K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng ngoài nổ ra lẻ tẻ, chưa kết hợp với nhau. Đó cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa này.

14 tháng 9 2023

- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII

- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra

Diễn biến chính

Nguyễn Hữu Cầu
(1741-1751)

- Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... 

- Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.

Hoàng Công Chất
(1739-1769)

Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam
khởi nghĩa. Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được
nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ. Ông có công bảo
vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống sau
khi ông mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

Nguyễn Danh Phương
(1740-1751)

- Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt
động ra các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang. Uy thế của
nghĩa quân ngày một lên cao. 

- Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo: Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)

Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hoá, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.

Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.

Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.

Ngày 25/2/1767, Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy, cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị chính quyền Lê - Trịnh dập tắt.

2 tháng 3 2016

Phong trào nông dân Đàng Ngoài:

a.Nguyên nhân

- Từ đầu thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng, bộ máy quan liêu phong kiến nặng nề, ăn bám xã hội.

- Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, bị bóc lột nặng nề bằng tô thuế, lao dịch,… thiên tai mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt. Người nông dân muốn duy trì cuộc sống của mình, không còn con đường nào khác là phải nổi dậy chống lại chính quyền thống trị.

b.Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

- Năm 1741-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nổ ra ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương.

- Năm 1740-1751: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở Vĩnh Phúc.

- Năm 1739-1769: Khởi nghĩa Hoàng Công Chất lúc đầu ở Thái Bình, Hưng Yên; sau chuyển lên Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.

- Năm 1738-1770: Khởi nghĩa của Lê Duy Mật ở thượng du Thanh Hóa.

c.Ý nghĩa lịch sử

- Giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của chính quyền họ Trịnh, làm cho chế độ phong kiến Đàng Ngoài càng lâm vào khủng hoảng sâu sắc.

- Chuẩn bị cho sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

 

 

Trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nước ta từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII đã xuất hiện nhiều văn kiện quan trọng, em hãy nêu: tên các văn kiện cùng với tên tác giả và bối cảnh cuộc kháng chiến mà qua đó, nêu nội dung và phân tích ý nghĩa của văn kiện cuối cùng ở cuối thế kỉ XVIII (đoạn trích dẫn quan trọng nhất)?

21 tháng 4 2022

THAM KHẢO:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)  hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

 

Cuộc khởi nghĩa mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời.

Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

21 tháng 4 2022

bạn tham khảo nha

 

Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài như:

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) nổ ra ở Sơn Tây.

- Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751)  hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

chúc bạn học tốt nha.

3 tháng 4 2022

- Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng, Nguyễn Danh Phương , Nguyễn Hữu Cầu,...

Nhận xét:

- Đều chống chính quyền Lê-Trịnh.

- Thu hút người dân tham gia, nhất là nông dân.

- Diễn ra lẻ tẻ, phân tán, tự phát, chưa có sự lãnh đạo thống nhất .

-...

3 tháng 4 2022

Tham khảo:

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) lấy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) làm căn cứ và lan ra khắp các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) hoạt động rộng rãi khắp Hải Phòng, Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) vùng Sơn Nam, Tây Bắc.

14 tháng 9 2023

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

Tham khảo:

Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...

- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):

+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.

+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.

+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):

+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.

+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.

- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):

+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.