K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2019

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Bài thơ có 3 khúc hát: khúc hát của người mẹ khi đang giã gạo nuôi bộ đội, lời ru của người mẹ khi đang tỉa bắp trên núi Ka- lưi. Lời ru của người mẹ khi đang chuyển lán, đạp rừng trong những năm tháng kháng chiến Mĩ.

23 tháng 1 2017

Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà Ôi trong ba khúc hát, tương đương với ba đoạn, ba khúc hát ru:

- Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội

- Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng

- Khúc thứ ba: khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.

27 tháng 5 2018

Bài thơ có 3 khúc, mỗi khúc có hai khổ thơ đều mở đầu bằng lời ru của tác giả, kết thúc bằng lời ru của mẹ

- Sự lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.

- Giọng điệu thể hiện tình cảm tha thiết, trìu mến của người mẹ dành cho đứa con, mong con lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà thống nhất, độc lập

5 tháng 10 2017

Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”. Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát. Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”. Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

31 tháng 7 2018

●   Có hai lời ru của hai người ru em cu Tai, một là lời ru của tác giả, một lời ru khác là của mẹ em “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời”.

●   Hai lời ru này hoà quyện vào nhau trong suốt bài thơ, tạo thành khúc hát ru độc đáo. Hai lời ru trong một khúc hát.

●   Mỗi lời ru gồm hai phần: Lời ru của tác giả và lời ru của mẹ em. Lời ru của tác giả kể ra những công việc mẹ em làm. Lời ru của mẹ em mong ước về em và về kết quả công việc. Âm điệu có phần lặp lại nhưng vẫn có phần phát triển làm cho lời ru vừa du dương lại vừa biến hoá. Không phải là lời ru buồn quen thuộc với những “sung chát đào chua”, với những “con cò” và “cơn mưa mù mịt”.

●   Nội dung bài thơ là những công việc của một bà mẹ kháng chiến: giã gạo nuôi bộ đội; phát rẫy tỉa bắp, lấy lương thực cho làng kháng chiến; chuyển lán, đạp rừng đánh Mĩ. Tình cảm của mẹ không chỉ dành cho con trai bé bỏng, mà còn dành cho bộ đội, cho dân làng, cho lãnh tụ và đất nước. Đấy chính là những nét mới mẻ, độc đáo của bài hát ru.

7 tháng 7 2018

Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ (....) và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi. Lặp nhịp: Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.

30 tháng 3 2017

- Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.

- Mang nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.

- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.

3 tháng 9 2017

Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái

Khác nhau:

●   "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ Tà Ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.

●   "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái

25 tháng 2 2018

- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

4 tháng 9 2017

Người phụ nữ Việt Nam dù Kinh, dù Thượng cũng đều hiền hậu, dị dàng, hết lòng thương chồng, thương con, thương cháu, chịu đựng, hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân.

* Người bà trong bài thơ “bếp lửa” hiện lên qua những kỉ niệm của đứa cháu ở xa, ngày ngày lụi hụi nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, hết lòng chăm nom cháu, để bố mẹ nó yên tâm công tác.

   + Nhớ về tuổi thơ, nghĩ về bếp lửa, tác giả lại nhớ, lại nghĩ đến hình ảnh người bà thương yêu- một hình ảnh xuyên suốt bài thơ lúc nào cũng chập chờn lay động: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm. Một bếp lửa ấp iu nồng đượm. Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

   + Đặc biệt hình ảnh người bà bỗng nhiên trở nên cao lớn, vĩ đại khi Bằng Việt nhớ về những năm tháng đau thương vất vả. Mặc kệ “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, mặc cho chiến tranh tàn phá khổ đau chất chồng, bà lúc nào cũng “đinh ninh” dặn cháu: “Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”! Bà là hiện thân cụ thể nhất, sinh động nhất cho hậu phương lớn. Dẫu có thế nào đi chăng nữa thì không có gì có thể lay chuyển được niềm tin dai dẳng của bà vào tương lai được:

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhenMột ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵnMột ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Không còn là bếp nữa rồi, bây giờ là ngọn lửa luôn cháy trong lòng bà. Có người nói, cứ quay ngược trái tim người sẽ thành hình ngọn lửa. Vậy thì, ngọn lửa chính là trái tim, là tấm lòng, tâm hồn của bà như bao nhiêu người Việt Nam đó. Một niềm tin bất diệt lạ lùng truyền sang cho cháu một cách tự nhiên.

   + Nhà thơ khẳng định chắc chắn rằng bếp lửa là hoá thân cụ thể của bà và bà cũng chính là bếp lửa sưởi ấm tâm hồn nhà thơ mà bà luôn nhóm: “nhóm bếp lửa ...... tuổi nhỏ”. Tình cảm của bà thật bao la, giản dị như khoai sắn, và cũng đậm đà như khoai sắn. Qua thời gian, qua bom đạn, tình cảm ấy càng thiêng liêng, ân tình thuỷ chung....

- Hình ảnh của bà, tình yêu của bà, đức tin của bà qua hồi tưởng và suy ngẫm của đứa cháu đã lớn suy rộng ra là hình ảnh, tình yêu của quê hương đất nước đối với ta.

* Hình ảnh người mẹ trong bài thơ “khúc hát ru......” là hình ảnh người phụ nữ Tà -Ôi miền Tây Thừa Thiên Huế, chịu đựng gian khổ, nuôi con, góp phần đánh Mĩ: tỉa bắp, giã gạo, địu con đi giành trận cuối, luôn mơ cho con những giấc mơ đẹp, trở thành chàng trai khoẻ mạnh, thành người tự do, thành người chiến sĩ Trường Sơn. Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những lời ru của tác giả và những lời ru con của chính mẹ.