K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2017

Đáp án A

Một trong những cơ sở thuận lợi để các quốc gia khu vực Đông Nam Á hợp tác và cùng phát triển là có sự tương đồng về phong tục, tập quán, văn hóa,…

23 tháng 12 2021

A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu chính của ASEAN:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Thành tưu và thách thức: 

Thành tựu: 

+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.

+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.

+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..

+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..

Thách thức:

+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.

+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..

+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.

- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

11 tháng 1 2017

* Thuận lợi:

   - Khí hậu nóng ẩm, tài nguyên đất phong phú và màu mỡ (nhất là đất đỏ badan và đất phù sa), mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. (0,5 điểm)

   - Đông Nam Á có lợi thế về biển. Trong khu vực (trừ Lào), các quốc gia khác đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải. (0,5 điểm)

   - Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa có nhiều dầu khí, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho phát triển kinh tế. (0,5 điểm)

   * Khó khăn:

   - Thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, động đất, thậm chí còn chịu cả thảm họa sóng thần… (0,5 điểm)

   - Diện tích rừng bị thu hẹp do khai thác không hợp lí và do cháy rừng; nhiều loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt… (0,5 điểm)

16 tháng 1 2019

Cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển là Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng (sgk Địa lí 11 trang 101)

=> Chọn đáp án C

22 tháng 11 2017

Đáp án A

ASEAN đã tạo dựng được một môi trường hòa bình và ổn định, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á

21 tháng 10 2018

Đáp án A

ASEAN đã tạo dựng được một môi trường hòa bình và ổn định, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á.

7 tháng 7 2019

Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ý nghĩa chính trị - xã hội hết sức quan trọng (sgk Địa lí 11 trang 107)

=> Chọn đáp án A

24 tháng 7 2018

Đáp án B

Xác định từ khóa: cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Môi trường phát triển ổn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội. Môi trường ổn định ->  các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển.

- Ngược lại, khu vực có chiến tranh xung đột xảy ra triền miên -> phá hủy cơ sở vật chất, nhà máy, tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ví dụ. Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

=> Như vậy, cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.