K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 10 2017

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông ( tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham trị chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông :

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông ?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay :

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo

 
6 tháng 2 2017

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông ( tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham trị chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông :

- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông ?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay :

 

- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

25 tháng 11 2021

tham khảo

Trong những ngày tháng, mà người dân ta đang phải cùng chung sống với đại dịch Covid-19, thì những tấm lòng nhân hậu là thứ vô cùng quý giá, và có ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm qua em đã may mắn chứng kiến một tấm lòng nhân hậu như thế.

 

Hôm qua, em và mẹ cùng đi chợ để mua lương thực dự trữ cho một tuần tới. Lúc vào mua đồ, em có nhìn thấy một chú mua rất nhiều sữa, bánh và mì tôm. Chất đầy thành ngọn núi nhỏ trên hai chiếc xe đẩy. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người xì xào qua lại. Khiến em vô cùng khó hiểu. Sao chú ấy lại mua nhiều đến vậy. Chừng đấy mì tôm, sữa, bánh thì phải ăn đến bao giờ, rồi xếp trong nhà thì sẽ chật lắm. Mãi đến lúc tính tiền xong, ra khỏi siêu thị, em vẫn băn khoăn suy nghĩ ấy.

Trên đường về, em chờ mẹ ghé vào đổ xăng, thì lại tình cờ nhìn thấy chú vừa nãy đang đứng gỡ đồ đã mua xuống khỏi yên xe máy. Em cảm thấy rất lạ. Bởi sau chú không đi về nhà, mà dừng ở đầu ngõ như thế. Nhưng rồi, hành động của chú đã khiến em rất bất ngờ và cảm động. Chú ấy chia mì tôm, sữa bánh thành từng suất rồi phát cho những ngôi nhà trọ nhỏ ở trong con ngõ. Từ bên trong, những cụ già, cô cậu bé trạc tuổi em vui sướng đi ra nhận đồ và cảm ơn chú rối rít. Lúc này, em hiểu được rằng, chú ấy mua nhiều đồ như vậy, không phải cho bản thân mình, mà là để dành cho những người khó khăn đang sống trọ trong con hẻm nhỏ.

Về đến nhà, em vẫn nhớ mãi về hình ảnh mình vừa thấy. Chú ấy thực sự là một con người có trái tim nhân hậu, ấm áp. Nhờ những con người như chú ấy, mà mọi người không ai bị bỏ lại phía sau, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.

  
26 tháng 2

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.

Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.

17 tháng 10 2017

Câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề la "Một tấm lòng vàng" được mẹ tôi kể cho tôi nghe vào tối chủ nhật tuần trước. Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh lớp mười hai trường chuyên. Còn bà Năm Hợi, một bà lão láng giềng với chị Quỳnh Hương. Bà co ba người con, tất cả đều hy sinh trong kháng chiến Chống Mĩ. Vừa qua bà được chính phủ phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà không có cháu chắt gì cả sống thui thủi một mình nên chị Quỳnh Hương thương bà lắm. Thường ngày chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng bóp chân… cho bà những lúc trở trời hơi gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Năm như bà ruột của mình. Có một lần do bận ôn thi học kì, cả hai ngày chị không sang thăm bà được. Sáng hôm đó, chị tranh thủ chạy qua với bà một tí. Đứng ngoài sân chị gọi hai ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị đẩy cửa bước vào, căn nhà lạnh lẽo không một tiếng động. Thấy bà nằm co ro trên giường, chị la to: "Bà! Bà ơi ! Bà làm sao thế, hở bà ? Chị vỗi giở chiếc khăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt nhìn chị Hương thều thào nói trong hơi thở: " Cháu đến với bà đó à! Bà thấy mệt, chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dạy mà không cựa được mình"

- Suột hai ngày nay, bà chưa ăn gì hở bà ? Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!

Rồi chị đỡ bà dạy, lấy đầu xoa bóp cho bà. Một lúc sau, bà Năm tỉnh hẳn. Chị để bà ngồi tựa vào thành giường rồi vội vã chạy ra tiệm phở mua cho bà tô cháo hành.

Đời chị Hương cũng quá ư vất vả, bất hạnh. Mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy, chị đã thấm thía cảnh cô đơn bóng chiesc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Năm và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ.

Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:

- Bà ăn chút cháo cho khỏe, bà nhé!

Rồi chị đút từng muỗng cháo cho bà, chăm bà như trước đây mẹ tôi đã chăm sóc cho ngoại tôi như thế

Chao ôi! Chị Hương thật tuyệt. Chị là tấm gương là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh mà chúng ta cần noi theo

Câu chuyện về chị Quỳnh Hương. Một tấm lòng vàng là thế đấy

8 tháng 12 2021

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

9 tháng 8 2017

Câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề la "Một tấm lòng vàng" được mẹ tôi kể cho tôi nghe vào tối chủ nhật tuần trước. Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh lớp mười hai trường chuyên. Còn bà Năm Hợi, một bà lão láng giềng với chị Quỳnh Hương. Bà co ba người con, tất cả đều hy sinh trong kháng chiến Chống Mĩ. Vừa qua bà được chính phủ phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"

Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà không có cháu chắt gì cả sống thui thủi một mình nên chị Quỳnh Hương thương bà lắm. Thường ngày chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng bóp chân… cho bà những lúc trở trời hơi gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Năm như bà ruột của mình. Có một lần do bận ôn thi học kì, cả hai ngày chị không sang thăm bà được. Sáng hôm đó, chị tranh thủ chạy qua với bà một tí. Đứng ngoài sân chị gọi hai ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị đẩy cửa bước vào, căn nhà lạnh lẽo không một tiếng động. Thấy bà nằm co ro trên giường, chị la to: "Bà! Bà ơi ! Bà làm sao thế, hở bà ? Chị vỗi giở chiếc khăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt nhìn chị Hương thều thào nói trong hơi thở: " Cháu đến với bà đó à! Bà thấy mệt, chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dạy mà không cựa được mình"

- Suột hai ngày nay, bà chưa ăn gì hở bà ? Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!

Rồi chị đỡ bà dạy, lấy đầu xoa bóp cho bà. Một lúc sau, bà Năm tỉnh hẳn. Chị để bà ngồi tựa vào thành giường rồi vội vã chạy ra tiệm phở mua cho bà tô cháo hành.

Đời chị Hương cũng quá ư vất vả, bất hạnh. Mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy, chị đã thấm thía cảnh cô đơn bóng chiesc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Năm và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ.

Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:

- Bà ăn chút cháo cho khỏe, bà nhé!

Rồi chị đút từng muỗng cháo cho bà, chăm bà như trước đây mẹ tôi đã chăm sóc cho ngoại tôi như thế

Chao ôi! Chị Hương thật tuyệt. Chị là tấm gương là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh mà chúng ta cần noi theo

Câu chuyện về chị Quỳnh Hương. Một tấm lòng vàng là thế đấy

8 tháng 12 2021

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.

NG
13 tháng 10 2023

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

9 tháng 2 2019

Tôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Trùng Dương – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự - tỉnh Bạc Liêu mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.

Dương mồ côi cha từ lúc lên sáu tuổi. Cậu là con trai lớn, sau Dương còn có một em gái. Mẹ cậu tuy chưa già nhưng thường hay ốm đau. Gia đình lầm vào cảnh túng thiếu. Tuổi chưa lớn mà Dương phải lăn lóc giữa bụi đời để kiếm sống. Điều kì lạ là Dương học rất giỏi luôn đứng đầu lớp. Thời gian học ít cuộc sống thì thiếu thốn mọi bề mà cậu không bao giờ than vãn một điều.

Sáng nào cậu cũng đi bán vé số và mang theo cả cặp sách đi học. Nhờ mau mồm mau miệng và thái độ ôn tồn nhã nhặn nên bao giờ cũng bán hết trước mọi người. Những lúc như thế cậu ngồi ở ghế đá công viên học bài và làm bài. Chiều đi học tối cậu tranh thủ đi bán thêm một ít vé số ở các quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Dương cũng là người hết lòng vì bạn. Vào giờ giải lao Dương ngồi lại hướng dẫn thêm những bạn học yếu làm bài tập.

 

Trùng Dương đúng là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.

26 tháng 1 2018

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !

15 tháng 11 2018

Câu chuyện Buổi học thể dục mà năm ngoái chúng mình đã học, các cậu còn nhớ không ? Với mình, câu chuyện ấy, mình còn ghi đậm mãi trong lòng về hình ảnh của cậu Nen-li – một cậu bé tật nguyền mà không chịu thua kém bạn bè, quyết tâm vươn lên cho bằng anh bằng chị. Cậu ta đúng là một con người không những có ý chí nghị lực mạnh mẽ mà còn có lòng tự trọng rất cao, không muốn để ai coi thường mình. Tôi còn nhớ rất rõ, khi bạn bè của Nen – li đã hoàn tất bài luyện tập leo trèo của mình thì đến lượt Nen –li. Nen – li được thầy miền . Ấy vậy mà cậu vẫn nằng nặc xin thầy cho tập bằng được. Khi thấy cậu leo, các bạn của cậu ai cũng sợ cậu tuột tay ngã xuống thì nguy hiểm lắm nhưng ai cũng động viên cậu. Nen-li rướn người nhích lên từng tí một . Lát sau cậu đã nắm chặt được cái xà. Thầy giáo khen cậu giỏi và bảo cậu xuống. Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà ngang như mọi người. Thế là cậu lại cố gắng tiếp tục. Cuối cùng cậu đã đặt chân lên được cái xà ngang. Rồi cậu đứng thẳng người lên nhìn các bạn của mình, mặt thật rạng rỡ. Mọi người không ai bảo ai đều đồng thanh hô : Hoan hô Nen – li !

Tôi rất cảm phục cậu bé . Dù tật nguyền vẫn quyết tâm vươn lên, không để ai coi thường mình. Tôi nghĩ các bạn cũng đều có chung với tôi một ý nghĩa tốt đẹp về Nen – li