K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2022

Chị gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Nêu khái quát về dịch Cv19 (Vào cuối năm 2019, một đại dịch nguy hiểm diễn ra khiến toàn thế giới lo ngại...)

Nêu ngắn gọn khái niệm của dịch Cv19

Hậu quả của nó?

Nhân dân ta đã làm được những gì trong mùa dịch (Cách li, học online, quy tắc 5K, tiếp tế thực phẩm...)

Nêu ý nghĩa của những biểu hiện của lòng yêu nước trong mùa dịch (Em lấy luôn dẫn chứng từ gợi ý của cô giáo cho em như ở trên ấy)

Cảm nhận của bản thân em và hãy nêu cách em đã làm để thể hiện tinh thần yêu nước trong mùa dịch...?

Kết luận.

16 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Hai năm qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã gây tổn hại lớn về sức khỏe và tính mạng của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội và mọi mặt của đời sống nhân dân. Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch (PCD), chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội; ban hành kịp thời nhiều chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, các ban, bộ, ngành, các địa phương và nhân dân cả nước đã chủ động, kịp thời, tích cực thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt như giãn cách, cách ly xã hội, “chiến lược vaccine”, “vaccine và biện pháp 5K” để phòng, chống, ngăn chặn dịch, bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19.

Nêu cao tinh thần đoàn kết trong phòng, chống dịch
Cán bộ, học viên Học viện Quân y xung kích lên đường vào miền Nam chống dịch. Ảnh: VĂN CHIỂN. 

Hưởng ứng Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư về phòng, chống đại dịch Covid-19, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài đã đoàn kết “toàn dân tộc muôn người như một”  đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành triển khai nhiều giải đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn, từng bước đẩy lùi dịch bệnh. Không chỉ nhân dân ta, mà đồng bào ta ở nước ngoài và cả hệ thống chính trị một lần nữa phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái nỗ lực cao nhất trong công tác PCD. Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban chỉ đạo PCD Covid-19 từ Trung ương tới cơ sở đã quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung cao nhất trí tuệ, công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực, chủ động nắm chắc, dự báo và kiểm soát tốt tình hình; không lơ là, chủ quan, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh; linh hoạt, sáng tạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp để dập dịch.

Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra lời kêu gọi "Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19". Đáp lại lời kêu gọi đó, đến nay, đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên, người lao động, các nhà hảo tâm, nhân dân và đồng bào ta định cư ở nước ngoài đang tích cực quyên góp, ủng hộ chiến dịch PCD và Quỹ vaccine PCD Covid-19. Sự ủng hộ, quyên góp của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã góp phần hỗ trợ, cổ vũ, động viên to lớn, tiếp thêm nguồn lực để cùng cả nước quyết tâm chiến thắng đại dịch. Tinh thần đại đoàn kết đó đã và đang lan tỏa tinh thần cả nước chung tay PCD “không để ai lại phía sau”. Đồng thời, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của nhân dân, chung ý chí, vững niềm tin, tích cực chủ động tham gia cùng các lực lượng chức năng PCD. Qua đó, đã góp phần kiềm chế, ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh; chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa đảm bảo PCD hiệu quả vừa phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước.

Đặc biệt, kể từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4, nhất là ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam khiến nhiều người nhiễm Covid-19, đời sống nhân dân, người lao động gặp khó khăn, nhiều bệnh nhân bị tử vong. Trước tình hình đó, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố phía Bắc đã kịp thời điều động nhân lực, vật lực chi viện cho “tâm dịch”, cử hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng tham gia trên tuyến đầu chống dịch. Tất cả cán bộ, chiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng tham gia chống dịch đều an tâm tư tưởng, xác định rõ nhiệm vụ, không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lực lượng vũ trang được tăng cường cùng với đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng “tinh nhuệ" trong và ngoài quân đội đã kịp thời cứu chữa bệnh nhân, cung cấp lương thực, thực phẩm, “đi chợ thay” tại các khu cách ly tập trung và bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. Cùng với đó là sự góp của, góp công của nhân dân cả nước về lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, khẩu trang y tế... để ổn định đời sống nhân dân, cùng với lực lượng tuyến đầu quyết tâm dập dịch trong thời gian sớm nhất.

Điều đó cho thấy, trước đại dịch Covid-19 đầy cam go, phức tạp, tinh thần đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được Đảng ta khơi dậy và phát huy mạnh mẽ. Với tinh thần đoàn kết, cả nước góp sức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng, thống nhất ý chí và hành động, cùng với sự ủng hộ của đồng bào ở nước ngoài, sự giúp đỡ chí tình của bạn bè quốc tế, nhất định Việt Nam chúng ta sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19, góp phần xứng đáng vào sự nỗ lực chung của toàn nhân loại vì một thế giới an toàn, lành mạnh, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng.

 

24 tháng 3 2021

Mình cùng câu hỏi mai mình thi rồi giúp với ạ:(

1 tháng 12 2021

tham khảo

Trong thời gian qua, đại dịch Covid đã làm thiệt hại về cả sức khỏe và tiền bạc của con người. Tuy nhiên, đại dịch cũng giúp ta nhìn thấy những tinh thần tương thân tương ái. Tương thân tương ái là cùng nhau giúp đỡ nhau bằng tình yêu thương nhân ái. Biểu hiện cụ thể chính là việc toàn dân ta chung tay khuyên góp để chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính phủ còn hỗ trợ cho những người nhiễm Covid. Trong đợt dịch này, rất nhiều con người bị thất nghiệp. Hiểu được điều đó, rất nhiều cây atm gạo đã xuất hiện để giúp đỡ người dân. Cùng với đó là những xuất cơm tình nguyện hay những chiếc khẩu trang miễn phí. Tất cả những việc làm đó tuy nhỏ nhặt nhưng đã sẻ chia phần nào khó khăn của mỗi người, để từ đó đất nước ta sẽ chiến thắng đại dịch. Chúng ta nên tuyên dương và tích cực thực hiện những tinh thần tương thân tương ái đó

1 tháng 12 2021

Tham Khảo ạ !

Tinh thần dân tộc Việt Nam là ý thức dân tộc đã được hình thành trong suốt quá trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt, là sự kết tinh và thăng hoá của các giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó tinh thần yêu nước và tinh thần độc lập dân tộc là hai giá trị truyền thống chủ đạo. Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, tinh thần dân tộc đó đã được phát huy đến cao độ. Chính vì vậy, dân tộc Việt Nam không chịu khuất phục bất cứ một thế lực nào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc giữ vững và phát huy tinh thần dân tộc được thể hiện ở chỗ: thứ nhất, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc; thứ hai, tìm mô hình phát triển phù hợp với điều kiện của Việt Nam để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ động hội nhập quốc tế, tăng cường đối thoại với các nền văn hóa khác để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc là phương thức hữu hiệu để thực hiện điều đó.  Ảnh minh họa Tinh thần dân tộc là ý thức dân tộc được hình thành và kết tinh trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của bản thân dân tộc, tạo nên ý chí, nghị lực của một dân tộc và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hoá dân tộc. Tinh thần dân tộc đóng vai trò định hướng cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, là niềm tin và mục tiêu theo đuổi của dân tộc. Tinh thần dân tộc Việt Nam chính là ý thức dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong suốt tiến trình lịch sử và được biểu hiện ở các giá trị trong truyền thống văn hóa của người Việt. Chính tinh thần dân tộc ấy đã kết nên ý chí và nghị lực giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển trong suốt hàng nghìn năm lịch sử. Nói cách khác, tinh thần dân tộc là sự kết tinh và thăng hoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Trong những năm gần đây, tại nhiều hội thảo và trong các công trình đã được công bố, nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ các giá trị truyền thống của người Việt. Các giá trị truyền thống thường được nói đến là tinh thần yêu nước, thương nòi; độc lập và tự do; đức tính cần cù, siêng năng; tinh thần hiếu học; đức tính khiêm nhường; tính cộng đồng, v.v.. Bên cạnh đó, nhiều giá trị khác đôi khi cũng được nhắc đến, như tính cần kiệm, đề cao tình nghĩa, coi trọng gia đình, không rơi vào tính cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, v.v.. Vấn đề đặt ra là, các giá trị truyền thống đó có phải là những giá trị riêng có của dân tộc Việt Nam, người Việt Nam hay đó là giá trị chung của cả cộng đồng châu Á và tất cả các nước hoặc nhiều nước châu Á cũng có. Theo chúng tôi, trong các giá trị kể trên, khó có thể chỉ ra được một giá trị nào đó là giá trị riêng có của Việt Nam. Trên thực tế, một số giá trị kể trên không chỉ có ở Việt Nam, mà còn có ở nhiều nước châu Á khác. Một số giá trị không chỉ là giá trị của các nước châu Á, mà còn là giá trị chung của nhân loại. Do vậy, vấn đề lại là ở chỗ, cần chỉ ra những biểu hiện đặc thù của các giá trị ấy trong điều kiện Việt Nam. Nói cách khác, các giá trị truyền thống của dân tộc là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, vừa có những điểm chung mà nhiều dân tộc khác cũng có, vừa có điểm riêng mà chỉ dân tộc mình mới có. Chẳng hạn, cũng là tinh thần yêu nước, nhưng cần nghiên cứu và làm rõ tinh thần yêu nước của người Việt Nam khác với tinh thần yêu nước của người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Nhật Bản, v.v. như thế nào; nhiều dân tộc có tính cộng đồng nhưng tính cộng đồng của nguời Việt có điểm gì khác. Thành thử, việc nghiên cứu mang tính so sánh trên cùng một thang giá trị như vậy để vạch ra những nét đặc thù của các giá trị truyền thống Việt Nam là cần thiết. Đó là một công việc không dễ và đòi hỏi sự đóng góp công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Tuy nhiên, ở đây, trên một nét chung nhất, chúng tôi xin nhấn mạnh hai điểm.