K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bn ơi ngữ văn mk bt điểm từ tuần trước luôn rồi ý ạ nhonhung

14 tháng 1 2021

mk bảo ai chưa

 thi bn nhá

31 tháng 12 2021

ko

31 tháng 12 2021

...XD

25 tháng 12 2016

Biểu cảm về tác phẩm văn học.Được chọn 1 trong 3 đề sau:*Cảnh khuya

*Bạn đến chơi nhà

*Bánh trôi nước

25 tháng 12 2016

Phạm Ngọc Cát Tường bn thi r ak

19 tháng 4 2018

tớ nghĩ bạn nên học nhiều hơn nửa

20 tháng 4 2018

Lên google mà tìm!

4 tháng 10 2018

KHÔNG ĐƯỢC GIAN LẬN

4 tháng 10 2018

ĐỀ NĂM NGOÁI NHA MỌI NGƯỜI ĐỪNG CÓ GỬI CHO TUI LÀ TUI GIAN LẬN ĐÓ

11 tháng 5 2018

kb vs mình, mình chỉ cho, mình mời thi hôm qua  nè

Khuyên chúng ta phải biết yêu thương và bảo vệ nhau.''Lá lành'' tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Còn ''lá rách'' tượng trưng cho những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống. Vậy nên câu'' lá lành đùm lá rách '' khuyên những người có cuộc sống tốt phải biết yêu thương, giúp đỡ, bảo vệ những người có hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình

30 tháng 4 2019

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: (2 ĐIỂM)

– Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề thi Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào?

A. Hà Ánh Minh.    B. Hoài Thanh.    C. Phạm Văn Đồng.     D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào?

A. Tùy bút      B. Truyện ngắn    C. Hồi kí             D. Kí sự

Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" phương thức biểu đạt nào chính?

A. Biểu cảm    B. Tự sự    C. Nghị luận                D. Miêu tả

Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

A. Cuộc sống lao động của con người.

B. Tình yêu lao động của con người

C. Do lực lượng thần thánh tạo ra.

D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?

A. Cốt truyện.   B. Luận cứ.   C. Các kiểu lập luận.    D. Luận điểm.

Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?

A. Tranh luận.  B. Ngợi ca.   C. So sánh.     D. Phê phán.

Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính?

A. Đơn xin chuyển trường.

B. Biên bản đại hội Chi đội.

C. Thuyết minh cho một bộ phim.

D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2011 - 2012

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi.   B. Tôi bị ngã

C. Con chó cắn con mèo              D. Nam bị cô giáo phê bình.

PHẦN II. TỰ LUẬN: (8 ĐIỂM)

Câu 9 (2đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"?

Câu 10 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau:

a. Huy học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.

b. Bỗng, một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

Câu 11 (5đ): Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim".

Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" (5đ)

30 tháng 4 2019

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).

Câu 1: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”