K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

- Sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái:

   + Tác giả làm nổi bật vấn đề gia tăng dân số, tạo sức hấp dẫn cho bài viết

   + Nhấn mạnh vấn đề gia tăng dân số có từ thời cổ đại còn tồn tại tới thời hiện đại.

   + Tốc độ gia tăng dân số kinh khủng bằng hình ảnh số thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt trái đất”…

=> Sự so sánh giúp người đọc dễ hình dung ra thực trạng vấn đề, qua đó cảnh tỉnh mọi người sự bùng nổ dân số đang diễn ra mạnh mẽ, cần có biện pháp khắc phục.

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? A. Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. B. Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân...
Đọc tiếp

Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?

A. Với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

B. Tác giả mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số.

C. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

D. Cả A, B, C đều đúng

1
19 tháng 7 2018

Chọn đáp án: D

19 tháng 4 2019

- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp số nhân của số thóc trên bàn cờ.

- Việc sử dụng câu chuyện này, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân số là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.

13 tháng 6 2017

Khi gắn nhân vật với bối cảnh chính trị và văn chương:

   + Ông là người đại diện cho tầng lớp người dân thống khổ dưới chế độ Nga hoàng

   + Ông trở về như sự báo trước “sứ mệnh của sự tổng hòa giải của nước Nga”

   + Cái chết của ông làm mọi người “yêu thương và cảm phục”

→ Khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử, xã hội, đất nước.

2 tháng 2 2021

a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:

- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.

- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.

b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":

* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.

* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:

- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.

- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.

- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.

=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.

* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:

- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.

- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.

* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:

- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.

- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.

Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :

Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

2 tháng 5 2021

Câu 1 :

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn - Trịnh - Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

Quang Trung có vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến:

-Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.

-Bảo vệ nền độc lập dân tộc.

-Lật đổ các chính quyền phong kiến Lê-Trịnh-Nguyễn.

-Đuổi tan các quân xâm lược Xiêm-Thanh.

-Có nhiều chính sách để xây dựng nền kinh tế đất nước. Giữ gìn nền văn hóa độc lập dân tộc.

-Chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chính sách quốc phồm đúng đắn.

-Đẩy mạnh tình hình chính trị, xã hội, văn hó, giáo dục,....

-> Vua Quang Trung đã góp nhiều công lao to lớn để xây dựng và giữ gìn đất nước.

Câu 2 :

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

9 tháng 1 2022

Câu truyện nào bn?

9 tháng 1 2022

câu chuyện nào bạn

9 tháng 10 2017

Câu chuyện gì ?

9 tháng 10 2017

Câu chuyên :

CÁI GIÁ CỦA SỰ TRUNG THỰC

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé”.Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi.Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. Bạn tôi trả lời. Như vậy tôi phảitrả cho ông 9 đô la tất cả.Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệmcho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm saomà biết được sự khác biệt đó chứ! ”Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp
Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ?

Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la. Em hiểu câu nói đó có ý nghĩa như thế nào ? 

Trả lời : Câu " Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la " có nghĩa là bạn của ông tác giả không muốn nói dối vì nếu nói dối con của bạn tác giả  sẽ học theo và sẽ dối trá theo như vậy. 

NG
25 tháng 12 2023

a. Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.

b. Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?

c. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.

d. Câu cuối cùng của bài viết tạo nên sự liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.

19 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Câu chủ đề là câu thâu tóm toàn bộ tư tưởng nội dung của văn bản, và thường mang ý nghĩa khái quát. Các câu còn lại thường xoay quanh giải thích chứng minh hay bình luận cho câu chủ đề 
Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề mà ta có các kiểu đoạn khác nhau : 
* Nếu câu chủ đề đứng ở đầu đoạn : ta có kiểu đoạn Diễn dịch 
* Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn : ta có kiểu đoạn Qui nạp 
* Nếu câu chủ đề đứng ở giữa đoạn : ta có kiểu đoạn Song hành 
* Ngoài ra, trong đoạn văn nghị luận, câu chủ đề có thể đứng ở đầu và cuối đoạn , sẽ tạo nên kiểu đoạn Tổng - Phân - Hợp

     #~Will~be~Pens~#

19 tháng 5 2019

Mk sorry nha, mk lớp 6 nhưng quên mất rồi, để lật sách ra xem lại !HIHI!