K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2019

Khi lên cao lớp không khí càng mỏng và loãng nên áp suất giảm, như vậy nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao

⇒ Đáp án A

23 tháng 9 2018

A

Khi lên cao, lớp không khí càng mỏng và loãng nên áp suất giảm, như vậy nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được...
Đọc tiếp

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỆ TINH NHÂN TẠO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Khi đo đạc vật chất phun ra từ miệng núi lửa Pinatubo năm 1991, vệ tinh phát hiện do tro bụi của núi lửa che phủ làm cho nhiệt độ của Trái Đất giảm đi 1 độ C. Khói các nhà máy công nghiệp thải ra cũng ảnh hưởng đến khí hậu nên vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát và đo đạc những hiện tượng này. Có vệ tinh được dùng để giám sát các khí thể trong tầng khí quyển, nó chú ý đến ozon. Tầng ozon là áo giáp của Trái Đất chỗng lại những bức xạ có hại - tia tử ngoại đến từ Mặt Trời. Những năm 90 con người cho rằng tầng ozon giảm đi là do các rác thải hóa học. Ở trên bầu trời Nam Cực vệ tinh đã phát hiện ra một lỗ thủng ozon lớn và nó vẫn tiếp tục mở rộng ra. Về nguyên nhân dẫn đến tầng băng ở hai cực dần dần tan ra, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận thống nhất. Hiện nay vệ tinh vẫn tiếp tục tìm kiếm nguyên nhân, rất có thể sự nóng lên của Trái Đất là quá trình điều chỉnh; cũng có thể do con người gây ra nhưng bất luận thế nào thì chỉ cần nhiệt độ tăng lên một chút nữa cả vùng Tây Bắc Âu sẽ bị chìm trong biển nước.

Một con tàu chở dầu gặp sự cố, dầu bị rò rỉ là một nguy hiểm đối với môi trường. Khi đó các bức ảnh chụp được từ vệ tinh có thể giúp chúng ta cách xử lí, cho chúng ta biết phạm vi ô nhiễm và nên bắt tay từ hướng nào. Vệ tinh còn giúp chúng ta phát hiện ra những vùng biển có dầu phủ do một nguyên nhân nào đó như bức ảnh vệ tinh chụp ở vùng biển Cô-oét trước và sau khi chiến tranh vùng Vịnh nổ ra.

Ở lưu vực sông Amazôn, hệ thống sinh thái đang bị uy hiếp nghiêm trọng, rừng nhiệt đới đang dần dần biến mất, nơi cung cấp 1/4 lượng ôxi cho Trái Đất đang bị tàn phá. Tàu vũ trụ đã chụp được cảnh tàn phá của rừng và nạn cháy rừng, các hình ảnh mà vệ tinh gửi về làm cho chúng ta thực sự lo lắng. Vệ tinh không chỉ quan sát mà còn có thể giúp chúng ta sử dụng đất đai một cách tốt nhất, nó cung cấp cho các nhà qui hoạch viễn cảnh mới của việc phát triển một thành phố và ngoại ô. Các vệ tinh này tiến hành chụp ảnh vào một khu nào đó trên Trái Đất từ nhiều vị trí trên quỹ đạo; thông qua xử lí các bức ảnh này chúng ta có một cảnh không gian ba chiều, thông qua xử lí của máy vi tính chúng ta biết nên đặt các công trình ở đâu. Các rađa lắp trên vệ tinh có thể giúp thị lực của chúng ta xuyên qua lớp tro bụi của núi lửa như thể hiện lại dung nham của núi lửa ở Philipin, phát hiện ra các lòng sông bị chôn vùi dưới sa mạc Sahara...Vệ tinh cung cấp những thông tin quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, cung cấp các tin tức về đại dịch mùa màng như phát hiện ra nạn châu chấu. Từ trên vệ tinh có thể thấy được khu vực châu chấu đẻ trứng làm cơ sở để máy bay đi phun thuốc tiêu diệt chúng. Như vậy có thể thấy rằng vệ tinh là lính tuần tiễu của Trái Đất chúng ta.

Bước đầu tiên trong chuyến du lịch không gian là nhận thức lại Trái Đất quê hương của chính chúng ta. Vệ tinh ứng dụng trực tiếp phục vụ cuộc sống và kinh tế quốc dân như các ngành thông tin khí tượng, vận tải...Bên cạnh đó còn một loại vệ tinh nữa được gọi là vệ tinh khoa học, chúng có nhiệm vụ ngắm thẳng về phía các thiên thể. Trên những vệ tinh này người ta cho lắp đặt các kính viễn vọng quang học và phản xạ, trong điều kiện vũ trụ không có những nhiễu loạn do bầu khí quyển gây ra, độ nhạy của các kính này được cải thiện có thể nhìn được rõ và xa hơn. Sau khi có cái nhìn từ ngoai tầng khí quyển, con người dõi mắt đến những vùng sâu hơn của vũ trụ và bắt đầu đưa máy thăm dò đến những thiên thể ở xa trong hệ Mặt Trời.

0
TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng...
Đọc tiếp

TRÁI ĐẤT HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

Lịch sử kiến tạo Trái đất của chúng ta được khắc họa từ thời điểm bắt đầu hình thành trong vũ trụ, cách đây khoảng 4,55 tỷ năm. Cũng như các hành tinh khác thuộc hệ Mặt trời, Trái đất ra đời từ tinh vân Mặt trời (đám mây bụi và khí dạng đĩa còn sót lại từ sự hình thành Mặt trời). Quá trình hình thành Trái Đất được hoàn thiện trong vòng 10 đến 20 triệu năm.

Đoạn clip mô tả, Trái đất khi mới hình thành trông giống như địa ngục hơn là ngôi nhà cho sự sống. Lúc đó, nhiệt độ trên hành tinh của chúng ta lên tới trên 1.093 độ C. Trái đất không có không khí, chỉ có các-bon điôxít, nitơ và hơi nước. Nó nóng bỏng và độc hại tới mức chỉ cần tiến lại gần, tất cả sẽ bị thiêu rụi thành tro chỉ trong vài giây.

Trái đất thuở sơ khai là một quả cầu sôi sục dung nham với một đại dương nham thạch bất tận. Khí thải và các hoạt động của núi lửa tạo ra các yếu tố sơ khai của bầu khí quyển. Lớp vỏ ngoài của Trái Đất ban đầu ở dạng nóng chảy, sau nguội lạnh dần thành chất rắn trong khi nước bắt đầu tích tụ trong khí quyển. Quá trình ngưng tụ hơi nước cùng với việc băng và nước ở dạng lỏng được các sao chổi, thiên thạch cũng như các tiền hành tinh lớn hơn vận chuyển tới bề mặt Trái đất đã tạo ra các đại dương.

Cách đây khoảng 4,53 tỷ năm, Trái đất đã có cú va chạm sượt qua với Theia - một hành tinh trẻ khác có kích thước bằng sao Hỏa và khối lượng bằng khoảng 10% khối lượng hành tinh của chúng ta. Kết quả là, một phần khối lượng của Theia đã sáp nhập vào Trái Đất, phần còn lại bắn vào không gian theo một quỹ đạo phù hợp tạo ra Mặt trăng hàng ngàn năm sau đó.

7
19 tháng 1 2019

hay

19 tháng 1 2019

Đám mây sao bn hãy giải thích cụ thể giúp mink

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ?Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó.Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày mà...
Đọc tiếp

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó.

Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày mà không bị rơi?

Muốn giải thích điều này, trước tiên chúng ta hãy làm một thí nghiệm đơn giản: Buộc một vật nặng vào đầu dây, cầm chắc đầu kia sợi dây và quay mạnh. Tay bạn sẽ cảm thấy có một lực kéo căng ra các phía. Lực kéo đó gọi là lực ly tâm. Một lực khác của sợi dây giữ chặt vật nặng và bắt nó quay tròn, gọi là lực hướng tâm. Lực ly tâm và lực hướng tâm tuy ngược nhau nhưng cân bằng và tác động vào hai vật thể (sợi dây và vật nặng). Mọi vật khi chuyển động tròn đều bị tác động của lực hướng tâm.

Khi bay, vệ tinh nhân tạo cũng chịu tác dụng của lực hướng tâm do sức hút của Trái Đất sinh ra. Nếu vệ tinh có tốc độ nhỏ, lực hướng tâm cần thiết không đủ lớn, thì sức hút này không những buộc vệ tinh nhân tạo phải bay quanh mà còn kéo nó trở lại Trái Đất.

Chỉ khi vệ tinh nhân tạo bay với tốc độ cực lớn, đến mức lực hướng tâm hoàn toàn dùng vào chuyển động tròn của vệ tinh thì nó mới không bị rơi. Theo tính toán khoa học, để khả năng này xảy ra, vệ tinh nhân tạo phải đạt tốc độ 7,9km/s và phải bay theo hướng ném văng ra khỏi mặt nước. Tốc độ này được gọi là ''tốc độ vũ trụ 1''.

Tuy vậy, ngay cả ở tốc độ này, do gặp phải lớp không khí mỏng ngoài Trái Đất, vệ tinh sẽ chuyển động chậm dần và cuối cùng rơi vào tầng khí quyển đậm đặc, cọ xát nóng lên và bốc cháy.

Để khắc phục hiện tượng đó và ''thoát ly'' khỏi Trái Đất, vệ tinh phải đạt tốc độ 11,2km/s, khi đó nó sẽ trở thành vệ tinh nhân tạo. Tốc độ này còn gọi là ''tốc độ thoát ly'' hoặc ''tốc độ vũ trụ 2''.

Nếu muốn bay tới các hành tinh khác, vệ tinh cần đạt tốc độ 16,7km/s. Tốc độ này là ''tốc độ vũ trụ 3''.

1
26 tháng 1 2019

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ? Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó. Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày...
Đọc tiếp

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BAY RA KHỎI TRÁI ĐẤT ?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời,dù cao đến đâu rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và "đi luôn" nhỉ? Đơn giản là tất cả các vật thể quanh Trái Đất đều không thể "chạy trốn'' khỏi sức hút của nó.

Vậy sao các vệ tinh nhân tạo và phi thuyền không gian vẫn có thể bay quanh Trái Đất rất nhiều ngày mà không bị rơi?

Muốn giải thích điều này, trước tiên chúng ta hãy làm một thí nghiệm đơn giản: Buộc một vật nặng vào đầu dây, cầm chắc đầu kia sợi dây và quay mạnh. Tay bạn sẽ cảm thấy có một lực kéo căng ra các phía. Lực kéo đó gọi là lực ly tâm. Một lực khác của sợi dây giữ chặt vật nặng và bắt nó quay tròn, gọi là lực hướng tâm. Lực ly tâm và lực hướng tâm tuy ngược nhau nhưng cân bằng và tác động vào hai vật thể (sợi dây và vật nặng). Mọi vật khi chuyển động tròn đều bị tác động của lực hướng tâm.

Khi bay, vệ tinh nhân tạo cũng chịu tác dụng của lực hướng tâm do sức hút của Trái Đất sinh ra. Nếu vệ tinh có tốc độ nhỏ, lực hướng tâm cần thiết không đủ lớn, thì sức hút này không những buộc vệ tinh nhân tạo phải bay quanh mà còn kéo nó trở lại Trái Đất.

Chỉ khi vệ tinh nhân tạo bay với tốc độ cực lớn, đến mức lực hướng tâm hoàn toàn dùng vào chuyển động tròn của vệ tinh thì nó mới không bị rơi. Theo tính toán khoa học, để khả năng này xảy ra, vệ tinh nhân tạo phải đạt tốc độ 7,9km/s và phải bay theo hướng ném văng ra khỏi mặt nước. Tốc độ này được gọi là ''tốc độ vũ trụ 1''.

Tuy vậy, ngay cả ở tốc độ này, do gặp phải lớp không khí mỏng ngoài Trái Đất, vệ tinh sẽ chuyển động chậm dần và cuối cùng rơi vào tầng khí quyển đậm đặc, cọ xát nóng lên và bốc cháy.

Để khắc phục hiện tượng đó và ''thoát ly'' khỏi Trái Đất, vệ tinh phải đạt tốc độ 11,2km/s, khi đó nó sẽ trở thành vệ tinh nhân tạo. Tốc độ này còn gọi là ''tốc độ thoát ly'' hoặc ''tốc độ vũ trụ 2''.

Nếu muốn bay tới các hành tinh khác, vệ tinh cần đạt tốc độ 16,7km/s. Tốc độ này là ''tốc độ vũ trụ 3''.

1
25 tháng 1 2019

Hay. Xin tặng bạn 1 like

26 tháng 1 2019

thanks bạn nhìu!!!

Chương I. Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời.- Ban đầu là một cõi hỗn mang, không lí thuyết nào có thể mô tả được. Tại một điểm kì dị, ánh sáng bùng phát khai sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Đó là vụ nổ Bigbang - vụ nổ của sự sáng thế. - BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật...
Đọc tiếp

Chương I. Sự hình thành vũ trụ và hệ mặt trời.

- Ban đầu là một cõi hỗn mang, không lí thuyết nào có thể mô tả được. Tại một điểm kì dị, ánh sáng bùng phát khai sinh ra vật chất, năng lượng, thời gian và không gian. Đó là vụ nổ Bigbang - vụ nổ của sự sáng thế.

- BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật chất còn sót lại dưới dạng các đám khí loãng. Sau thời gian dài, lực hấp dẫn khiến các đám mây khí tụ lại sinh ra các ngân hà, các hành tinh....

- 10 tỷ năm sau BigBang, ngoài rìa của dải Ngân Hà có một ngôi sao đang tàn lụi. Nó suy sụp do lực hấp dẫn và kết thúc cuộc đời mình bằng 1 vụ nổ sinh ra 1 đám khí, có thành phần chính là Hydro. Dưới tác dụng của lực xung kích từ các vụ nổ siêu tân tinh, các đám khí dần tụ lại và chuyển động xoáy tròn quanh tâm. Chính vì chuyển động xoay tròn này phát sinh lực ly tâm khiến cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt.

- BigBang tạo ra vật chất và phản vật chất. Hai loại này kết hợp với nhau tạo ra ánh sáng lan tỏa khắp vũ trụ. Vật chất còn sót lại dưới dạng các đám khí loãng. Sau thời gian dài, lực hấp dẫn khiến các đám mây khí tụ lại sinh ra các ngân hà, các hành tinh....

- 10 tỷ năm sau BigBang, ngoài rìa của dải Ngân Hà có một ngôi sao đang tàn lụi. Nó suy sụp do lực hấp dẫn và kết thúc cuộc đời mình bằng 1 vụ nổ sinh ra 1 đám khí, có thành phần chính là Hydro. Dưới tác dụng của lực xung kích từ các vụ nổ siêu tân tinh, các đám khí dần tụ lại và chuyển động xoáy tròn quanh tâm. Chính vì chuyển động xoay tròn này phát sinh lực ly tâm khiến cho hệ mặt trời có dạng hình đĩa dẹt.

Ghi chú: Vì sao đám khí khi tụ lại thì chúng sẽ chuyển động theo vòng xoáy? Đó là do momen động lượng.
Thực tế các hiện tượng chúng ta quan sát trên Trái Đất cũng cho thấy điều này. Gió từ các hướng tụ vào sinh bão thì cơn bão đó cũng có hình xoáy ốc.

Các hành tinh cũng từ các dòng vật chất xoáy tạo thành, vì vậy chúng quay quanh trục của chính mình, và khối khí tạo thành hệ mặt trời ban đầu cũng chuyển động xoáy nên các hành tinh tạo từ đám khí ấy cũng sẽ theo quán tính mà quay quanh mặt trời.

Như vậy: chuyển động quay quanh trục của hành tinh, chuyển động quay của các hành tinh quanh mặt trời và chuyển động của mặt trời quanh dải Ngân Hà được giải thích là do quán tính ban đầu của khối khí xoáy tạo thành chúng. Hệ mặt trời, dải ngân hà đều có dạng đĩa dẹt là do lực li tâm khi khối khí xoay tròn tạo nên.

Mặt Trời hình thành ở trung tâm của đám khí xoáy, phản ứng nhiệt hạch được kích hoạt. Nó bắt đầu tỏa ra năng lượng và gió mặt trời, thổi bay các loại khí nhẹ ra xa. Do đó mà Kim Tinh, Thủy Tinh và Trái Đất được cấu tạo từ những vật chất nặng như sắt, oxi, silic,...còn các hành tinh xa hơn cấu tạo từ các loại khí nhẹ.

Trái Đất được hình thành không ở quá gần Mặt Trời để bị đốt nóng và không ở quá xa Mặt Trời để bị chìm trong băng giá. Chu kì quay quanh trục của Trái Đất là 24h, cho chúng ta ngày và đêm kéo dài 12h.

Chương II. Trái Đất, những điều kiện hình thành sự sống.

Thuở mới hình thành, hệ mặt trời ắt hẳn còn rất lộn xộn. Vô số các thiên thạch nằm rải rác trên đường đi của các hành tinh và chúng thường xuyên "oanh tạc" các hành tinh này. Những cú va chạm với các thiên thạch cỡ lớn có thể làm nghiêng trục của các hành tinh. Trái Đất cũng là 1 trong số ấy. Những cú va chạm như thế khiến Trục Trái Đất nghiêng đi 1 góc khoảng 23 độ.
Chính vì trục Trái Đất bị nghiêng nên chúng ta mới có được 4 mùa với 4 sắc thái khác nhau.

- Hình thành mặt trăng.

Mặt Trăng là 1 vệ tinh khá kì lạ, nó khá to so với 1 vệ tinh thông thường. Thành phần đá trên mặt Trăng khá giống với Trái Đất (lấy mẫu từ chuyến thám hiểm Mặt Trăng năm 1969).
Có rất nhiều giả thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng, giả thuyết được công nhận nhiều nhất là "Mặt Trăng hình thành từ Trái Đất".

Vào thời kì hệ mặt trời còn lộn xộn, một thiên thạch lớn đã đâm sầm vào Trái Đất. Cú va chạm khủng khiếp khiến 1 phần vật chất của Trái Đất văng vào không gian, sau đó tụ lại thành Mặt Trăng. Phần lõi sắt bền vững của thiên thạch chui sâu vào tâm Trái Đất và trở thành lõi Trái Đất. Điều này giải thích tại sao Trái Đất của chúng ta có lõi.

Sự hình thành của mặt Trăng có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống. Việc một phần khối lượng của Trái Đất phân bố ra xa khiến momen quán tính của nó tăng lên, tốc độ quay của Trái Đất giảm và quỹ đạo của Trái Đất ổn định hơn. Lực hấp dẫn của Mặt Trăng cũng gây ra hiện tượng thủy triều trên biển, góp phần vào việc tăng đa dạng sinh học.

Có một điều thú vị là thông qua tìm hiểu các hóa thạch sống là "ốc anh vũ", người ta nhận thấy ngày xưa chu kì Mặt Trăng ngắn hơn bây giờ (chỉ có 7, 8 ngày so với 30 ngày hiện tại). Điều này chứng tỏ ngày xưa Mặt Trăng khá gần Trái Đất. Do lực li tâm, Mặt Trăng đang chuyển động xa Trái Đất theo thời gian. Có thể trong tương lai ngày trên Trái Đất sẽ dài hơn.

- Sao chổi mang nước đến hành tinh.

Nước trên Trái Đất từ đâu mà có? Thuở mới hình thành, những cú va chạm mạnh khiến nước không thể tồn tại được trên bề mặt hành tinh. Nước trên Trái Đất có lẽ được mang đến từ những ngôi sao chổi - nguồn nước dồi dào trong hệ mặt trời. Ngoài ra, trên những ngôi sao chổi này có khá nhiều chất hữu cơ - viên gạch của sự sống. Nhiều nhà khoa học cho rằng rất có thể sao chổi chính là "vị thần" gieo sự sống xuống Trái Đất. Bên cạnh đó cũng có nhiều người lại cho rằng sự sống bắt nguồn từ núi lửa.

- Những cấu trúc tạo nên cái nôi cho sự sống.

Ngoài những điều kiện như: sự ổn định của quỹ đạo Trái Đất, nước và các chất hữu cơ gieo mầm sự sống...Trái Đất còn có 1 số cấu trúc đặc biệt để bảo vệ sự sống.

+ Bầu khí quyển: Trái Đất có lực hấp dẫn đủ lớn, cho phép nó có bầu khí quyển của riêng mình. Bầu khí quyển là lá chắn cơ học của sự sống, giúp chúng ta thoát khỏi những vụ va chạm với thiên thạch cỡ nhỏ. Những thiên thạch này đi vào khí quyển sẽ chịu ma sát và sức cản rất lớn của không khí, khiến nó nổ tung thành nhiều mảnh và tiêu biến (chính là sao băng mà chúng ta hay thấy). Ngoài ra nó cũng là lá chắn quang học giúp chúng ta thoát khỏi những tia bức xạ mạnh từ mặt trời và vũ trụ (tác nhân gây ung thư).

+ Từ trường Trái Đất: Từ trường Trái Đất do những cuộn xoáy của sắt lỏng bên trong nhân Trái Đất gây ra. Nếu như khí quyển là là chắn cơ học thì từ trường chính là lá chắn điện từ. Vào những ngày mặt trời hoạt động mạnh, nó sẽ có những điểm bùng nổ và phun về phía Trái Đất một lượng vật chất ở dạng ion (gọi là bão Mặt Trời). Từ trường Trái Đất sẽ đánh bật các ion này ra 2 cực (hiệu ứng lực Lorenxo).
Ở vùng cực, các ion này đi vào khí quyển phát sáng sinh ra cực quang Bắc cực.​

Chương III: Trái Đất luôn vận động.

- Bên trong Trái Đất có một nguồn nhiệt khổng lồ, được duy trì bằng sự phân rã các chất phóng xạ. Chính nguồn năng lượng này đã gây ra những hoạt động địa chất như núi lửa, động đất, kiến tạo địa hình, sự trôi dạt lục địa.....

Để tìm hiểu cơ chế của những hình thái vận động này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu cấu tạo Trái Đất.

- Cấu tạo Trái Đất.

Có thể chia Trái Đất thành 3 lớp chính:

+ Lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ đá rắn.
+ Lớp manti ở dạng dung nham lỏng.
+ Nhân Trái Đất là lõi sắt cứng.

Lớp vỏ ngoài không phải là 1 mảng liên tục mà đứt gãy thành nhiều mảng nhỏ, người ta gọi đó là các mảng kiến tạo. Các mảng kiến tạo này trôi nổi trên bề mặt lớp manti.

Lớp manti cũng không phải là một khối dung nham tĩnh lặng. Nó luôn có những dòng đối lưu từ nhân lên đáy vỏ Trái Đất.

- Núi lửa.

Núi lửa hình thành do magma từ lớp manti phun trào thông qua những khe hở hoặc những chỗ yếu giữa các mảng lục địa.

Trên thế giới nổi tiếng nhất là "vành đai lửa Thái Bình Dương".

Núi lửa cung cấp một lượng chất hữu cơ - vô cơ lớn cho sự sống phát triển. Nó cũng từng cứu Trái Đất thoát khỏi thời kỳ băng hà. Tuy nhiên núi lửa hoạt động quá mạnh cũng có thể hủy diệt sự sống bằng việc phun quá nhiều khí - bụi vào khí quyển khiến che lấp ánh sáng Mặt Trời, đưa Trái Đất trở về với kỷ băng hà.

- Động đất

Lớp manti không phải là 1 khối magma tĩnh. Càng gần tâm Trái Đất, nhiệt độ càng cao. Càng gần bề mặt lục đại, nhiệt độ càng thấp. Vì vậy, bên trong lớp manti này luôn có các dòng đối lưu. Phần magma gần tâm Trái Đất nóng hơn sẽ trồi ra ngoài, còn phần sát bề mặt lục địa bị lạnh đi sẽ chìm vào tâm.

Chính các dòng đối lưu này đã đẩy các mảng kiến tạo nổi trên chúng di chuyển - hoặc tiến sát vào nhau hoặc tách nhau ra.

Khi hai mảng kiến tạo tiến vào nhau, mảng đại dương chìm xuống (do đá dưới đại dương chịu sức ép lớn sẽ có mật độ cao hơn). Ma sát nghỉ giữa các lớp đá sẽ ngăn chúng trượt lên nhau, điều này khiến các lớp đất đá tại chỗ tiếp xúc bị nén lại (biến dạng đàn hồi). Chúng tích trữ thế năng đàn hồi lớn dần theo thời gian. Khi lực đàn hồi đã thắng ma sát, các lớp đá trượt lên nhau 1 cách đột ngột, giải phóng năng lượng sinh ra động đất, kèm sau đó sẽ là sóng thần.

- Sự kiến tạo núi:

Khi hai mảng lục địa - lục địa xô vào nhau, do sự đồng đều về mặt độ đá nên không có hiện tượng mảng này chìm xuống dưới mảng kia, mà chúng sẽ cùng trồi lên sinh ra các dãy núi hùng vĩ.

Sự vận động bên trong Trái Đất là 1 phần tất yếu của tự nhiên, nó khiến cho sự sống trên hành tinh phải học cách thích nghi theo. Có những lúc nó đưa sự sống đến gần bờ tiệt diệt, cũng có lúc nó cứu sự sống khỏi sự diệt vong.

Chương IV: Những giai đoạn thăng trầm của sự sống.

Do sự vận động không ngừng của Trái Đất: sự phun trào núi lửa, sự hợp - tan của các lục địa....và cả những sự công kích của các thiên thạch mà sự sống trên Trái Đất trải qua những giai đoạn thăng - trầm khác nhau. Sự sống rất dễ bị "tổn thương", chỉ cần sự thay đổi nhẹ về địa chất - khí hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh vật trên hành tinh. Có những thời kì "đại tuyệt chủng" trong quá khứ, sự sống đứng bên bờ diệt vong, cũng có những thời kì thuận lợi, các sinh vật phát triển với kích thước lớn chưa từng thấy.

Sở dĩ sự sống có thể tồn tại mạnh mẽ như vậy là nhờ tạo hóa đã ban cho chúng ta 2 cơ chế để thích nghi với các điều kiện biến đổi của môi trường, đó là "đột biến" và "thường biến". Thường biến là những biến đổi của cơ thể trong môi trường sống, không có tính di truyền, còn đột biến là những biến đổi trong hệ gen, có di truyền.

Đột biến không phải là cái tự nhiên mà có. Hàng ngày và hàng đêm, Trái Đất luôn đón nhận những tia bức xạ năng lượng cao từ vũ trụ.

Chúng là loại tia không nhìn thấy được, sinh ra từ những vụ nổ siêu tân tinh cách đây hàng triệu năm. Sau những năm dài chu du trong khoảng không vũ trụ, chúng đến Trái Đất, tác động vào ADN của sinh vật sống gây ra những biến đổi ---> đột biến. Những đột biến phù hợp với điều kiện môi trường sẽ tồn tại và phát triển rộng rãi, những đột biến không phù hợp sẽ giết chết sinh vật (ung thư cũng là 1 dạng đột biến).

Chính nhờ cơ chế đột biến ấy mà từ những tế bào đơn giản của mầm sống ban đầu, chúng ta đã có cả một hệ sinh vật phong phú như ngày nay.

Lịch sử của sự sống mỗi giai đoạn được ghi lại bằng cách hóa thạch và các lớp đá. Mình sẽ nêu tóm tắt 1 số giai đoạn ấn tượng nhất.

- Thời kỳ tiền Cambri: Là thời Trái Đất mới hình thành, nguội lạnh đi và các sinh vật sống bắt đầu xuất hiện. Cuối thời kỳ này, có lẽ vì lượng oxi trong không khí quá nhiều khiến nhiệt độ không khí giảm, băng lan dần xuống vùng xích đạo hình thành hiện tượng "quả cầu tuyết" hủy diệt phần lớn sự sống.

- Đại Hiến Sinh: Hoạt động của núi lửa đã thổi cacbon vào không khí phá vỡ hiệu ứng "quả cầu tuyết".

Trong đại này, có những giai đoạn núi lửa hoạt động mạnh làm khí hậu toàn cầu nóng lên, lượng oxi hòa tan trong biển giảm khiến 60% sinh vật biển bị tuyệt chủng. Cũng có những giai đoạn CO2 trong không khí bị đá vôi hấp thụ, lượng CO2 giảm khiến khí hậu toàn cầu lại lạnh đi. Trong Đại Trin Sinh, một vài kỷ có ảnh hưởng lớn đến ngày nay:

+ Kỷ phấn trắng: Thời kỳ này biển ấm và nông, tạo điều kiện cho các sinh vật tích tụ canxi như san hô, sò, ốc....phát triển mạnh. Xác các sinh vật này rất giàu Canxi. Qua nhiều triệu năm, xác của chúng tích tụ thành 1 tầng canxi dày dưới đáy biển, dưới áp lực nước, chúng bị nén lại thành đá. Các hoạt động địa chất nâng các lớp đá này lên và sự bào mòn của mưa axit tạo thành núi. Các đảo đá vôi ở Vịnh Hạ Long và núi đá vôi vùng Tây Bắc là kết quả của quá trình này.

+ Kỷ Cacbon: Thời kì này khí hậu nóng ẩm, diện tích đất liền rộng lớn cho phép những khu rừng nguyên sinh và đầm lầy phát triển mạnh. Thực vật ở thời kỳ này chủ yếu là dương xỷ khổng lồ. Hoạt động nâng lên - chìm xuống của các mảng địa chất đã vùi sâu 1 số khu rừng vào lòng đất. Tại đây, nhiệt độ, áp suất cao và trong điều kiện kín khí, gỗ dần chuyển thành than đá.

Dầu mỏ được hình thành sớm hơn kỷ Cacbon cũng bằng cơ chế tương tự. Xác của các loài động vật bị vùi sâu trong lòng đất và ở nhiệt độ cao, kín khí, các chất hữu cơ bị hóa dầu.​

- Đại Trung Sinh: Các lục địa từ "siêu lục địa" tách ra và có hình dạng gần giống như ngày nay. Trong đại này có thời kỳ của loài khủng long (kỷ Jura).

+ Kỷ Jura: Không chỉ là thời kỳ hoàng kim của khủng long, ở kỷ này, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loài thực vật và động vật phát triển, đạt kích thước khổng lồ. Loài khủng long đã thống trị Trái Đất trong gần 150 triệu năm (Lịch sử loài người chỉ mới khoảng 200.000 năm). Trong 150 triệu năm ấy, sức mạnh, kích thước, vũ khí tự nhiên (răng, vuốt) được tôn vinh, không có khái niệm về tri thức. Có lẽ vì loài khủng long "lười học hành" mà vũ trụ đã gửi đến cho chúng một sứ giả hủy diệt. Một thiên thạch va vào Trái Đất cách đây 65 triệu năm đã chấm hết thời kì thống trị của khủng long.

- Đại Tân Sinh: Sau sự tuyệt chủng của khủng long, các loài có vú (vốn có mặt từ trước nhưng phải sống lay lắt trong các hang hốc, trốn tránh loài thằn lằn ăn thịt hung dữ) nay đã có cơ hội phát triển. Cuối đại Tân Sinh, sau khi trải qua một kỷ băng hà cách đây 10.000 năm, loài người đã chính thức chiếm lĩnh Trái Đất, đứng đầu trong hệ sinh vật.

Có thể thấy sự sống trên hành tinh phụ thuộc rất lớn vào sự vận động bên trong Trái Đất. Mỗi thời kỳ địa chất - sự phân bố các lục địa - đều có ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh vật. Bản thân sinh vật cũng biết tự cải tạo môi trường sống cho mình. Thời mới hình thành, các loài tảo cổ đại đã góp phần tạo một bầu khí quyển giàu oxi tạo mái nhà chung cho các sinh vật khác. Bên cạnh các loài tự dưỡng (thực vật), các loài dị dưỡng (vi khuẩn, động vật, nấm) ra đời nhằm đảm bảo cân bằng lượng O2 và CO2 trong khí quyển, làm khí hậu Trái Đất ổn định. Loài người chúng ta xuất hiện có lẽ mang trên mình trách nhiệm bảo vệ sự sống trên Trái Đất khỏi những mối de dọa từ bên ngoài - điều mà loài khủng long đã không thể làm được.

hương V: Tổng kết.

- Vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ tràn ngập ánh sáng. Trong 1 góc nhỏ nào đó của vũ trụ, hệ Mặt Trời âm thầm hình thành. Vật chất được sinh ra bởi BigBang đang dần có ý thức và đang tìm hiểu về chính mình. Sự sống thực sự là 1 phép màu!

- Vũ trụ là 1 khối rất hỗn độn và ngẫu nhiên. Nó là những vụ nổ lớn, những lò phản ứng nhiệt hạch, những chùm tia bức xạ, những vụ qua chạm của thiên thạch, sao băng, sao chổi....Sự sống đã biết cách tận dụng tối đa những cái ngẫu nhiên mà khốc liệt ấy để tồn tại và phát triển:

+ Dòng năng lượng chảy trong hệ sinh vật được lấy từ năng lượng phản ứng nhiệt hạch của Mặt Trời.
+ Nước trên biển cả được lấy từ những ngôi sao chổi.
+ Dùng những tia bức xạ từ những vụ nổ dữ dội trong vũ trụ để đột biến.
+ Lấy những vụ va chạm thiên thạch làm thử thách, để không ngừng tiến hóa đến những cấp bậc cao hơn.

- 80 năm cuộc đời mỗi người, 200.000 năm lịch sử loài người là quá bé nhỏ so với thời không vũ trụ, quá bé nhỏ để nghĩ đến diệt vong. Sinh rồi diệt, các hành tinh đều không thoát khỏi quy luật ấy, sự sống cũng sẽ như vậy. Tiếng tăm, danh vọng của một con người cho dù vang dội đến đâu rồi cũng sẽ tan biến trong khoảng bao la của thời không.

- Sự tồn tại của mỗi chúng ta đều là ngẫu nhiên và hoàn toàn không có ý nghĩa. Thế giới vốn cũng chẳng có quy luật nào cả.

P/s : Nếu dài các bạn có thể đọc dần từng chương =]]

1

cho mk vô nhóm đi

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 2: Kim Tinh)                                                  Kim Tinh - Người anh em song sinh quỷ quái của Trái Đất       - Các thông số về Kim Tinh:  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 107,5 đến 108,9 triệu km  + Đường kính: 12 104 km  + Khối lượng: 4 870 triệu triệu tỉ km  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 243 ngày Trái Đất  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm):...
Đọc tiếp

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 2: Kim Tinh) 

                                                 Kim Tinh - Người anh em song sinh quỷ quái của Trái Đất

       - Các thông số về Kim Tinh:

  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 107,5 đến 108,9 triệu km

  + Đường kính: 12 104 km

  + Khối lượng: 4 870 triệu triệu tỉ km

  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 243 ngày Trái Đất

  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm): 224,7 ngày Trái Đất

       - Tìm hiểu sâu hơn một chút:

  + Kim Tinh có một lõi rắn được cấu thành chủ yếu từ sắt và nicken, bao quanh bởi một lõi ngoài lỏng, sau đó là lớp manti, và một lớp đá cứng trên cùng. Khá giống với Trái Đất phải không nào!

  + Kim Tinh có đường kính tại xích đạo 12 104 km, nhỏ hơn Trái Đất 652 km.

  + Kim Tinh có một bầu khí quyển dày đặc.

  + Lực hấp dẫn trên bề mặt Kim Tinh xấp xỉ 90 % so với Trái Đất.

  + Bầu khí quyển của Kim Tinh chỉ có một ít khí oxy nhưng lại chứa đầy khí cacbonic, chiếm tới hơn 95 %.

  + Trên Kim Tinh, bầu khí quyển đã giữ lại hết nhiệt lượng từ Mặt Trời. Điều này có nghĩa là nhiệt độ trên hành tinh này nóng hơn bất kì hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời - tới 465oC!

  + Bầu khí quyển của Kim Tinh tạo ra áp lực lên bề mặt của nó lớn hơn 90 lần so với áp suất của bầu khí quyển Trái Đất!

  + Một phi hành gia hạ cánh trên Kim Tinh có thể bị nén cho bẹp dúm ngay lập tức trong khi đang ngạt thở vì khí cacbonic (CO2).

  + Ở tầng khí quyển trên, gió thổi với vận tốc 300 km/giờ và có hàng loạt các trận mưa axit sunfuric (H₂SO₄).

  + Kim Tinh thật khủng khiếp! Ngay cả đối với tàu thăm dò vũ trụ, những tàu này chỉ sống sót được vài giờ trong khí quyển của Kim Tinh. Tàu Venere 13 do Liên Xô phóng năm 1981 đã tồn tại được 127 phút trên bề mặt hành tinh này trước khi ngỏm.

  + Kim Tinh ở gần Trái Đất nhất so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, chỉ cách 42 triệu km ở điểm gần nhất.

  + Chúng ta rất hay thấy Kim Tinh từ Trái Đất, và nó cực kì sáng trên bầu trời.

  + Không giống như các anh chị em của mình, ngoại trừ Thiên Vương Tinh, Kim Tinh có chiều tự quay quanh trục ngược với chiều quay xung quanh Mặt Trời của nó.

  * Khi Kim Tinh ở phía Tây Mặt trời thì nó lặn trước Mặt Trời (lúc đầu ta không thể thấy nó). Vào sáng hôm sau ta thấy nó ở chân trời Đông và mọc trước Mặt trời. Nó được gọi là sao Mai. Khi Kim Tinh ở phía đông Mặt trời thì nó lặn sau Mặt trời, ta thấy Kim Tinh ở chân trời Tây vào đầu đêm. Như thế nó được gọi là sao Hôm. Như vậy, sao Hôm và sao Mai đều là 2 trường hợp nhìn thấy góc độ khác nhau của Kim Tinh mà thôi.

                                                                      (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

    (Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không? Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)

 

4
4 tháng 1 2019

hay đấy

4 tháng 1 2019

cũng rất bổ ích,hay và rất thú vị

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ? Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này. Muốn làm cho...
Đọc tiếp

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ?

Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.

Muốn làm cho một vật thể chuyển động với tốc độ 7,9 km/s để thoát khỏi sức hút của Trái Đất, đòi hỏi phải dùng một năng lượng lớn. Một vật nặng 1g muốn thoát khỏi Trái Đất sẽ cần một năng lượng tương đương điện năng cần thiết để thắp sáng 1.500 bóng đèn điện 40W trong 1 giờ.

Mặt khác, tên lửa bay được là nhờ chất khisphutj ra phía sau tạo nên phản lực. Khí phụt ra càng mạnh, tên lửa bay càng nhanh. Muốn đạt được tốc độ bay rất lớn, ngoài tốc độ phụt khí rất cao, còn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Nếu tốc độ phụt khí là 4.000 m/s, để đạt được tốc độ thoát ly là 11,2 km/s thì tên lửa phải chứa một số nhiên liệu nặng gấp mấy lần trọng lượng bản thân.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cach thỏa đáng. Làm sao để trong quá trình bay, cùng với sự tiêu hao nhiên liệu sẽ vứt bỏ được những bộ phận không cần thiết nữa, giảm nhẹ trọng lượng đang tiếp tục quá trình bay, nâng cao tốc độ bay. Đó chính là phương án sử dụng tên lửa nhiều tầng. Hiện nay phóng vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ vào không gian đều sử dụng loại tên lửa này.

Tên lửa nhiều tầng có ít nhất hai tên lửa trở lên, lắp liên tiếp nhau. Khi nhiên liệu ở tên lửa dưới cùng hết, nó tự động tách ra và tên lửa thứ hai lập tức được phát động. Khi tên lửa thứ hai dùng hết nhiên liệu, nó cũng tự động tách ra và tên lửa thứ ba tiếp đó được phát động... cứ như vậy sẽ làm cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đặt ở tầng trên cùng đạt được tốc độ từ 7,9km/s trở lên để bay quanh Trái Đất hoặc thoát khỏi Trái Đất.

Dùng tên lửa nhiều tầng tuy có thể giải quyết vấn đề bay trong vũ trụ nhưng tiêu hao nhiên liệu rất lớn. Giả sử chúng ta dùng tên lửa 4 tầng để đưa tàu vào không gian, tốc độ phụt khí của mỗi tầng này là 2,5km/s, tỉ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu và vỏ là 4/1, như vậy muốn cho một con tàu nặng 30kg ở tầng cuối đạt được tốc độ 12km/s thì trọng lượng toàn bộ tên lửa và nhiên liệu khi bắt đầu phóng phải tới trên 1.000 tấn.

Ngày nay, các tàu không gian còn có thể được nâng lên bởi các tên lửa đẩy gắn ở bên sườn. Chẳng hạn thế hệ tàu Ariane 5.

4
23 tháng 1 2019

tàu vũ trụ có vận tốc hành trình là mach 12-15. tàu vũ trụ phóng ra ko gian cần tên lửa đa tầng phóng theo từng giai đoạn thì sẽ bay với một tốc độ khủng khi ra ko gian và đích cuối là vệ tinh tách khỏi tên lủa đẩy

23 tháng 1 2019

chỉ còn cách tạo ra một gia tốc lớn hơn cho vệ tinh

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ?Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.Muốn làm cho một...
Đọc tiếp

VÌ SAO PHÓNG TÀU VŨ TRỤ PHẢI DÙNG TÊN LỬA NHIỀU TẦNG ?

Chỉ khi đạt được tốc độ bay 7,9 km/s thì vệ tinh nhân tạo hay tàu vũ trụ mới không rơi trở lại mặt đất. Các con tàu lên Mặt Trăng cần có tốc độ 11,2 km/s, còn muốn bay tới các hành tinh khác thì tốc độ phải lớn hơn nữa. Làm thế nào để đạt tốc độ đó? Chỉ có tên lửa đẩy mới đảm đương nổi việc này.

Muốn làm cho một vật thể chuyển động với tốc độ 7,9 km/s để thoát khỏi sức hút của Trái Đất, đòi hỏi phải dùng một năng lượng lớn. Một vật nặng 1g muốn thoát khỏi Trái Đất sẽ cần một năng lượng tương đương điện năng cần thiết để thắp sáng 1.500 bóng đèn điện 40W trong 1 giờ.

Mặt khác, tên lửa bay được là nhờ chất khisphutj ra phía sau tạo nên phản lực. Khí phụt ra càng mạnh, tên lửa bay càng nhanh. Muốn đạt được tốc độ bay rất lớn, ngoài tốc độ phụt khí rất cao, còn phải mang theo rất nhiều nhiên liệu. Nếu tốc độ phụt khí là 4.000 m/s, để đạt được tốc độ thoát ly là 11,2 km/s thì tên lửa phải chứa một số nhiên liệu nặng gấp mấy lần trọng lượng bản thân.

Các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này một cach thỏa đáng. Làm sao để trong quá trình bay, cùng với sự tiêu hao nhiên liệu sẽ vứt bỏ được những bộ phận không cần thiết nữa, giảm nhẹ trọng lượng đang tiếp tục quá trình bay, nâng cao tốc độ bay. Đó chính là phương án sử dụng tên lửa nhiều tầng. Hiện nay phóng vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ vào không gian đều sử dụng loại tên lửa này.

Tên lửa nhiều tầng có ít nhất hai tên lửa trở lên, lắp liên tiếp nhau. Khi nhiên liệu ở tên lửa dưới cùng hết, nó tự động tách ra và tên lửa thứ hai lập tức được phát động. Khi tên lửa thứ hai dùng hết nhiên liệu, nó cũng tự động tách ra và tên lửa thứ ba tiếp đó được phát động... cứ như vậy sẽ làm cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ đặt ở tầng trên cùng đạt được tốc độ từ 7,9km/s trở lên để bay quanh Trái Đất hoặc thoát khỏi Trái Đất.

Dùng tên lửa nhiều tầng tuy có thể giải quyết vấn đề bay trong vũ trụ nhưng tiêu hao nhiên liệu rất lớn. Giả sử chúng ta dùng tên lửa 4 tầng để đưa tàu vào không gian, tốc độ phụt khí của mỗi tầng này là 2,5km/s, tỉ lệ giữa trọng lượng nhiên liệu và vỏ là 4/1, như vậy muốn cho một con tàu nặng 30kg ở tầng cuối đạt được tốc độ 12km/s thì trọng lượng toàn bộ tên lửa và nhiên liệu khi bắt đầu phóng phải tới trên 1.000 tấn.

Ngày nay, các tàu không gian còn có thể được nâng lên bởi các tên lửa đẩy gắn ở bên sườn. Chẳng hạn thế hệ tàu Ariane 5.

2
26 tháng 1 2019

???

26 tháng 1 2019

Đok mà chẳng hỉu cái móe j