K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 7 2018

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ có thể được sáng tác trong thời gian Chu Mạnh Trinh tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể Hương Sơn

Đáp án cần chọn là: A

24 tháng 3 2017

- Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời

+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả

31 tháng 10 2021

Tham khảo!

Câu 1:

- Năm sinh - năm mất: 701 - 762

- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên

- Quê quán: ở Tam Cúc

- Cuộc đời:

Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.

- Đặc điểm thơ Lí Bạch:

Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóngHình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩNgôn ngữ tự nhiên mà điêu luyệnÔng thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn

Câu 2:Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.

Câu 3:

Thể thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư)Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường luậtKhông gò bó, bắt buộc tuân thủ theo các niệm luật và phép đối như thơ đườngSố chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì không hạn định

Câu 4:Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

- Gồm 2 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 12 câu thơ đầuCảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả
Phần 22 câu thơ cuốiNỗi nhớ quê hương của tác giả
13 tháng 12 2021

tham khao:

 

thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm:

Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ.Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1,2,4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.

Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ: tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ.

21 tháng 6 2019

Về thể loại, Hương Sơn phong cảnh ca giống thể loại bài thơ Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ), cùng là thể hát nói.

Đáp án cần chọn là: B

27 tháng 2 2017
Ba khổ giữa miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Rừng mơ, suối Yến, tiếng chim ca thỏ thẻ "vườn hoa", dáng cá "lững lờ" dưới dòng nước trong veo, phẳng lặng, tiếng chuông chùa ngân nga... là những hình ảnh sinh động biến hoá như có hồn. Bức tranh phong cảnh vừa hiện thực vừa mang màu sắc huyền thoại lãng mạn được dệt nên bởi nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá: "chim cúng trái", "cá nghe kinh", cách phối thanh, phối hình tài hoa tinh tế đã gợi lên được thần thái Hương Sơn. Âm điệu của "tiếng chày kình" (tiếng chuông chùa) như dẫn dụ du khách vào giấc mộng cõi tiên cảnh để tâm hồn được cao khiết, thánh thiện hơn. Khung cảnh thiên nhiên đẹp như trong cõi mộng và không gian tĩnh lặng đã khiến cho “khách tang hải giật mình”. Cái giật mình ấy vừa làm nổi bật lên vẻ tĩnh lặng của không gian vừa diễn tả được sự say sưa của khách khi đứng trước cảnh đẹp Hương Sơn. Qua đoạn thơ, những lớp lang trập trùng cao thấp của thắng cảnh Hương Sơn lần lượt hiện lên như mời gọi, như mê hoặc. Sự lặp lại đại từ chỉ định “này” được lặp lại 4 lần để liệt kê 4 thắng cảnh tiêu biểu nổi tiếng gắn với những huyền thoại li kì về cửa phật đã nhân lên cảm xúc say sưa khoan khoái. Tiếp theo là những câu thơ giàu chất hoạ, chất nhạc với các từ láy gợi hình “long lanh”, “thăm thẳm”, “gập ghềnh” vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động”.
27 tháng 2 2017
Ba khổ giữa miêu tả cảnh đẹp cụ thể của Hương Sơn. Rừng mơ, suối Yến, tiếng chim ca thỏ thẻ "vườn hoa", dáng cá "lững lờ" dưới dòng nước trong veo, phẳng lặng, tiếng chuông chùa ngân nga... là những hình ảnh sinh động biến hoá như có hồn. Bức tranh phong cảnh vừa hiện thực vừa mang màu sắc huyền thoại lãng mạn được dệt nên bởi nghệ thuật ẩn dụ nhân hoá: "chim cúng trái", "cá nghe kinh", cách phối thanh, phối hình tài hoa tinh tế đã gợi lên được thần thái Hương Sơn. Âm điệu của "tiếng chày kình" (tiếng chuông chùa) như dẫn dụ du khách vào giấc mộng cõi tiên cảnh để tâm hồn được cao khiết, thánh thiện hơn. Khung cảnh thiên nhiên đẹp như trong cõi mộng và không gian tĩnh lặng đã khiến cho “khách tang hải giật mình”. Cái giật mình ấy vừa làm nổi bật lên vẻ tĩnh lặng của không gian vừa diễn tả được sự say sưa của khách khi đứng trước cảnh đẹp Hương Sơn. Qua đoạn thơ, những lớp lang trập trùng cao thấp của thắng cảnh Hương Sơn lần lượt hiện lên như mời gọi, như mê hoặc. Sự lặp lại đại từ chỉ định “này” được lặp lại 4 lần để liệt kê 4 thắng cảnh tiêu biểu nổi tiếng gắn với những huyền thoại li kì về cửa phật đã nhân lên cảm xúc say sưa khoan khoái. Tiếp theo là những câu thơ giàu chất hoạ, chất nhạc với các từ láy gợi hình “long lanh”, “thăm thẳm”, “gập ghềnh” vẽ ra vẻ đẹp mộng ảo, thần tiên huyền bí của “Nam thiên đệ nhất động”.
26 tháng 5 2017

- Bài thơ được viết nhân lần tác giả tình cờ về thăm quê vào năm 744, khi ông đã 86 tuổi.