K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2019

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Bài thơ có 3 khúc hát: khúc hát của người mẹ khi đang giã gạo nuôi bộ đội, lời ru của người mẹ khi đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi. Lời ru của người mẹ khi đang chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến Mĩ.

23 tháng 1 2017

Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà Ôi trong ba khúc hát, tương đương với ba đoạn, ba khúc hát ru:

- Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội

- Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng

- Khúc thứ ba: khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

27 tháng 5 2018

Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ

- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.

- Giọng điệu thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập

5 tháng 10 2017

Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”. Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát. Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”. Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

31 tháng 7 2018

●   Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.

●   Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát.

●   Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”.

●   Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

28 tháng 2 2022

Tham khảo

a) - Mặt trời của bắp: là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài.

- Mặt trời của mẹ: là em cu Tai, là niềm hạnh phúc của mẹ.

→ Đứa con bé bỏng chính là nguồn năng lượng, sự sống không thể thiếu của đời mẹ.

b)  Nếu mặt trời đem lại sự sống cho muôn loài, cho cây bắp trên lưng thì đứa con là niềm vui, nguồn sống, niềm hi vọng của người mẹ. Hình ảnh ẩn dụ độc đáo “mặt trời của mẹ” để diễn tả quy luật của tình mẫu tử, ở bề sâu tâm lí: đứa con đối với người mẹ là vô cùng quý giá và quan trọng, là tất cả đối với người mẹ.

28 tháng 2 2022

a) Mặt trời thứ nhất là hành tinh mang lại ánh sáng cho vạn vật . Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy.

b) Qua câu thơ trên, em cảm thấy tình cảm của mẹ dành cho đứa con là vô bờ bến. Chúng ta đều biết nếu không có mặt trời thì vạn vật sẽ không sống được và có lẽ, đối với mẹ, con là ánh sáng, là niềm tin, có lẽ với mẹ, không có con là mọi thứ xung quanh sẽ sụp đổ

 

7 tháng 7 2018

Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ (....) và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi. Lặp nhịp: Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.

14 tháng 1 2022

3

14 tháng 1 2022

B)ba người

30 tháng 3 2017

- Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.

- Mang nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

3 tháng 9 2017

Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái

Khác nhau:

●   "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ Tà Ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

●   "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái