K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

22 tháng 9 2016

KB:

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một đoạn văn hay, tiêu biểu cho bút pháp tả thực tài tình của Ngô Tất Tố. Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả và đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nối bình dị, tự nhiên của đời sống hằng ngày. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ riêng. Ngôn từ của tên cai lệ thì thô lỗ, đểu cáng. Lời lẽ của chị Dậu khi thì thiết tha mềm mỏng, khi đanh thép quyết liệt. Lời lẽ của bà cụ hàng xóm thì thật thà, hiền hậu… Lời ăn tiếng nói của nông dân được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, rất hợp cảnh, hợp tình.Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.Chị Dậu mộc mạc, hiền dịu, vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng… nhưng hoàn toàn không yếu đuối, trái lại vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tỉnh thần phản kháng tiềm tàng. Khi bị đẩy tới bước đường cùng, chị đã vùng dậy chống trả quyết Hệt. Đó là thái độ cứng còi, bất khuất, dám đối đầu với cái ác trong xã hội. MB:Ngô Tất Tố (1893 – 1954), quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc Đông Anh, Hà Nội; là một nhà Nho sống ở nông thôn, có vốn hiểu biết Hán học khá sâu rộng, ông nổi tiếng trên lĩnh vực báo chí và văn chương trong giai đoạn đầu thế kỉ XX. Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố và trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945. Tác giả lấy đề tài từ một vụ thu thuế hàng năm ở một làng quê Bắc Bộ, qua đó phản ánh số phận bi thảm của nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Có thể nói tác phẩm Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. 
3 tháng 3 2018

- Mở bài: Nhìn chung phần mở bài có nhiệm vụ giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề

- Thân bài: Sắp xếp các luận điểm, luận cứ trong luận điểm theo một trình tự logic (quan hệ chỉnh thể - bộ phận; quan hệ nhân - quả; diễn biến  tâm trạng,…)

- Kết bài: Tóm lược nội dung đã trình bày hoặc nêu những nhận định, bình luận, nhằm khơi gợi suy nghĩ cho người đọc.

12 tháng 4 2017

- Mở bài 1:

    + Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945

    + Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

- Mở bài 2

    + Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm

    + Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu

- Mở bài 3:

    + Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

    + Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao

27 tháng 7 2018

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

Phần Từ...đến... Nói điều gì? Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. Nói lên sự xuất hiện của cái cối. Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bài từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

- Tả hình dáng:

     + Vành cối, áo cối

     + Hai tai cối

     + Hàm răng cối

     + dăm cối, cần cối

     + cái chốt

     + cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

- Tả công dụng:

     + Đổ thóc vào cối

     + xung quanh cối.

     + vành cối

     + tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

15 tháng 3 2017

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

17 tháng 2 2019

a. Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.

- Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú

Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.

- Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.

- Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.

b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):

- Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng.

- Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.

Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tá âm thanh ro ro thật êm tai)

d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:

Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chủ dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.

Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với "con ngựa sắt của mình": Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó. 

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

30 tháng 8 2019

a) Ghi các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn trên :

M : - Mở bài : Từ đầu đến chiếc xe đạp của chú.

- Thân bài: ở xóm vườn đến chú đưa chân đá ngược ra sau . - Nó đá đó.

- Kết bài: đám con nít cười rộ chiếc xe của mình.

b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào ?

Tả bao quát về ngoài chiếc xe : là chiếc xe đẹp nhất không có chiếc nào sánh bằng.

- Những đặc điểm nổi bật:

     + Xe màu vàng, hai cánh vành láng bóng, khi ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai.

     + Giữa tay cầm gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh giữa vàng lấm tấm đỏ, có khi cắm một cành hoa.

 

- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe :

     + Bao giờ dừng xe, chú cũng rứt cái giẻ dưới yên, lau sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm.

     + Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.

     + Chú dặn bọn trẻ đừng đụng vào chiếc xe .

     + Chủ rất hãnh diện với chiếc xe của mình.

     + Chú gắn lên giữa tay cầm hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa.

c) Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng những giác quan nào ?

- Bằng mắt : thấy: chiếc xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, giữa tay cầm là hai con bướm.

- Bằng tai : Khi ngừng đạp, xe cứ ro ro thật êm tai.

d) Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài. Lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?

Lời kể xen lẫn lời tả Lời kể nói gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa / Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ, chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt/ chú dặn bọn nhỏ: "Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây", (chú hãnh diện với chiếc xe của mình). Lời kể xen lẫn lời miêu tả như những câu trên nói lên tình cảm của chú Tư, với chiếc xe đạp.
18 tháng 9 2023

a. Bài văn trên có 3 phần.

Đó là:

- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp. 

- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình. 

b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.

c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:

- Đoạn 1: Các bạn trong  lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp. 

- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến. 

- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.

- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp. 

d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:

- Trước giờ sinh hoạt lớp: 

+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí". 

+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.

-  Trong giờ sinh hoạt lớp:

+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,.. 

+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.

e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.

g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động.