K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2021

Vết thẹo trên mặt anh Sáu là chi tiết  ko thể thiếu trong tp chiếc lược ngà của tg NQS. Thứ nhất, nó thể hiện sự gian khổ nơi chiến trg, sự hi sinh vì hòa bình của những người lính. Để rồi, cho họ những thương tật trên cơ thể, những mất mát cho người thân. thứ hai, nnos là thứ khiến bé Thu ko nhận ra anh là chả của mk. Nó khiến cho Thu ngày càng xa cách cha mk, đối sử vs cha n hư người dưng và khiến người đọc có cảm giác vô cùng bức bối. Anh Sáu ở hiện tại vs anh Sáu trong hình chụp cùng mẹ bé Thu quả là ko giống nhau, bé Thu còn quá nhỏ đẻ nhận ra rằng cha mk sau chiến tranh đã thay đổi. Nhưng vết thẹo cũng là điểm nhấn khiến sau này bé nhận ra và nhớ lại tới cha của mk. Sự hối hận dâng trào, tinh cha con trong thu xuất hiện mãnh liệt. Vết thẹo cũng tạo nên một sự gắn kêt vô hình giữa bé Thu và anh Sáu qua cái ôm cuối cùng.

Nếu thấy dài quá thì bn đọc hết rồi bỏ vài dòng cững đc <3

16 tháng 12 2019

Câu truyện cảm động về tình cha con đã phản ảnh sâu sắc tình cảm con người trong hoàn cảnh chiến tranh đã thể hiện rõ chủ đề tư tưởng của tác phẩm .
Tình huống bé Thu không nhận ba là bất ngờ đầu tiên .Hai cha con không gặp nhau chưa đầy một tuổi cho đến khi kháng chiến kết thúc ,anh trở về đứa con gái tám tuổi không hề nhận ba ,không hề chịu gọi lấy một tiếng ba .Giây phút anh chờ đợi tiếng gọi ba là lúc cha con xa nhau .Anh hứa sẽ về mang tặng con chiếc lược bằng ngà và đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh .Tình cha con sâu nặng bộc lộ trong những tình huống éo le ,ngặt nghèo của bom đạn chiến tranh .Chiếc lược ngà đã có giá trị tố cáo tội ác của chiến tranh đối với cuộc sống của con người .Vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt anh sáu ,khiến con bé không nhận ra ba là do chiến tranh .Và thật đau xót cha chưa kịp trao kỉ vật cho người con yêu dấu như lời hứ thì chiến tranh đã cướp đi sinh mạng anh .
Qua việc tác giả tả người con gái tám tuổi bướng bỉnh gan góc ,thể hiện bút pháp tâm lý nhân vật đặc sắc .Với trẻ thơ nó thấy bứ ảnh chụp cùng gia đình lúc nhỏ ba không có vết sẹo mà bây giờ có vết sẹo mà bảo gọi bằbg ba ,nó nhất quyết không chịu nhận ba ,chi tiết gọi " trổng " và chi tiết chắt nước cơm đã khắc họa nổi bậc sự đáo để hồn nhiên của bé Thu ,đặc biệt là chi tiết khi anh sáu gắp cho nó cái trứng cá nó hất đi ,bị ba đánh nó không khóc ,không phá mâm cơm ,không chạy đi mà ngồi im đầu cúi gằm xuống,rồi nó nghĩ gì lại gắp trứng cá lên bỏ vào chén và đứng dậy lên không ngồi nữa .Từ đó ta thấy nó sau này thực sự gan góc ,bướng bỉnh qua cô gái giao liên Thu .Sau đó ta thấy cha nó lên đường nó lại đổi khác ,con bé như bị bỏ rơi ,vẻ mặt của nó có cái gì khác khác ,không bướng mà nét mặt như buồn rầu nhưng với trẻ thơ ta thấy cái buồn rất dễ thương ,đôi mi uốn cong và không hề chớp ,đôi mắt nó to hơn ,cái nhìn của nó không ngơ ngác ;không lạ lùng ,nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa .Rồi thì ta thấy sau đó nó gọi tiếng Ba kéo dài ,tiếng kêu của nó rất xót xa ,nó cố đè nén bao nhiêu năm nay ,thèm được gọi ,vừa chạy xô tới như một con sóc ,nó ôm chạt cổ ba nó .Khi tiếng gọi cha đó ta thấy nó rất thiêng liêng ,quý giá bởi đón chờ đó là cả tấm lòng cao đẹp ,thương yêu co vô hạn của người cha .
Rồi thì ,câu chuyện cảm động đã xảy ra ,khi anh chưa kịp thực hiện được ý nguyện cuối cùng của anh sáu trước lúc hi sinh .Người cha ấy vui mừng hớn hở nhủ trẻ bắt được quà khi tìm được khúc ngà để làm lược tặng con gái như lời hứa lúc ra đi .Anh cưa từng chiếc răng lược tỉ mỉ thận trọng cố công như người thợ bạc ,gò lưng ,tẩn mẩn khắc từng nét " Yêu nhớ tặng Thu con của ba " ,nơi rừng sâu nỗi nhớ ấy dồn cả vào công việc ấy ,nâng niu ngắm nghía nó ,chưa chải được cho con nhưng như đã gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh .Nó là biểu tượng của tình yêu thương con ,săn sóc của người cha dành cho con gái ,không ai hiểu nhau bằng tình đồng đội và rồi người trao lược không phải là cha mà coi như là cha thật vậy
Chiếc lược ngà đã đạt giá trị sâu sắc cả về nội dung và hình thức ,se còn gây được xúc động cho cả mọi chúng ta và trong tương lai .

23 tháng 10 2021

Trong chuyện người con gái Nam Xuowg của Nguyễn Dữ, cái bóng có 1 ý nghãi vô cùng quan trọng, là thắt nút và mở nút câu chuyện. Vớ bé Đản, nó là 1 người cha đẻ Đản vơi đi nỗi nhớ, thiếu vắng cha, bằng việc Vũ Nương dùng bóng của mình in tren vách bảo vưới bé Đản rằng đó là cha nó ( Trương Sinh). Qua đây thấy việc làm của Vũ Nương là vô cùng tốt, ko hề ai trái. Ấy thé nhưng cái bóng oan gia ấy lại là 1 trong những nguyên nhân khiến Vũ Nương phải chết 1 cách đầy đau khổ. Đối với Trương Sinh, cái bóng là 1 lý do khiến anh ta nghi oan cho vợ, trách móc chửi rủa, mắng nhiếc vợ. Sau này, khi Vũ Nương đã mất, trong 1 đêm phòng ko tĩnh lặng, dứi ánh đèn khuya, bóng của Trương Sinh hiện lên trên vách, bé Đản tháy thế liền chỉ tay và nói đó là cha nó. Bấy giờ Sinh mới hiểu ra mọi việc, biết vợ mình bị oan. Qua tháy, Nguyễn Dữ đã thành công trong việc sử dụng cái bóng vừa làm nút thắt, vừa làm nút mở câu chuyện

26 tháng 12 2021

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

                                               Bạn tham khảo!

12 tháng 9 2021

Tham khảo

Hình ảnh “Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao” gợi nhớ trong đầu nhân vật tôi những kỉ niệm của ngày đi bẫy chim giữa cánh đồng. Đó cũng là tâm lí rất đỗi con trẻ và ngây thơ. Ranh giới giữa một cậu bé chỉ biết nô nghịch, vui đùa và một cậu bé lần đầu tiên đi học, ý thức về một môi trường mới vẫn nhập nhằng khiến kỉ niệm bất giác tràn về xen lẫn tiếng phấn viết bảng của thầy trong lớp. Và tiếng phấn ấy đã đưa nhân vật tôi trở lại với không khí của lớp học : “Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc : Bài viết tập : Tôi đi học”. Đó là cách kết thúc tự nhiên, bất ngờ. Dòng chữ : “Tôi đi học” vừa khép lại bài văn và mở ra một thế giới mới, một bầu trời mới, một khoảng không gian, thời gian mới, một tâm trạng, một tình cảm mới trong cuộc đời đứa trẻ. Dòng chữ ấy xuất hiện theo bàn tay viết phấn của thầy trên bảng, những dòng chữ mà cậu bé đánh vần lần đầu trong cuộc đời đi học như một niềm tự hào hồn nhiên và trong sáng của nhân vật tôi và cũng là của chính nỗi lòng chúng ta khi nhớ về lần đầu tiên đi học đó.

12 tháng 9 2021

*Bạn tham khảo nha*

Trong văn bản "Tôi đi học", Thanh Tịnh có viết:"Một con chim liệng đến đứng trên bờ cửa sổ hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao" . Câu văn chứa hình ảnh gợi liên tưởng đến những em học sinh mới vào lớp 1. Tác giả sử dụng hình ảnh này để so sánh các em học sinh lớp 1 cũng giống như những chú chim tập bay. Lúc đầu các em sẽ e sợ, rụt rè khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa lớp 1 giống như chú chim non đứng trên cây sợ bay, sợ những nguy hiểm ngoài kia. Tuy nhiên, các em cũng giống như những chú chim non muốn bay muốn khám phá thế giới mới lạ kì diệu nhưng còn nhiều điều bỡ ngỡ rụt rè. Câu văn này là hình ảnh miêu tả đặc sắc về những em học sinh mới vào lớp 1, vừa muốn khám phá thế giới mới nhưng còn bỡ ngỡ và nhiều điều rụt rè, e sợ. Chao ôi, và rồi những chú chim ấy sẽ sải cánh bay xa đến những chân trời mơ ước nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh và nghị lực của chính các em! Những ước mơ của em sẽ thành công và các em sẽ đến được những chân trời mà mình khao khát. Tóm lại, đây là một hình ảnh đẹp gợi liên tưởng đến những em học mới bước vào ngưỡng cửa lớp 1, vừa muốn đi nhưng cũng còn nhiều e sợ, rụt rè.