K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 3 2017

Mình không biết kẻ bảng :

Ở ngành nông nghiệp :

- Các nước đông dân sản xuất đủ lương thực : Trung Quốc, Ấn Độ.

- Các nước xuất khẩu nhiều gạo : Thái Lan, Việt Nam.

Ở ngành công nghiệp :

- Cường quốc công nghiệp : Nhật Bản.

- Các nước và vũng lãnh thổ công nghiệp mới : Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan.

19 tháng 12 2017

Ở ngành nông nghiệp :

- Các nước đông dân sản xuất đủ lương thực : Trung Quốc, Ấn Độ.

- Các nước xuất khẩu nhiều gạo : Thái Lan, Việt Nam.

Ở ngành công nghiệp :

- Cường quốc công nghiệp : Nhật Bản.

- Các nước và vũng lãnh thổ công nghiệp mới : Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan.

4 tháng 1 2022

địa lý 8 trang 23

Nhóm nước

Tên các nước và vùng lãnh thổ

Các nước công nghiệp mới

 Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan 

Các nước có mức độ công nghiệp cao song nông nghiệp

vẫn đóng vai trò quan trọng

 Trung Quốc, Ấn Độ , Ma-lai-xi-a, Thái Lan .

Các nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào

nông nghiệp

 Mi-an-ma , Băng - la đét ,  Lào , Nê-Pan, Cam-pu chia.

Các nước giàu nhưng trình độ phát triển kinh tế xã hội

chưa cao

 Bru-nây, Cô-oét, A-rập-xê-út.

Các nước công – nông nghiệp có các ngành công nghiệp

hiện đại

Trung Quốc , Ấn Độ , Pa-ki-xtan.

2 tháng 12 2019

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở nước ta

- Địa hình: Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, phần lớn là đồi núi thấp và có nhiều cao nguyên, là địa bàn thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp, đặc biệt nhiều nơi thuận lợi cho việc xây dựng các vùng chuyên canh.

- Đất trồng: Đất feralit chiếm diện tích lớn, có nhỉều loại khác nhau, thích hợp cho trồng nhiều loại cây công nghiệp.

+ Đất đỏ badan: Diện tích trên 2 triệu ha, phân bố tập trung ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có ở Bắc Trung Bộ... thích hợp cho cây cà phê, cao su, hồ tiêu...

+ Đất feralit trên đá phiến và đá mẹ khác: phân bố rộng rãi ở nhiều nơi, thích hợp cho cây chè và các cây khác...

+ Đất đỏ đá vôi: chủ yếu ở Trung du và miền núi phía bắc, thích hợp cho trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, thuốc lá...

+ Đất phù sa: tập trung ở các đồng bằng, thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp hàng năm; trên đất mặn, trồng cây cói, dừa...

+ Đất xám phù sa cổ: tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ, thích hợp với một số cây công nghiệp lâu năm như: điều, cao su... và một số cây công nghiệp hàng năm (mía, lạc, đậu tương, thuốc lá...).

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt lượng lớn, độ ẩm dồi dào... thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp.

+ Sự phân hoá theo chiều bắc - nam, tây - đông và độ cao, tạo điều kiện để trồng nhiều loại cây công nghiệp khác nhau, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới...

- Nguồn nước: nước mặt, nước ngầm đều dồi dào.

- Sinh vật: Một số giống cây công nghiệp có giá trị cao và thích hợp với điều kiện sinh thái ở nước ta.

b) Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp bao gồm cả công nghiệp chế biến là một hướng quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta, vì:

- Tạo ra sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn.

- Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tránh hư hỏng và hao hụt nông sản.

- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất lớn theo hướng nông nghiệp hàng hóa.

14 tháng 7 2018

Đáp án: C. các nước công nghiệp mới (NICs)

16 tháng 1 2017

Đáp án: D. Công nghiệp hóa

 

 

21 tháng 12 2021

Câu 1:
 

Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:

* Trồng trọt:

-  Cây lương thực:

+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.

+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ  và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.

- Cây công nghiệp lâu năm:

+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.

+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.

* Chăn nuôi:

- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..

- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.

Câu 2:

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm. Thời Cổ đại và Trung đại, nhiều dân tộc châu Á đã đạt tới trình độ phát triển cao của thế giới.

- Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhiều nước châu Á thành nơi cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá của đế quốc, ... Vì vậy đã làm cho nền kinh tế châu Á rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước đã giành được độc lập nhưng nền kinh tế đã kiệt quệ, đời sống người dân khó khăn. Mãi đến nửa cuối thế kỉ XX nền kinh tế mới có những chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều. Nhiều nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc, nhưng số lượng các quốc gia nghèo khó vẫn chiếm tỉ lệ cao.

15 tháng 11 2016

1.

+ Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định.

+ Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản.

+ Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.

+ Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.



 

16 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

tỉ lệ phần trăm của công nghiệp tăng thì một số sản phẩm nông nghiệp sẽ bi giảm sút.
ví dụ :cây sắn ngày xưa la cây nông nghiệp nhưng bây giờ trở thành cây công nghiệp vì qua máy chế biến ma bạn

25 tháng 3 2018

Đáp án: D. Nhóm nước đang phát triển

26 tháng 1 2016

a. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp:  là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội nước ta. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

b. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là vì:

- Có vị trí địa lí thuận lợi:

+ Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc, nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, lại nằm gần những vùng giàu tài nguyên về khoáng sản, lâm sản, thủy điện.

+ Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm của của vùng Đông Nam Bộ, nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế Tp. HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu. Tiếp giáp với những vùng tài nguyên, nằm gần tuyến giao thông quốc tế.

- Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. Đây là hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất nước ta.

            - Nguồn lao động dồi dào và có chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước, đặc biệt là TPHCM.

            - Là hai vùng thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

            - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Hà Nội và TP HCM là hai thành phố đông dân nhất cả nước. Năm 2006, dân số Hà Nội là 3,2 triệu người, dân số Tp. HCM là 6,1 triệu người.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế.  

29 tháng 12 2016

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:

- Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ha đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm ỏ trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.

- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.

- Tài nguyên:

+ Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía bắc, nguồn thủy năng trong hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông -lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng.

+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nên có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyện thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp; liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.

- Là hai thành phố có số dân đông nhất (năm 2008, số dân của Hà Nội là 6116,2 nghìn người, TP. Hồ Chí Minh là 6611,6 nghìn người), có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.

- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài.

- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.

- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.