K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc hiểu (4,0 điểm):  Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự lam lũ và khổ cực. Trong cuộc sống nhọc nhằn ấy, tôi khao khát thay đổi số phận của mình, nhưng tôi lại luôn buồn bã nghĩ rằng đó chỉ là ước mơ…Rồi thầy đến. Thầy đi lại rất khó khăn vì một chân của thầy bị teo do căn bệnh của thời thơ ấu. Nghe nói thầy vừa học xong đại học...
Đọc tiếp

 Đọc hiểu (4,0 điểm):

  Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Tuổi thơ của tôi gắn liền với sự lam lũ và khổ cực. Trong cuộc sống nhọc nhằn ấy, tôi khao khát thay đổi số phận của mình, nhưng tôi lại luôn buồn bã nghĩ rằng đó chỉ là ước mơ…Rồi thầy đến. Thầy đi lại rất khó khăn vì một chân của thầy bị teo do căn bệnh của thời thơ ấu. Nghe nói thầy vừa học xong đại học đại học ngoại ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh và quyết định đến thị xã xa xôi của Miền Nam này để công tác. Thầy dạy các lớp đại học tại chức và buổi tối thầy mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo…

 Thầy bắt đầu lớp học với những bài hát tiếng Anh vui nhộn. Những khi ngồi trong lớp học của thầy, tôi rất hạnh phúc vì thấy ấm áp tình người và quên đi hoàn cảnh khốn khổ của mình.”

                        ( Theo Nguyễn Thị Quế, Chaongaymoi.com, ngày 6/11/2008)

a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

     b. (0,5 điểm) Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn trích.

c. (1,0 điểm) Tìm trong đoạn trích một câu ghép và xác định cấu trúc câu.

d. (2,0 điểm)  Đoạn trích đã gợi lên trong em những suy nghĩ gì về tình thầy trò trong cuộc sống hiện nay.

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.Ban...
Đọc tiếp


I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sảo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dai Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết câu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích cấu tạo câu “Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.”. Cho biết mục đích của thành phần phụ trong câu?
Câu 5 (1,0đ). Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Trả lời trong khoảng 3 đến 5 dòng.

 

1
16 tháng 8 2021

1. PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

2. Tác giả sử dụng chi tiết: 

- Cánh diều mềm mại như cánh bướm.

- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.

- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

3. Biện pháp tu từ: so sánh.

Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của bầu trời đêm. 

4. Cấu tạo:

- Trạng ngữ: Chiều chiều, trên bãi thả

- Chủ ngữ: đám trẻ mục đồng chúng tôi

- Vị ngữ: hò hét nhau thả diều thi

➙ Câu đơn

➙ Thành phần phụ trạng ngữ. Mục đích: bổ sung cho nòng cốt câu.

5. Tham khảo

Cánh diều tuổi thơ với bao kỉ niệm, kí ức tươi đẹp sẽ theo tác giả tới suốt cuộc đời. Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của cuộc sống. Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiếc đấu cho cuộc đời chúng ta.

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường...
Đọc tiếp

Phần Đọc hiểu: : (4,0 điểm) Đọc kỹ đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

                   Trong một cuộc thi chạy  giữa rùa và thỏ, thỏ tuy chạy nhanh nhưng cuối cùng rùa là người thắng cuộc. Nhưng thỏ không phục, nó yêu cầu thi lại một lần nữa. Sau đó, thỏ dùng hết tốc lực chạy một mạch đến đích. Thỏ thắng, lần này rùa lại không phục, nó nói:’’Mỗi lần thi đều do anh chỉ định đường chạy, lần này tôi sẽ định đường thi chạy’’.Ở chặng đua đầu, thỏ vẫn là người chạy trước, nhưng khi đến bờ sông, thỏ không sao qua được. Nó chỉ đành dương mắt ngó rùa bơi qua sông. Thỏ đã thua, rùa lại thắng.

  Sau đó gặp nhau trong cuộc thi tiếp, thỏ nói: ‘‘Tại sao chúng ta cứ ăn thua với nhau như thế? Chúng ta hãy hợp tác nhé!’’. Thế là trên đất liền, thỏ cõng rùa chạy; đến bờ sông, rùa cõng thỏ trên lưng và cả hai vượt qua dòng nước.

  Cuối cùng, rùa và thỏ đều chiến thắng.

  ( Phỏng theo 50 câu chuyện làm thay đổi cuộc sống của bạn, NXB Đồng Nai 2010)

a)     Chỉ ra phương thức biểu đạt chính? 

b)    Nêu ngôi kể? Nhân vật chính là ai?                                                               

c)     Nêu tên BPTT và tác dụng của nó trong đoạn văn in đậm

d)    Câu chuyện để lai trong em những bài học gì                                                                       

3
5 tháng 3 2022

a, PTBĐ: Tự sự

b, Ngôi thứ 3. Nhân vật chính là Rùa và Thỏ

c, BPTT: Nhân hóa.

Tác dụng: Làm cho nhân vật thêm gần gũi, sinh động hơn

d, Nên biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để cùng giành được chiến thắng. 

5 tháng 3 2022

a)phương thức biểu đạt chính là tự sự
b)Ngôi kể thứ 3 . Nhân vật chính là rùa và thỏ
c)BPTT là j.
d)Câu chuyện để lại trong em những bài học là nên giúp đỡ người khác và mỗi người có điểm mạnh điểm yếu khác nhau 
:33

 

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống.

Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người hơn, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy.

                                                             (Trích Mác- xim Go-rơ-ki)

 Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm)

 Câu 2. Khi đọc sách nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? (0,5 điểm)

 Câu 3: Câu “Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và                                                  hăng hái.thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)

 Câu 4: Có nên thay đổi trật tự từ trong câu: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người hơn, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”.Vì sao? (0,75 điểm)

 Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? (0,75 điểm)

 Câu 6: Em hãy nêu vai trò của sách đối bản thân trong hiện tại ? (1,0 điểm)

0
Đề 1.I. Đọc hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông...
Đọc tiếp

Đề 1.
I. Đọc hiểu (4,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.
Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó
thuộc kiểu câu gì?
Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
 

2
3 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO ĐÁP ÁM Ở ĐÂY Ạ

https://thi.tuyensinh247.com/dap-an-de-thi-mon-van-vao-lop-10-tinh-hung-yen-2021-c29a62925.html

3 tháng 7 2021

Ơ em cũng ở Hưng Yên à?

1. PTBD: Biểu cảm

2. 2 từ láy: lấp loáng, mới mẻ

3. ''xanh biếc'': gợi lên hình ảnh một con sông hiền hòa, xinh đẹp

''nước gương soi tóc'' : nhân hóa ''soi'' ''tóc'' hàng tre, dòng sông đẹp như và sáng như gương, có thể nhìn rõ những hàng tre

''tâm hồn'' so sánh với ''buổi trưa hè'': tâm hồn trong sáng và tình yêu quê hương tha thiết

''tỏa'': bày tỏ mong muốn yêu hết dòng sông quê hương

4. TôiCN// giữ mãi mối tình mới mẻVN 

Đây là câu đơn

5. BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy tâm hồn trong sáng, yêu quê hương và tràn đầy sức sống của tác giả, cho thấy những tình yêu quê hương được vun đắp

Phần I:Đọc-Hiểu văn bản:*Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:   "Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết...
Đọc tiếp

Phần I:Đọc-Hiểu văn bản:

*Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

   "Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần, vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:

                              "Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

                               Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao..." 

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ ,cũng như các vị danh nhau xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa tự làm cho các đời hơn đời phải đây là lối sống thanh cao một cách xây dựng tinh thần một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác .

Câu 1:Đoạn trích trên trích tong tác phẩm nào,của ai?Nội dung của đoạn trích là gì?Nêu biểu hiện về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích

Câu 2:Chỉ ra nét đặc sắc về biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt trong đoạn trích trên

Câu 3:Từ lối sống của Bác,hãy viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch nêu suy nghĩ của bản thân về lối sống của thế hệ trẻ ngày nay.

 

1
24 tháng 9 2021

Câu 1: 
- Trong tác phẩm "phong cách Hồ Chí mInh"
- Của Lê Anh Trà
- Nội dung đoạn trích: vè đẹp phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
Câu 2;
- Tác giả kết hợp giữa bình và kể rất độc đáo; chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ, dùng từ Hán Việt rất hợp lý; sử dụng nghệ thuật đối lập.
 

...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (3,0đ): Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:​

Giữ cho khung cửa sổ của mình trong sáng là công việc của chính bạn. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể hỗ trợ ít nhiều, nhưng không ai có thể làm thay bạn công việc quan trọng này.​

Quyền lựa chọn giờ đây hoàn toàn thuộc về bạn. Bạn có thể để mặc khung cửa sổ của mình nguyên trạng như vậy với bụi bặm hay những vết ố màu của thời gian. Bạn có thể chấp nhận cứ mãi mãi đứng sau khung cửa sổ mờ mịt nhạt nhòa để nheo mắt nhìn ra một thế giới mà bạn không thể nào hiểu những gì đang xảy ra trong đó. Và cứ như thế, bạn sẽ sống một cách thụ động, tuyệt vọng, chán nản mà không bao giờ tìm thấy niềm vui. Bạn sẽ chỉ gặt hái được những kết quả nhỏ nhoi so với khả năng tiềm tàng của  mình mà lẽ ra với khả năng đó, bạn hoàn toàn có thể đạt được điều vĩ đại hơn.​

Khi cầm chiếc giẻ lau để bắt đầu công việc “làm sạch mới và tinh khôi” ô cửa sổ của mình, bạn sẽ thấy được ý nghĩa công việc mà bạn đang làm.​

Một ô cửa sổ tinh khôi, sáng trong sẽ làm bạn thanh thản, hạnh phúc và tràn đầy sinh lực. Cả một thế giới mới mẻ nằm gọn trong mắt bạn, qua ô kính sáng ngời. Bạn sẽ thấy muốn được sống, được làm việc, được phấn đấu, được cho đi và được chia sẻ.​

Bạn bắt đầu đặt ra cho mình các mục tiêu và  không ngừng nỗ lực làm việc, phấn đấu để thực hiện nó. Lúc đó, niềm tin trong bạn mới thực sự bắt đầu trào dâng.​

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.​

Câu 2. Theo tác giả văn bản, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta “chấp nhận cứ mãi mãi đứng sau khung cửa sổ mờ mịt nhạt nhòa để nheo mắt nhìn ra một thế giới” mà bản thân mỗi chúng ta “không thể nào hiểu những gì đang xảy ra trong đó”?​

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả văn bản lại cho rằng: “Giữ cho khung cửa sổ của mình trong sáng là công việc của chính bạn. Tôi hay bất cứ ai cũng có thể hỗ trợ ít nhiều, nhưng không ai có thể làm thay  bạn công việc quan trọng này”?​

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Khi cầm chiếc giẻ lau để bắt đầu công việc “làm sạch mới và tinh khôi” ô cửa sổ của mình, bạn sẽ thấy được ý nghĩa công việc mà bạn đang làm” không? Vì sao?​

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:(1) “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.

(2) Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, "Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn". Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”

(Sưu tầm)

Câu 1: Xác định 2 phép liên kết được sử dụng trong đoạn 2 của văn bản.

Câu 2: Tại sao tác giả lại nói: “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên: “Hãy thất bại một cách tích cực”.

Câu 4: Điều anh chị tâm đắc nhất qua đoạn trích là gì? Tại sao tác giả lại nói: … “thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống

0
Bài tập đọc hiểuĐọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầuCàng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác...
Đọc tiếp

Bài tập đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Càng nhiều tuổi, tôi càng nhận ra mức độ tác động của thái độ sống đối với cuộc đời của mỗi người. Theo tôi, thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế. Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp. Điều đáng chú ý nhất, đó là mỗi ngày chúng ta đều có quyền lựa chọn thái độ sống cho ngày hôm đó. Quá khứ chắc chắn ta không thay đổi được. Chúng ta cũng không thể thay đổi được sự thật rằng mỗi người có cách hành xử khác nhau. Chúng ta cũng không thể biến đổi những gì không thể biến đổi. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là thay đổi thái độ sống của chính mình. Tôi tin cuộc sống là 10% những gì xảy ra với tôi, và 90% còn lại nằm ở cách tôi phản ứng với sự việc đó. Và với bạn cũng tương tự như thế - ta là người quyết định thái độ sống của ta.

Charles Swindoll

(Trong sách Bài học cuộc sống của Brian E. Bartes, NXB Phụ nữ, 2014, tr.24)

Câu 1: Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Xác định chủ đề của đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả diễn đạt của một biện pháp tu từ trong đoạn sau: Nó quan trọng hơn cả quá khứ, hơn cả học thức, hơn cả tiền tài, hơn cả hoàn cảnh, hơn cả thất bại, hơn cả thành công, hơn cả những gì người khác nghĩ, nói hoặc làm. Nó hơn cả vẻ bề ngoài, tài năng hoặc kĩ năng. Nó có thể tạo dựng hoặc phá hủy cả một gia đình, một doanh nghiệp.

1
30 tháng 1 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2: Chủ để của đoạn trích: Thái độ sống còn quan trọng hơn cả những gì diễn ra trên thực tế