự khủng khiếp của chết chóc, nhưng ta vẫn cảm thấy sự hối hả, sự cần thiết nơi chiến trường: Quân đi vội vã và sự khốc liệt của chiến tranh đang chờ phía trước: Nhòa trời lửa.

Kết thúc là lời tạm biệt hẹn gặp vô cùng thân thiết, yêu thương. Chỉ một từ nhé nhỏ nhẹ mà sao đằm sâu cảm động đến thế. Lời hứa hẹn có niềm tin tất thắng của cả dân tộc: Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn. Có phải sự tiên đoán trong cảm thức tinh nhạy của người nghệ sĩ? Đây là một cuộc hẹn lịch sử kỳ lạ, đầy ấn tượng và mãi mãi khát khao.

Khi còn sống nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi từng đến thăm Đài TNVN kể chuyện đi Miền Nam và viết bài thơ “Lá Đỏ”. Ông tâm sự: “Những người làm đường kia “lớn” hơn những gì mà ta nghĩ về họ. Chiếc lá săng dẻ đầu mùa khô đỏ như máu, ngẫu nhiên rơi xuống trước mặt mình... để hôm đó nẩy ra ý thơ”.

Chiếc lá đỏ chỉ là một kích thích ngọn lửa tâm hồn của Nguyễn Đình Thi. Nhà thơ đã từng suy nghĩ sâu xa như một nỗi niềm. Theo ông, trên thế giới chưa có nơi nào phụ nữ ra trận nhiều như ở Việt Nam. Ở chiến trường Điện Biên Phủ, có khoảng năm vạn chiến sĩ thì đã có khoảng vài ba vạn dân công tiếp sức trong đó phần lớn là phụ nữ…

Nhà thơ kể chuyện lần vào miền tây Quảng Bình ông cũng đã “giải vây” cho một trạm trưởng khi điều đại đội nữ trái với “hợp đồng” vì quá địa phận Quảng Bình. Chị em xôn xao, nhưng khi được nhà thơ cho biết đây là lệnh bí mật, muốn giao phó cho đơn vị giỏi giang, dũng cảm đi canh giữ kho quân nhu, quân trang rất quan trọng thì tất cả đều reo lên sung sướng và hồ hởi lên đường giữa mùa lá đỏ.

Theo ông Lá đỏ, lá vàng, lá xanh chỉ là hình tượng, những biểu tượng trạng thái, hình hài con người, đời người. “Lá đỏ” vẫn mãi  bừng lên hồng thắm những “Giấc mơ” tuyệt đẹp – những ước mơ cao cả về lẽ phải, tình yêu và hy vọng.

19 tháng 10 2021

Con Hiền Anh nhá =))))) 

19 tháng 10 2021

Xã hội này chỉ có làm thì mới có ăn thôi

Bài 5. Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:- Thiếp cảm ơn đức của...
Đọc tiếp

Bài 5. Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

1.      Câu 1 và câu 2 trong đoạn văn bản trên được nối bởi từ nào? Từ đó thuộc kiểu từ loại nào?

2.   Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

3.    Qua câu văn “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” em hiểu Vũ Nương là người như thế nào?

4.   Cụm từ “Rồi trong chốc lát” là thành phần gì trong câu?

5.   So với văn bản gốc “Vợ chàng Trương”, tác giả Nguyễn Dữ đã có sáng tạo như thế nào ở văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”?

6.   Vì sao nói truyện kết thúc có hậu nhưng vẫn bi kịch?

7.   Trong chương trình Ngữ văn em cũng đã học một văn bản cũng nói về một nhân vật lựa chọn cái chết để giữ gìn danh dự của mình. Hãy ghi lại tên văn bản và tác giả của văn bản đó.

8.   Chuyển lời thoại của nhân vật Vũ Nương trong đoạn văn trên thành lời dẫn gián tiếp

9.   Phân tích tác dụng của chi tiết kì ảo trong đoạn văn bản trên.

10.   Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng- phân- hợp cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản (đoạn văn sử dụng câu bị động, câu ghép).

0